»

Thứ bảy, 18/01/2025, 18:43:41 PM (GMT+7)

Quy hoạch Sông Hương góp phần phát triển bền vững đô thị Huế

(09:30:09 AM 12/08/2015)
(Tin Môi Trường) - Từ nay đến năm 2017, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế và Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) bắt tay thực hiện dự án "Quy hoạch chi tiết hai bờ sông Hương và dự án thí điểm". Dự án do Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) tài trợ 6 triệu USD để thực hiện với mục tiêu thiết lập quy hoạch phù hợp với sự phát triển của đô thị Huế, mang tính bền vững của một thành phố văn hóa và du lịch.

Quy[-]hoạch[-]Sông[-]Hương[-]góp[-]phần[-]phát[-]triển[-]bền[-]vững[-]đô[-]thị[-]Huế

Quy hoạch Sông Hương góp phần phát triển bền vững đô thị Huế- Ảnh: TL


Theo đó, phạm vi quy hoạch sông Hương dài khoảng 15 km, bắt đầu từ đồi Vọng Cảnh đến phố cổ Bao Vinh, chiều rộng hai bên bờ sông 100m, diện tích nghiên cứu thực hiện trong khoảng 365 ha. Tại khu vực này, hiện đang có nhiều công viên, công trình kiến trúc ven sông, một số làng cổ, làng nghề, phố, chợ và các đảo nổi trên sông…


Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế Nguyễn Văn Cao cho biết, tỉnh tập trung phối hợp quy hoạch chi tiết theo hướng phát triển từng khu vực: hạ du, khu qua trung tâm thành phố Huế, vùng thượng du nhằm cải tạo, xây dựng mới các công trình, gắn kết cảnh quan, phát triển các khu du lịch ven sông và đảm bảo các yếu tố thân thiện môi trường…


Phương án cơ bản là dựa vào đặc điểm tự nhiên của sông Hương và đô thị Huế làm nền tảng để thực hiện quy hoạch chi tiết cho từng khu vực liên quan và thành lập phương án phát triển hai bờ sông Hương như: quy hoạch sử dụng đất, kiến trúc cảnh quan, hạ tầng kỹ thuật, thiên tai, môi trường. Về chi tiết, dọc sông Hương sẽ hình thành không gian du lịch liên tục và xây dựng mạng lưới giao thông đường thủy. Ở khu vực thượng nguồn, tỉnh tập trung bảo tồn các khu vực phân bổ di sản văn hóa, nguồn nước; khu vực qua thành phố Huế, nhất là đoạn kinh thành Huế sẽ liên kết với mảng công viên hai bờ sông hiện có, kiến trúc kinh thành và hạn chế chiều cao các công trình ven sông; mở rộng và phát triển đô thị ở khu vực hạ lưu.


Hiện tại, tỉnh tập trung xây dựng hệ thống công viên, vườn hoa từ cầu Tràng Tiền đến chùa Thiên Mụ tạo thành hệ cảnh quan phù hợp với các kiến trúc thành nội (bờ Bắc) và kiến trúc Pháp, chủ yếu là kiến trúc xây dựng (bờ Nam); nối liền các mảng vườn hoa, công viên. Đặc biệt, quần thể di tích Cố Đô Huế từ khi được công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1993, trong đó có 17 di tích và cụm di tích đã được công nhận gồm: Hoàng thành, Kinh thành, Trấn Hải thành, đàn Nam giao, Văn-Võ miếu, cung An Định, Hổ quyền-điện Voi ré, các lăng: Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Dục Đức, Đồng Khánh, Khải Định, Vạn Vạn, điện Huệ Nam, chùa Thiên Mụ đều có quan hệ mật thiết với sông Hương trong tổng thể không gian kiến trúc chung.


Đến nay, tỉnh đã thực hiện nhiều dự án chỉnh trang bờ sông Hương, đoạn chảy qua thành phố Huế. Các dự án đã tập trung giải tỏa các hộ dân sống ven sông Hương, trong đó thành phố Huế đã tập trung giải tỏa 187 hộ dân đoạn từ Kim Long đến Thiên Mụ với tổng kinh phí đầu tư 12 tỉ đồng; giải tỏa dân đoạn từ Gia Hội đến cầu chợ Dinh với chiều dài 2,1 km, trong đó có tuyến đường mới mở chạy dọc bờ sông với cao trình 2m, tổng vốn đầu tư là 54 tỉ đồng.


Đoạn bờ sông Hương trước công viên 3/2, từ cầu Tràng Tiền đến khách sạn Century được đầu tư gần 7 tỉ đồng để kè bờ, làm bến thuyền du lịch đón khách đi xem ca Huế trên sông. Nhiều đoạn bờ sông từ cầu Bạch Hổ đến cầu Tràng Tiền xuôi về cồn Hến đã được chỉnh sửa, trồng cây, tạo các thảm cỏ, tăng thêm vẻ đẹp, sự hấp dẫn cho cảnh quan đôi bờ sông Hương. Các công viên Thương Bạc, Phú Văn Lâu...và phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu dọc bờ sông Hương đã được sửa chữa nhằm tạo các sân chơi hấp dẫn, thu hút du khách.


Trong quá trình phát triển đô thị Huế, sông Hương được xem là dòng sông di sản, là linh hồn của bài thơ đô thị Huế, đồng thời là trục cảnh quan trung tâm bậc nhất của cố đô Huế. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển đô thị Huế đã có không ít các tác động tiêu cực đến sông Hương và gây ra nhiều tranh cãi, việc thực hiện dự án sẽ góp phần phát triển bền vững đô thị Huế trong tương lai.

Quốc Việt
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Quy hoạch Sông Hương góp phần phát triển bền vững đô thị Huế

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Những chính sách đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 8

Những chính sách đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 8

(Tin Môi Trường) - Ba luật về đất đai, nhà ở; kiểm kê đất đai toàn quốc; các trường hợp di dời khẩn cấp nhà chung cư, đăng ký xe bằng dịch vụ công trực tuyến; các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất, có hiệu lực từ tháng 8.

Tin Môi Trường
 Chủ đề Ngày Khí tượng Thế giới năm 2024: “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”

Chủ đề Ngày Khí tượng Thế giới năm 2024: “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”

(Tin Môi Trường) - Tổ chức Khí tượng thế giới (World Meteorological Organization - WMO) đã cố bố chủ đề Ngày Khí tượng thế giới năm 2024 là “At the frontline of climate action” – “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”.

VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI