»

Thứ bảy, 18/01/2025, 07:41:21 AM (GMT+7)

Dự án thử nghiệm thí điểm làm sạch sông Tô Lịch được Nhật tài trợ 100%

(14:51:51 PM 26/07/2019)
(Tin Môi Trường) - Chuyên gia Nhật Bản khẳng định dự án thử nghiệm thí điểm làm sạch sông Tô Lịch bằng công nghệ Nano-Bioreactor là tài trợ 100% cho phía Việt Nam.

Sáng ngày 26-7, công ty Cổ phần Cải thiện môi trường Nhật Việt (JVE) cùng chuyên gia Nhật Bản đã có buổi tiếp xúc báo chí để trả lời những thắc mắc trong thời gian vừa qua liên quan đến việc Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội xả nước hồ Tây cuốn trôi kết quả thử nghiệm của chuyên gia Nhật ở sông Tô Lịch.

 

Dự[-]án[-]thử[-]nghiệm[-]thí[-]điểm[-]làm[-]sạch[-]sông[-]Tô[-]Lịch[-]được[-]Nhật[-]tài[-]trợ[-]100%

TS Tadashi Yamamura, Chủ tịch Tổ chức Xúc tiến Thương mại - Môi trường Nhật Bản, chuyên gia Liên Hiệp Quốc về Môi trường, trả lời báo chí
 
Tại buổi tiếp xúc, TS Tadashi Yamamura, Chủ tịch Tổ chức Xúc tiến Thương mại - Môi trường Nhật Bản, Chuyên gia Liên Hiệp Quốc về Môi trường, cho rằng: "Điều chúng tôi bức xúc khi Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV thoát nước Hà Nội nói rằng việc xử lý này phải trả tiền cho chúng tôi. Ngay từ đầu, dự án thử nghiệm này chúng tôi tài trợ 100% cho phía Việt Nam. Như các sự án nếu không được thông báo trước và xảy ra thiệt hại thì phải đền bù nhưng chúng tôi không một lời nào trách móc và không có một chút nào nói về đền bù. Mà chúng tôi theo văn hóa của con người Nhật Bản, chúng tôi không đổ lỗi, chúng tôi coi đấy là việc khách quan và chúng tôi làm lại từ đầu, bên phía Việt Nam sẽ không mất thêm chi phí nào cả. Chỉ khi nào thành công, đưa vào sử dụng, lúc đó bên phía Việt Nam mới phải trả chi phí" - TS Tadashi Yamamura nói.
 
TS Tadashi Yamamura cho biết thêm: "Vừa qua trên các phương tiện thông tin đại chúng, có thông tin buổi họp báo giao ban giữa các Sở ngành và Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội và JVE, trong ngày 22-7, tuy nhiên bản thân chúng tôi không tham dự cuộc họp, nên một số thông tin phản ánh không chính xác và chúng tôi khẳng định thêm ngay công văn gửi Thủ tướng Chính phủ, công ty không hề có một lời đổ lỗi cho bên phía Việt Nam mà chúng tôi đã khẳng định việc xả nước của bên phía công ty Thoát nước là đảm bảo an toàn cho người dân trên TP Hà Nội. Tuy nhiên, ở Nhật Bản chúng tôi dù có xả nước đi chăng nữa, thường phải báo trước 3-5 ngày, nếu được phải báo trước 7-10 ngày, tránh các vấn đề đáng tiếc không xảy ra ảnh hưởng đến tính mạng con người ở vùng hạ lưu. Đơn vị của chúng tôi (JVE) chỉ được thông báo trước 15 phút và sau đó xả. Nếu được thông báo trước 1 ngày, chúng tôi đã có giải pháp, nó không gây sự cố như ngày hôm nay".
 
Dự[-]án[-]thử[-]nghiệm[-]thí[-]điểm[-]làm[-]sạch[-]sông[-]Tô[-]Lịch[-]được[-]Nhật[-]tài[-]trợ[-]100%
Công nghệ Nano đang được chuyên gia Nhật Bản thử nghiệm ở đầu nguồn sông Tô Lịch

Dự[-]án[-]thử[-]nghiệm[-]thí[-]điểm[-]làm[-]sạch[-]sông[-]Tô[-]Lịch[-]được[-]Nhật[-]tài[-]trợ[-]100%

 
TS Tadashi Yamamura khẳng định: "Việc đơn vị công ty Thoát nước Hà Nội cảnh báo không nên thí nghiệm công nghệ vào mùa mưa mà nên chuyển sang làm vào mùa khô, chuyên gia Nhật Bản cho rằng, các chuyên gia đã điều tra rất kĩ tại Hà Nội là có 2 mùa mưa và khô rõ rệt, cũng như đã có kinh nghiệm làm nhiều con sông trên thế giới như Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ… Ngay với những trận mưa và bão to, công nghệ chúng tôi cũng không vấn đề gì ở những dòng sông mà chúng tôi đã làm. Nhưng vấn đề này là lượng nước xả bất ngờ lên đến gấp 10 lần lượng nước chảy vào con sông mà chảy liên tục trong 3 ngày, như thế nó làm cuốn trôi rất nhiêu vi sinh tốt cho dòng sông, nếu không có biệt pháp xử lý trước đó".
 
Chuyên gia Nhật Bản cũng khẳng định Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV thoát nước Hà Nội chưa hiểu về bản chất sự việc đã xảy ra, bởi vì công nghệ không phải xử lý trong khu vực được quây lại. Đó chỉ là khu vực xử lý bùn, còn các chuyên gia đang làm trực tiếp trên dòng sông 300 m, không có quây kín và vẫn làm trên hiện trạng có nước thải chảy vào liên tục.
 
Chuyên gia Nhật Bản cũng khẳng định thêm phát ngôn của Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV thoát nước Hà Nội chưa chính xác việc cách đánh giá, thử nghiệm trên một dòng sông rằng tại sao không làm cuối nguồn mà lại làm đầu nguồn. "Công nghệ này chúng tôi thử nghiệm trong vòng 300 m và có 4 máy Nano. Nếu làm cuối nguồn, chúng ta phải xử lý toàn bộ nước thải của cả dòng sông thì khi đó là xử lý cả dòng sông chứ không còn là kiểm tra tính năng của 4 máy nữa. Muốn kiếm tra tính năng của 4 máy và thì chúng ta phải làm đầu nguồn để biết được phạm vi xử lý của 4 máy" - ông giải thích.
 
Trước đó, ngày 16-7, Tổ chức Xúc tiến Thương mại - Môi trường Nhật Bản có công văn gửi Thủ tướng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND TP Hà Nội cùng các sở, ngành, đơn vị có liên quan về việc lùi thời gian thí điểm thêm 2 tháng, tới ngày 17-9. Lý do là vào ngày 9-7, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội đã mở cửa xả nước Hồ Tây vào sông Tô Lịch do mực nước của hồ Tây đang cao hơn quy định khoảng 25 cm. Toàn bộ hệ vi sinh vật có lợi do các tấm Bioreactor kích hoạt trong vòng gần 2 tháng qua đã bị cuốn trôi và không còn ở khu 300 m để đánh giá nữa. Do vậy, gần như các chuyên gia sẽ phải làm lại từ đầu và cần thời gian tối thiểu trên 1 tháng để kích hoạt trở lại hệ vi sinh vật có lợi thì lấy mẫu đánh giá ở khu vực thí điểm mới chính xác.
 
Lãnh đạo Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội ngày 17-7 cho biết việc xả hơn 1 triệu m3 nước hồ Tây vào sông Tô Lịch vừa qua bình thường và đúng quy định lâu nay của TP Hà Nội.
(NLĐ)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Dự án thử nghiệm thí điểm làm sạch sông Tô Lịch được Nhật tài trợ 100%

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Những chính sách đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 8

Những chính sách đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 8

(Tin Môi Trường) - Ba luật về đất đai, nhà ở; kiểm kê đất đai toàn quốc; các trường hợp di dời khẩn cấp nhà chung cư, đăng ký xe bằng dịch vụ công trực tuyến; các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất, có hiệu lực từ tháng 8.

Tin Môi Trường
 Chủ đề Ngày Khí tượng Thế giới năm 2024: “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”

Chủ đề Ngày Khí tượng Thế giới năm 2024: “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”

(Tin Môi Trường) - Tổ chức Khí tượng thế giới (World Meteorological Organization - WMO) đã cố bố chủ đề Ngày Khí tượng thế giới năm 2024 là “At the frontline of climate action” – “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”.

VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI