»

Thứ sáu, 22/11/2024, 06:38:03 AM (GMT+7)

Hậu Giang: Hỗ trợ đồng bào Khmer vùng khó khăn ứng phó với biến đổi khí hậu

(19:39:21 PM 18/07/2015)
(Tin Môi Trường) - Hỗ trợ đồng bào Khmer ở vùng khó khăn ứng phó với biến đổi khí hậu, nhất là tác hại của xâm nhập mặn và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường là mục đích của Dự án do một nhóm cựu du học sinh chương trình học bổng phát triển Australia, thực hiện ở tỉnh Hậu Giang với nguồn tài trợ từ Chính phủ Australia.

Hậu Giang: Hỗ trợ đồng bào Khmer vùng khó khăn ứng phó với biến đổi khí hậu - Ảnh minh họa: TL


Ông Đỗ Văn Dinh, Phó Trưởng phòng Tổng hợp của Văn phòng Tỉnh ủy Hậu Giang, Trưởng nhóm thực hiện Dự án, cho biết: Xã Lương Nghĩa là một trong những vùng khó khăn có đông đồng bào Khmer sinh sống, chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, nhất là về ô nhiễm môi trường, xâm nhập mặn ngày càng tăng cao. Do đó, Dự án đã chọn đồng bào Khmer ở xã Lương Nghĩa để hỗ trợ ứng phó biến đổi khí hậu. Phần lớn người dân còn thiếu kiến thức về bảo vệ môi trường trong thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt, giữ gìn nguồn nước, dự trữ nước mưa...


Nguồn nước sinh hoạt chính của người dân ở đây là nước từ các kênh, mương nhưng hiện nay nguồn nước đang bị ô nhiễm do rác thải và xâm nhập mặn, nồng độ mặn có khi lên tới 5,6g/lít, vượt xa nồng độ muối cho phép của nước sinh hoạt là 0,75g/lít và nước tưới cây trồng là 1,5g/lít. Việc ô nhiễm nguồn nước và xâm nhập mặn khiến người dân thiếu nước sinh hoạt, gây ra các vấn đề về sức khỏe, nhất là đối với trẻ em và ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, thu nhập của người dân. Nước mưa là nguồn nước sinh hoạt phù hợp nhưng không được người dân dự trữ hoặc dự trữ không nhiều do chưa có ý thức hoặc không có dụng cụ chứa.


Dự án có kinh phí hơn 300 triệu đồng, thực hiện từ tháng 1 đến tháng 12/2015, tiến hành lắp đặt 20 bể chứa 1.000 lít cho hộ gia đình Khmer có hoàn cảnh khó khăn, hỗ trợ xây dựng nhà vệ sinh hợp chuẩn cho một số hộ Khmer nghèo. Gia đình ông Danh Hùng, người Khmer ở ấp 10 (xã Lương Nghĩa), trước đây chủ yếu dùng nước sông trong sinh hoạt hàng ngày. Khi nước sông lớn thì sử dụng, lúc sông cạn nước nhiều bùn đất hoặc nhiễm mặn thì gia đình ông phải đi xin nước ở những nhà có giếng bơm để sử dụng. Gia đình ông Hùng cũng sử dụng nước mưa vào mùa mưa nhưng chủ yếu dùng thau, chậu để chứa nên không đủ nước sinh hoạt.


Ông Danh Hùng được nhóm thực hiện Dự án hỗ trợ bồn chứa nước mưa 1.000 lít, máng xối hứng nước mưa vào bồn, hệ thống lọc nước đảm bảo nước sạch dùng trong sinh hoạt gia đình. Ông Danh Hùng cho biết: Bây giờ gia đình có bồn chứa nước mưa, đã yên tâm sử dụng nước mưa trong bồn để nấu ăn, dùng làm nước uống, không phải dùng nước sông hay đi xin nước giếng bơm như trước nữa.


Trong các ngôi nhà người dân Khmer ở vùng sâu của xã Lương Nghĩa thường không có nhà vệ sinh do người dân có thói quen sử dụng nhà vệ sinh tạm ở ven kênh, rạch gần nhà. Điều này dẫn đến nguy cơ ô nhiễm nguồn nước và ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt các hộ gia đình sử dụng nguồn nước sông, kênh, rạch. Nhằm thay đổi thói quen này của người dân, nhóm thực hiện Dự án ứng phó biến đổi khí hậu đã hỗ trợ một số gia đình khó khăn xây dựng nhà vệ sinh hợp chuẩn, có tường bao quanh, đặt ở phía sau nhà.


Căn nhà lá gọn gàng của gia đình anh Thạch Út và chị Thị Cúc nay có thêm một nhà vệ sinh bê tông kiên cố, hợp chuẩn vừa được hỗ trợ xây dựng với kinh phí 5 triệu đồng. Đây là niềm vui lớn đối với gia đình anh Thạch Út, bởi với tiền công làm thuê làm mướn của 2 vợ chồng chỉ đủ lo bữa ăn hàng ngày cho gia đình có 2 con nhỏ thì không biết phải dành dụm trong bao lâu mới đủ để xây dựng một nhà vệ sinh kiên cố như vậy.


Bên cạnh hỗ trợ xây dựng nhà vệ sinh và bồn chứa nước mưa cho gia đình đồng bào Khmer, nhóm thực hiện Dự án hỗ trợ ứng phó biến đổi khí hậu còn tổ chức các buổi tập huấn, hội thảo, hướng dẫn đồng bào Khmer cách dự trữ nước mưa, thu gom và xử lý rác thải, bảo vệ nguồn nước kênh, mương. Các thành viên thực hiện Dự án đã phối hợp với Chi cục Thủy lợi, Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Hậu Giang tham gia thảo luận trực tiếp với người dân, sử dụng hình ảnh thực tế của địa phương và những dụng cụ dễ thực hiện để hướng dẫn cho người dân nhằm đạt hiệu quả cao trong việc nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường và thực hiện các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.

Nguyễn Xuân Dự
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Hậu Giang: Hỗ trợ đồng bào Khmer vùng khó khăn ứng phó với biến đổi khí hậu

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Những chính sách đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 8

Những chính sách đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 8

(Tin Môi Trường) - Ba luật về đất đai, nhà ở; kiểm kê đất đai toàn quốc; các trường hợp di dời khẩn cấp nhà chung cư, đăng ký xe bằng dịch vụ công trực tuyến; các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất, có hiệu lực từ tháng 8.

Tin Môi Trường
 Chủ đề Ngày Khí tượng Thế giới năm 2024: “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”

Chủ đề Ngày Khí tượng Thế giới năm 2024: “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”

(Tin Môi Trường) - Tổ chức Khí tượng thế giới (World Meteorological Organization - WMO) đã cố bố chủ đề Ngày Khí tượng thế giới năm 2024 là “At the frontline of climate action” – “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”.

VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI