Chính sách - Dự án » Dự án
Thứ tư, 30/10/2024, 02:25:30 AM (GMT+7)
Lập khu bảo tồn loài và sinh cảnh mới cho rùa Hoàn Kiếm
(17:30:15 PM 20/09/2019)(Tin Môi Trường) - Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, dự kiến sẽ thành lập 3 khu bảo tồn loài và sinh cảnh mới cho các loài rùa cạn và rùa nước ngọt nguy cấp gồm: Quần thể loài rùa Trung bộ (Bình Sơn, Quảng Ngãi), rùa Hoàn Kiếm (Sơn Tây, Hà Nội) và nhóm các loài rùa hộp thuộc giống Cuora (tỉnh Phú Yên).
>> Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN >> Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học >> Ông Ngô Quang Sự được bầu làm Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Bình Dương >> Hội Bảo vệ TN & MT tỉnh Đắk Lắk tổ chức hội thi vẽ tranh về bảo vệ môi trường năm 2024 >> Lãnh đạo của VACNE giảng bài tại Hội nghị tập huấn cho cộng đồng Công giáo về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu
Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Quyết định số 1176/QĐ-TTg phê duyệt chương trình bảo tồn các loài rùa nguy cấp của Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030
Trong đó sẽ điều tra, đánh giá hiện trạng các loại rùa nguy cấp tại Việt Nam; phân loại và đề xuất tình trạng bảo tồn của các loài rùa cạn và rùa nước ngọt đối với Sách đỏ Việt Nam và Danh mục Đỏ IUCN. Khảo sát, đánh giá và xác định các sinh cảnh ưu tiên, các bãi đẻ tự nhiên cần được bảo vệ cho các loài rùa nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ.
Dự kiến sẽ thành lập 3 khu bảo tồn loài và sinh cảnh mới cho các loài rùa cạn và rùa nước ngọt nguy cấp gồm: Quần thể loài rùa Trung bộ (Mauremys annamensis) tại khu vực huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi; rùa Hoàn Kiếm (Rafetus swinhoei) tại thị xã Sơn Tây, Hà Nội; nhóm các loài rùa hộp thuộc giống Cuora tại khu vực huyện Đông Hòa và Tây Hòa, tỉnh Phú Yên.
Bức ảnh chụp cá thể rùa Hoàn Kiếm (Rafetus swinhoei) được giải cứu sau vụ vỡ đập Đồng Mô, Hà Nội vào năm 2008. Ảnh: Timothy McCormack – ATP/IMC.
Đồng thời thực hiện các dự án phục hồi quần thể đối với một số loài rùa cạn và rùa nước ngọt thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ. Dự kiến, lựa chọn triển khai tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Hà Nội, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên và Khánh Hòa;
Bảo vệ, phục hồi sinh cảnh, bãi đẻ cho các loài rùa biển, tập trung tại các khu vực: Bái Tử Long và Cô Tô - Thanh Lân (Quảng Ninh), Hải Lăng (Quảng Trị), Núi Chúa (Ninh Thuận), Cam Lâm (Khánh Hòa), Hòn Khô - Hải Giang (Bình Định), Hòn Cau (Bình Thuận), Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) và Thổ Chu (Kiên Giang);
Phục hồi bãi đẻ, nơi sinh cư của rùa biển bị suy thoái tại các khu vực: Bạch Long Vỹ (Hải Phòng), Phú Quý (Bình Thuận), Phú Quốc (Kiên Giang) và quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa).
Đặc biệt, chương trình sẽ thành lập và vận hành 2 trạm cứu hộ rùa biển tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Khánh Hòa.
Quyết định số 1176 yêu cầu tăng cường phối hợp giữa các lực lượng công an, kiểm lâm, kiểm ngư, quản lý thị trường, hải quan, biên phòng, cảnh sát biển,… đẩy mạnh hoạt động kiểm tra, kiểm soát buôn bán, vận chuyển, xuất khẩu, giết mổ, tiêu thụ trái phép các loài rùa nguy cấp.
Bộ Công an có trách nhiệm phối hợp, trao đổi thông tin giữa các cơ chế hợp tác quốc tế trong điều tra, xử lý các trường hợp buôn lậu quốc tế các loài động vật hoang dã bao gồm các loài rùa nguy cấp hoặc có yếu tố nước ngoài liên quan đến Việt Nam.
D.T
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Dự án resort ở Bà Rịa- Vũng Tàu "xén" trên 30ha khu bảo tồn thiên nhiên
- Nhiều sai phạm tại Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh ở Kon Tum
- Đồng Nai báo cáo: Aqua City có nhiều dự án, hạng mục xây không phép, không phù hợp quy hoạch
- Novaland lên tiếng sau khi Công an TP HCM yêu cầu cung cấp hồ sơ dự án Aqua City
- Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu Đắk Nông cung cấp hồ sơ dự án điện gió
- Công trình hồ nước ngọt lớn nhất Cà Mau 3 năm "đội vốn" hàng chục tỷ đồng
- Ninh Thuận: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư
- Dự án ở Quảng Ngãi từ 60 tỉ đồng “phình to” lên 1.500 tỉ đồng
- Đắk Nông:Một dự án nông lâm nghiệp để mất hơn 400 ha rừng tự nhiên
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Những chính sách đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 8
(Tin Môi Trường) - Ba luật về đất đai, nhà ở; kiểm kê đất đai toàn quốc; các trường hợp di dời khẩn cấp nhà chung cư, đăng ký xe bằng dịch vụ công trực tuyến; các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất, có hiệu lực từ tháng 8.
Chủ đề Ngày Khí tượng Thế giới năm 2024: “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”
(Tin Môi Trường) - Tổ chức Khí tượng thế giới (World Meteorological Organization - WMO) đã cố bố chủ đề Ngày Khí tượng thế giới năm 2024 là “At the frontline of climate action” – “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”.