Chính sách - Dự án » Dự án
Quỹ bảo tồn cam kết đầu tư thêm 10 triệu USD cho các dự án tương lai
(08:48:46 AM 25/03/2013)
Quỹ bảo tồn cam kết đầu tư thêm 10 triệu USD cho các dự án tương lai
Hôm nay (25/3), các đơn vị nhận tài trợ, tổ chức tài trợ và đối tác chính phủ trong khu vực sẽ gặp nhau trong một hội thảo 3 ngày nhằm chia sẻ các bài học có được trong năm năm vừa qua và hướng tới gia đoạn hai của chương trình đầu tư dựa trên các kết quả cập nhật cho tới nay.
Tiêu điểm về mặt địa lý của chương trình tài trợ này là Điểm nóng Indo-Burma bao gồm lưu vực các con sông Irrawaddy, Thanlwin (tên cũ là Salween), Chao Phraya, Hồng, Pearl và Mê kông bao gồm cả Biển Hồ. Một cách tổng thể, các con sông này giúp duy trì nền kinh tế, văn hóa và đa dạng sinh học của một trong những khu vực đa dạng loài và dân cư đông đúc nhất hành tinh. Năm 2008, CEPF đã khởi động chương trình tài trợ 5 năm để bảo vệ các hệ sinh thái trọng yếu của điểm nóng Indo-Burma, nơi cung cấp nền tảng tự nhiên vững chắc cho sự phát triển thịnh vượng trong khu vực.
Được thành lập năm 2000, CEPF là một quỹ hợp tác toàn cầu của bảy nhà tài trợ có tầm nhìn chiến lược: Cơ quan Phát triển Pháp, Tổ chức Bảo tồn Quốc tế, Liên minh Châu Âu, Quỹ Môi trường Toàn cầu, Chính phủ Nhật Bản, Quỹ MacArthur và Ngân hàng Thế giới.
Mục tiêu của quỹ này là đẩy mạnh sự tham gia và tính hiệu quả của các tổ chức dân sự trong công cuộc bảo tồn và quản lý hệ đa dạng sinh học mang tầm quan trọng toàn cầu. Chương trình đầu tư của CEPF ở điểm nóng Indo-Burma đang được BirdLife International điều hành.
Để đảm bảo tính sát thực của chương trình đầu tư tại tất cả các khu vực hoạt động, quy trình tài trợ của CEPF tuân theo các chiến lược chung (hay còn gọi là ''các bản mô tả sơ lược hệ sinh thái'') được xây dựng thông qua các buổi họp tư vấn với các đại diện cơ quan chính phủ, viện nghiên cứu và tổ chức phi chính phủ. Bản mô tả sơ lược hệ sinh thái cho điểm nóng Indo-Burma được chuẩn bị từ năm 2003. Đến năm 2011 nhận thấy tính cấp thiết của các mối đe dọa mới đối với hệ đa dạng sinh học, không chỉ dừng lại ở việc phát triển các nhà máy thủy điện, chuyển đổi đất sang mục đích kinh tế, khai thác khoáng sản và biến đổi khí hậu, bản mô tả được cập nhật thêm thông qua quá trình họp tư vấn với sự tham gia của hơn 470 chuyên gia trong khu vực. Chương trình cập nhật này do quỹ MacArthur, quỹ Margaret A. Cargill, quỹ McKnight và CEPF tài trợ.
Bám sát các chiến lược đề ra trong bản mô tả hệ sinh thái, trong 5 năm qua, CEPF đã Tài trợ cho hơn 110 dự án của các tổ chức phi chính phủ, trường đại học, nhóm cộng đồng và nhiều hình thái khác nhau của tổ chức dân sự trong nước và quốc tế với tổng số tiền đầu tư là gần 10 triệu USD. Xét về tổng thể, các dự án này đã giúp: tăng cường quản lý các khu vực bảo tồn trên diện tích khoảng 1,5 triệu hecta; thành lập 4 khu bảo tồn mới lấp vào các điểm trống quan trọng trong hệ thống các khu bảo tồn của khu vực; lồng ghép các hoạt động bảo tồn thân thiện với hệ đa dạng sinh học vào các vùng sản xuất của các ngành nông lâm ngư nghiệp; và mang lại lợi ích hữu hình về mặt sinh kế cho hơn 100 cộng đồng địa phương.
''Chương trình tài trợ từ CEPF là một nguồn hỗ trợ đặc biệt quan trọng giúp các tổ chức dân sự thực hiện các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học thực sự trong khu vực'', ông Jonathan C. Eames, thành viên danh hiệu Đế chế Anh, quản lý Nhóm thực hiện cấp vùng của BirdLife International phát biểu. ''Và trong vài năm gần đây, các nhà tài trợ quốc tế đã mất dần sự quan tâm đầu tư cho lĩnh vực bảo tồn, các mối đe dọa tới tính đa dạng sinh học khu vực Indo-Burma đã trở nên nghiêm trọng. Không còn nghi ngờ gì nữa, CEPF đã đóng vai trò Là một trong những nguồn tài trợ quan trọng nhất cho các tổ chức dân sự thực hiện các hoạt động bảo tồn.''
Trong 3 ngày tới (25-27/2013), các đơn vị nhận tài trợ của CEPF sẽ gặp mặt để trao đổi kết quả và bài học rút ra từ các dự án của họ và các dự án khác. Mục tiêu của hội thảo lần này không phải để đánh giá quá tr.nh thực hiện dự án của từng tổ chức nhận tài trợ mà để thúc đẩy việc chia sẻ kinh nghiệm giữa các tổ chức. Để đạt được mục tiêu trên, các đại biểu tham dự được khuyến khích thảo luận về những hoạt động hiệu quả và chưa hiệu quả. Dù kết quả chi tiết của hội thảo lần này chưa có ngay nhưng một điều chắc chắn rằng qua 5 năm vừa rồi, đã xuất hiện một cộng đồng bảo tồn rộng lớn hơn, chủ động hơn và tự tin hơn ở điểm nóng Indo-Burma. Mặc dù cộng đồng các tổ chức bảo tồn quốc tế vẫn tiếp tục chiếm đa số về mặt nguồn lực thì các tổ chức địa phương cũng đã tìm được ngày càng nhiều phương pháp đẩy mạnh phát triển xanh và hài hòa ở quy mô địa phương và quốc gia.
Nhận thức được thành công của chương trình tài trợ cho tới nay và sự xuất hiện của một xã hội dân sự có sự gắn kết, CEPF quyết định tái đầu tư vào điểm nóng Indo-Burma. Cộng thêm cả nguồn hỗ trợ bổ sung từ quỹ Margaret A. Cargill, tổng số vốn đầu tư trong gia đoạn hai này sẽ lớn hơn 10 triệu USD và cũng kéo dài trong 5 năm. Ở giai đoạn hai, giới hạn địa lý được mở rộng sang Trung Quốc và Myanmar nâng tổng số quốc gia đủ điều kiện để nhận tài trợ thành 6 nước. Chương trình tài trợ giai đoạn hai của CEPF ở Indo-Burma sẽ giúp duy trì các nỗ lực bảo tồn của xãhội dân sự ở khu vực bị đe dọa nghiêm trọng nhất trên thế giới và mang lại cơ hội để lôi cuốn nhiều và đa dạng các tổ chức địa phương vào hoạt động bảo tồn.
“Điều đáng mừng nhất là sự lớn mạnh về vai trò của các tổ chức xã hội dân sự địa phương,” ông Eames nhận xét thêm. “Chúng tôi nhận thấy các tổ chức này thực sự năng động trong các lĩnh vực không phải là thế mạnh của các tổ chức quốc tế như hỗ trợ các sáng kiến bảo tồn dựa trên việc đảm bảo sinh kế, vận động chính sách và giáo dục. Tương ứng, các tổ chức quốc tế, trong tương lai được báo trước, được mong đợi sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong các lĩnh vực khoa học bảo tồn ứng dụng và lập kế hoạch. Đây là những lĩnh vực các tổ chức bảo tồn trong nước thường thiếu và đang cố gắng cải thiện.”
''Chúng tôi mong chờ được gặp mặt các tổ chức nhận tài trợ cũ và mới tại hội thảo lần này'', bà Patricia Zurita, Tổng Giám đốc của CEPF nói. “Hội thảo hứa hẹn là một cơ hội tuyệt vời để tất cả chúng ta hiểu thêm về những nỗ lực to lớn của các đơn vị nhận tài trợ của CEPF trong việc bảo tồn các hệ sinh thái, địa điểm và loài bị đe dọa nghiêm trọng nhất thế giới và chia sẻ các bài học từ kinh nghiệm của chính họ.''
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Dự án resort ở Bà Rịa- Vũng Tàu "xén" trên 30ha khu bảo tồn thiên nhiên
- Nhiều sai phạm tại Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh ở Kon Tum
- Đồng Nai báo cáo: Aqua City có nhiều dự án, hạng mục xây không phép, không phù hợp quy hoạch
- Novaland lên tiếng sau khi Công an TP HCM yêu cầu cung cấp hồ sơ dự án Aqua City
- Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu Đắk Nông cung cấp hồ sơ dự án điện gió
- Công trình hồ nước ngọt lớn nhất Cà Mau 3 năm "đội vốn" hàng chục tỷ đồng
- Ninh Thuận: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư
- Dự án ở Quảng Ngãi từ 60 tỉ đồng “phình to” lên 1.500 tỉ đồng
- Đắk Nông:Một dự án nông lâm nghiệp để mất hơn 400 ha rừng tự nhiên
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Những chính sách đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 8
(Tin Môi Trường) - Ba luật về đất đai, nhà ở; kiểm kê đất đai toàn quốc; các trường hợp di dời khẩn cấp nhà chung cư, đăng ký xe bằng dịch vụ công trực tuyến; các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất, có hiệu lực từ tháng 8.
Chủ đề Ngày Khí tượng Thế giới năm 2024: “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”
(Tin Môi Trường) - Tổ chức Khí tượng thế giới (World Meteorological Organization - WMO) đã cố bố chủ đề Ngày Khí tượng thế giới năm 2024 là “At the frontline of climate action” – “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”.