Chính sách - Dự án » Dự án
Dự án NBSAP: Nhiều kết quả quan trọng đạt được
(11:56:58 AM 22/09/2015)
Thực hiện các thỏa thuận quốc tế này, Việt Nam đã sớm ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về ĐDSH (BAP) đầu tiên của Việt Nam năm 1995, sau đó được cập nhật năm 2007. Nhưng phải đến năm 2008 khi Luật ĐDSH được thông qua tại kỳ họp Quốc hội khóa.... đã đánh dấu một bước ngoặt đối với công tác bảo tồn vì các nguyên tắc và ưu tiên bảo tồn ĐDSH đã được đưa vào luật riêng, không còn phụ thuộc vào luật của các lĩnh vực khác được ban hành tại Việt Nam. Tuy nhiên từ đó cho đến nay, các mối đe dọa đối với ĐDSH của Việt Nam không ngừng gia tăng, được phân thành các nhóm chính như sau: (i) Khai thác quá mức các loài thực vật và động vật, (ii) mất môi trường sống, (iii) ô nhiễm, (iv) các loài ngoại lai xâm hại, và (v) biến đổi khí hậu. Các rào cản chính hạn chế hiệu quả công tác bảo tồn ĐDSH của Việt Nam bao gồm (i) ưu tiên bảo tồn và mục tiêu ĐDSH không được cập nhật và đạt được thỏa thuận của các ngành và các cấp, và (ii) sự đầu tư chưa đủ và thiếu tính lồng ghép bảo tồn ĐDSH vào phát triển và quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh .
Trong bối cảnh hiện nay khi tình trạng ĐDSH của Việt Nam ngay càng suy thoái, bối cảnh quốc tế cũng có những thay đổi đáng kể thì yêu cầu đặt ra đối với Việt Nam là cần thiết phải có một bản Chiến lược và Kế hoạch hành động quốc gia về ĐDSH cập nhật hơn. Chính vì vậy, Dự án “Xây dựng Chiến lược và Kế hoạch hành động quốc gia về ĐDSH của Việt Nam và lồng ghép bảo tồn ĐDSH vào quy hoạch sử dụng đất tại địa phương” được thiết kế với mục tiêu chính là tăng cường bảo tồn ĐDSH thông qua các nhiệm vụ chính : Xây dựng Chiến lược và Kế hoạch hành động về ĐDSH (NBSAP) nhằm thực hiện nghĩa vụ quốc gia đối với Công ước ĐDSH: Tăng cường năng lực của cấp tỉnh về lồng ghép các ưu tiên bảo tồn ĐDSH vào QHSDĐ.
Đánh giá về những kết quả đạt được của dự án trong thời gian triển khai thực hiện từ tháng 8 năm 2012 đến nay, nhóm chuyên gia tư vấn đã thực hiện một số phân tích về tính phù hợp, tính hiệu quả, hiệu suất và khả năng nhân rộng của dự án. Cụ thể như sau:
Tính phù hợp: Các kết quả đầu ra của dự án, đặc biệt là việc ban hành Chiến lược quốc gia về ĐDSH đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 là phù hợp với yêu cầu của Công ước ĐDSH và chính sách của nhà nước.
Kế hoạch chiến lược giai đoạn 2011-2020 của CBD được thông qua tại Cuộc họp các bên tham gia Công ước (COP-10) vào năm 2010 tại Nagoya, Nhật Bản đã ghi nhận rõ ràng nhu cầu cần cập nhật NBSAP tại Mục tiêu Aichi 17. Nghĩa vụ của các bên tham gia CBD là phải rà soát Chiến lược và Kế hoạch hành động về ĐDSH của quốc gia theo hướng dẫn mới của Công ước CBD, thiết lập các mục tiêu phù hợp với các Mục tiêu Aichi và nâng cao khung pháp lý, giám sát, báo cáo và trao đổi thông tin nhằm hỗ trợ việc thực hiện Công ước.
Chiến lược quốc gia về ĐDSH được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1250/QĐ-TTg ngày 31 tháng 7 năm 2015 (sau đây gọi tắt là Chiến lược) – được xem là kết quả đầu ra quan trọng nhất của dự án NBSAP, đã giải quyết hầu hết các vấn đề theo hướng dẫn của Công ước CBD. Đặc biệt, Kế hoạch hành động được tích hợp trong Chiến lược tạo ra các giải pháp nhằm giải quyết các thách thức và rào cản. Chiến lược mới với các hướng dẫn, các nghị định, thông tư liên quan là các công cụ chính sách phù hợp, có thể được lồng ghép hiệu quả vào các kế hoạch phát triển.Theo đó, Dự án NBSAP được coi là phù hợp với các chính sách và ưu tiên quốc gia, đã có các hoạt động và kết quả đầu ra đáp ứng được nhu cầu thực tế trong lĩnh vực bảo tồn ĐDSH ở Việt Nam.
Bên cạnh đó, một số kết quả đầu ra của dự án cũng góp phần thực hiện nghĩa vụ quốc tế của Việt Nam với Công ước CBD, phù hợp với Mục tiêu 5 của Chiến lược lĩnh vực trọng tâm ĐDSH, lồng ghép nghĩa vụ của công ước CBD vào quá trình quy hoạch quốc gia thông qua các hoạt động hỗ trợ. Dự án phù hợp với các mục tiêu của Chiến lược ĐDSH của GEF- một hoạt động nền tảng cho các quốc gia trong việc xây dựng năng lực quy hoạch ĐDSH. Dự án hỗ trợ trực tiếp các bướcxây dựng Chiến lược ĐDSH để thực hiện Kế hoạch chiến lược CBD giai đoạn 2011-2020 được phê duyệt tại Nagoya.
Dự án góp phần trực tiếp vào việc đạt được các kết quả 3.2 và 3.3 thuộc chương trình Một Kế hoạch của LHQ, đó là i) Tăng cường xây dựng các ưu tiên chiến lược, chính sách và công cụ điều tiết nhằm khuyến khích bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững, đặc biệt liên quan đến ĐDSH, sa mạc hóa, và công nghệ sạch ở cấp quốc gia và cấp địa phương; ii) Cải thiện năng lực kỹ thuật trong các lĩnh vực chuyên đề ưu tiên để hỗ trợ quản lý bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên; và iii) Tăng cường quản lý KBT và xây dựng năng lực địa phương.
Tính hiệu quả: Dự án góp phần tăng cường khung pháp lý và chính sách cho công tác bảo tồn ĐDSH và tăng cường năng lực của Bộ TN&MT nói chung, của Cục Bảo tồn ĐDSH (Tổng cục Môi trường) nói riêng quá trình triển khai hoạt động.
Trong thời gian thực hiện dự án (3 năm), có 7 văn bản pháp luật liên quan đến bảo tồn ĐDSH và lồng ghép bảo tồn ĐDSH vào quy hoạch sử dụng đất đã được ban hành và phổ biến với sự can thiệp chính hoặc hỗ trợ, phối hợp từ các hoạt động dự án, bao gồm: Quyết định số 1250 / QĐ-TTg ngày 31 tháng 7 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia ĐDSH đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quyết định số 45 / QĐ-TTg ngày 08 tháng 1 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn ĐDSH của cả nước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đất đai 2013. Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ TN&MT quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất; Thông tư liên tịch số 160/2014/TTLT-BTC-BTNMT ngày 29/10/2014 giữa Bộ TN&MT và Bộ tài chính Hướng dẫn quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước thực hiện các nhiệm vụ, dự án theo Chiến lược quốc gia về ĐDSH đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Thông tư liên tịch số 50/2014 / TTLT-BNV-BTNMT ngày 28/8/2014 giữa Bộ TN&MT, Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở TN&MT thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Phòng TN&MT thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Hiểu biết của cán bộ về ĐDSH và những vấn đề trong quản lý ĐDSH được nâng cao thông qua quá trình xây dựng Chiến lược, có sự tiếp thu các kiến thức mới và kế thừa các bài học kinh nghiệm rút ra trong 18 năm qua kể từ khi xây dựng bản Kế hoạch hành động đầu tiên (BAP 1995). Dự án NBSAP đã thiết kế một số tài liệu truyền thông như sách, sổ tay, tờ rơi, bản tin, phim video và các tài liệu khác. Những vật liệu này đã được phân phát cho những người quan tâm trong các hội thảo tư vấn và đào tạo. Các sản phầm truyền thông được đánh giá cao cả về hình thức và nội dung, góp phần nâng cao nhận thức của người dân về bảo tồn ĐDSH.
Bên cạnh đó, Dự án NBSAP cũng đã hỗ trợ cung cấp cho các Sở TNMT của hai tỉnh thí điểm một số thiết bị văn phòng và thiết bị hiện trường như máy in, máy photocopy, máy quét, GPS cầm tay, máy tính, máy hủy giấy, máy tính xách tay, máy ảnh, ống nhòm, máy chiếu, máy ghi âm. Cả hai Sở TNMT Lạng Sơn và Sơn La đều đánh giá cao hiệu quả tích cực của dự án NBSAP trong việc thu hút sự tham gia của sở ban ngành liên quan tại địa phương. Dự án NBSAP đã góp phần nâng cao sự hiểu biết của các cơ quan có liên quan về bảo tồn ĐDSH từ đó tăng cường hơn nữa sự tham gia tích cực của họ trong lĩnh vực này.
Nhìn chung, các sản phẩm/đầu ra của Dự án NBSAP sau khi sửa đổi theo ý kiến tư vấn của các bên liên quan có thể được xem là có giá trị về khoa học và có tính khả thi. Các sản phẩm này có thể được sử dụng như là công cụ hữu hiệu quản lý TNTN và bảo tồn ĐDSH.
Tính hiệu suất: Dự án đã góp phần thiết lập thành công mạng lưới các cơ quan trung ương, địa phương và các tổ chức, cá nhân liên quan tham gia thực hiện các hoạt động của dự án cũng như bảo tồn ĐDSH nói chung.
Dự án đã xây dựng một mạng lưới các chuyên gia và tư vấn trong nước không chỉ hỗ trợ hiệu quả các hoạt động của dự án mà còn giúp cho các hoạt động bảo tồn ĐDSH trong dài hạn. Dự án đã tổ chức một loạt các khóa đào tạo/hội thảo để tăng cường năng lực quốc gia và địa phương (bao gồm các tỉnh và một số huyện có các khu bảo tồn) để thực hiện Chiến lược, lồng ghép ĐDSH vào các chính sách, chiến lược, kế hoạch và thực tiễn phát triển và kết hợp với các vấn đề về biến đổi khí hậu và bảo vệ TNTN vào Chiến lược và xây dựng cơ chế tài chính bền vững cho thực hiện Chiến lược. Qua quá trình triển khai, Dự án đã thiết lập thành công một mạng lưới làm việc với một số cơ quan và các tổ chức như: Các ngành chức năng trong Bộ TN&MT, Bộ NN&PTNT, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Công an, Bộ Y tế;… các tổ chức phi chính phủ: VACNE, CRES, PANature;… khối khu vực tư nhân: các nhà thầu dự án, các công ty tư vấn và đầu tư, dịch vụ về phát triển lâm nghiệp nông nghiệp và các chuyên gia trong lĩnh vực ĐDSH.
Trong thời gian thực hiện dự án, tổng cộng có 57 cuộc hội thảo đã được tổ chức ở cấp quốc gia và cấp tỉnh, thu hút hơn 3.000 người tham gia với 4 chủ đề chính sau đây: i) Xây dựng các nội dung của Chiến lược NBSAP, hướng dẫn thực hiện NBSAP và huy động các nguồn lực để thực hiện NBSAP; ii) Báo cáo quốc gia lần thứ 5 và Báo cáo các vấn đề ưu tiên về ĐDSH; iii) Lựa chọn các tỉnh thí điểm và lồng ghép ĐDSH vào quy hoạch sử dụng đất; và iv) Chia sẻ kinh nghiệm trong việc lồng ghép ĐDSH vào quy hoạch sử dụng đất. Qua đó cho thấy, mặc dù ngân sách giới hạn, Dự án NBSAP đã lôi kéo sự quan tâm của nhiều đối tượng từ trung ương đến địa phương. Đặc biệt, 377 cán bộ từ UBND, Sở TN&MT, Sở NN&PTNT, Sở KH&ĐT, Sở Y tế… của 36 tỉnh, thành phố trong cả nước đã tham gia hội thảo tập huấn thực hiện Chiến lược NBSAP, nhiều hơn so với mục tiêu đề ra - với 20 tỉnh và 150 cán bộ. Các hội thảo tập huấn được tổ chức ở ba miền (Bắc, Trung, Nam) tạo điều kiện tối ưu sự tham gia của nhiều địa phương. Việc tổ chức các cuộc hội thảo hướng dẫn lồng ghép ĐDSH vào QHSDĐ ở hai tỉnh thí điểm đã được đánh giá cao.
Theo ý kiến của cán bộ địa phương, các hội thảo đào tạo do NBSAP tổ chức với thời gian và nội dung phù hợp, cùng với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm đã giúp cung cấp thông tin hữu ích và góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng xây dựng và chuyển giao nội dung quan trọng, phù hợp với mục tiêu đào tạo. Đây là một cơ hội để học hỏi và trao đổi kinh nghiệm giữa các cơ quan và các địa phương.
Tác động: Tác động nổi bật nhất của Dự án NBSAP là năng lực trong lĩnh vực bảo tồn ĐDSH đã được tăng cường ở cả cấp trung ương và địa phương, không chỉ cho các cán bộ mà còn cho các nhà hoạch định chính sách.
Các cán bộ trung ương (chủ yếu cán bộ của Bộ TN&MT) và cán bộ cấp tỉnh (chủ yếu từ các Sở TN&MT) đã được tham gia vào quá trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Các nhà hoạch định chính sách ngày càng thấy được tầm quan trọng của các vấn đề về bảo tồn ĐDSH và lồng ghép bảo tồn ĐDSH vào quy hoạch sử dụng đất. Nhu cầu đất đai cho bảo tồn ĐDSH cũng được quan tâm nhiều hơn. Các yếu tố không gian và vị trí đất cho bảo tồn ĐDSH được quy định trong hệ thống thống kê, kiểm kê đất đai và QHSDĐ cấp tỉnh không chỉ góp phần vào việc quản lý, sử dụng đúng và hiệu quả chỉ tiêu đất bảo tồn ĐDSH, đáp ứng yêu cầu bảo tồn ĐDSH cho phát triển bền vững, mà còn đáp ứng nhu cầu đồng bộ hóa các yêu cầu về quản lý và sử dụng đất và bảo tồn ĐDSH theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 và Luật ĐDSH năm 2008.
Tại 02 tỉnh thí điểm (Lạng Sơn và Sơn La), Dự án NBSAP đã có tác động tích cực đến các đối tượng hưởng lợi, đặc biệt là Sở TN&MT và các cán bộ của Sở. Dự án cũng hỗ trợ xây dựng báo cáo đề xuất điều chỉnh có cân nhắc đến bảo tồn ĐDSH trong QH/KH SDĐ giai đoạn mới 2016-2020, giúp hài hòa giữa hai loại hình quy hoạch bảo tồn ĐDSH của tỉnh và quy hoạch sử dụng đất. Các báo cáo đề xuất cũng là yếu tố đầu vào để trình UBND các tỉnh xem xét trong quá trình điều chỉnh QHSDĐ đến năm 2020 và xây dựng KHSDĐ giai đoạn 2016-2020. Ngoài ra, Dự án đã hỗ trợ Sở TN&MT tổ chức hội thảo tham vấn thu hút sự tham gia của rất nhiều cán bộ từ các cơ quan hữu quan, giúp cho Sở TN&MT thực hiện tốt nhiệm vụ nâng cao nhận thức về bảo tồn ĐDSH cũng như thu được những ý kiến đóng góp cho việc xây dựng quy hoạch bảo tồn ĐDSH, đề xuất việc lồng ghép ĐDSH vào QHSDĐ. Thêm nữa, trong khuôn khổ Dự án NBSAP, các đơn vị quản lý đất đai và các đơn vị bảo tồn ĐDSH có cơ hội hợp tác chặt chẽ để lồng ghép hai vấn đề này (bảo tồn ĐDSH và quản lý đất đai) bảo đảm quản lý thống nhất và có hiệu quả.
Có thể nói, Dự án NBSAP đã góp phần tăng cường thể chế và cải thiện sự phối hợp và tạo ra khung chính sách tổng thể cho công tác bảo tồn. Dự án đã đóng góp vào các khung thể chế và chính sách tổng thể cho quản lý TNTN, và qua đó đóng góp vào sự phát triển các ngành KT-XH. Trong đó, đóng góp của Dự án NBSAP đã góp phần tăng cường liên kết giữa các cơ quan hoạch định quốc gia và cơ quan thực hiện địa phương.
Tính bền vững: Việc tăng cường năng lực cho các cán bộ từ Trung ương đến địa phương và nâng cao nhận thức của các bên liên quan, và cách tiếp cận trong việc lồng ghép ĐDSH vào quy hoạch sử dụng đất là những yếu tố quyết định tạo tính bền vững của Dự án.
Việc thực hiện Dự án NBSAP đã tái khẳng định chức năng nhiệm vụ của Bộ TNMT và tăng cường năng lực của Bộ TNMT là cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm chính cho việc giám sát và báo cáo ĐDSH. Kết quả xây dựng Chiến lược, hướng dẫn thực hiện Chiến lược, công cụ giám sát cũng như thực hiện đào tạo và thử nghiệm tại các tỉnh đã giúp tăng cường năng lực của cán bộ Bộ TNMT, chuyên gia ĐDSH và cán bộ địa phương. Đây là yếu tố chính đảm bảo tính bền vững của dự án NBSAP. Bằng cách thiết lập các mục tiêu và ưu tiên, Dự án NBSAP cũng làm tăng tính minh bạch và thúc đẩy sự tham gia của các bên liên quan vào việc thực hiện các cam kết của chính phủ trong công tác bảo tồn ĐDSH. Ngoài ra, thông qua xây dựng quan hệ đối tác với các cơ quan nhà nước và các tổ chức khác liên quan, Dự án NBSAP đã góp phần thiết lập cơ sở thể chế vững mạnh để thực hiện NBSAP.
Chiến lược ĐDSH quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 là kết quả đầu ra quan trọng nhất bảo đảm tính bền vững của Dự án NBSAP trong dài hạn. Đặc biệt, Chiến lược đã đề ra bảy (07) chương trình, đề án ưu tiên do nhiều bộ, ngành liên quan chủ trì và phối hợp thực hiện. Đến nay, Chương trình bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen đã được xây dựng, gửi đến các bộ, ngành, cơ quan liên quan để xin ý kiến và hiện đang hoàn thiện để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Chương trình kiểm soát buôn bán, tiêu thụ các loài nguy cấp đã được xây dựng và được gửi đến các bộ ngành và các cơ quan liên quan để xin ý kiến tham vấn; Đề án điều tra, kiểm kê ĐDSH và xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về ĐDSH hiện đã được xây dựng , các chương trình khác chưa được triển khai hoặc không có thông tin.
Cách tiếp cận của Dự án NBSAP trong việc lồng ghép ĐDSH vào quy hoạch sử dụng đất là bền vững do quy hoạch bảo tồn ĐDSH và quy hoạch sử dụng đất có mối quan hệ chặt chẽ, và đảm bảo thực hiện hiệu quả quy hoạch ĐDSH. Bộ chỉ số ĐDSH được xây dựng nhằm mục đích đánh giá hiệu quả công tác bảo tồn ĐDSH hàng năm cũng là yếu tố đầu vào cho các tỉnh xây dựng hiệu quả quy hoạch/ kế hoạch hành động ĐDSH.
Tính nhân rộng: Sự đồng thuận trong việc phối hợp triển khai các hoạt động của dự án và áp dụng các kết quả của Dự án cũng là các nhân tố quan trọng đảm báo nhân rộng kết quả của dự án.
Dự án NBSAP đã đưa ra các tiêu chí lựa chọn các tỉnh thí điểm thực hiện lồng ghép bảo tồn ĐDSH vào quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và tổ chức một số cuộc họp ở các tỉnh khác nhau để tiến hành đánh giá và lựa chọn tỉnh thí điểm. Hai tỉnh Sơn La và Lạng Sơn đáp ứng các tiêu chí lựa chọn và đồng ý phối hợp thực hiện các hoạt động của Dự án tại địa phương. Đây là yếu tố quan trọng nhất đảm bảo cho việc nhân rộng kết quả của dự án tại các tỉnh khác. Dự án NBSAP đã ký kết biên bản ghi nhớ với các Sở TN&MT tỉnh Sơn La và Lạng Sơn. Các Chi cục Bảo vệ môi trường (CCBVMT) thuộc Sở TN&MT là đơn vị đầu mối, chịu trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ thực hiện các hoạt động của dự án tại địa phương; cung cấp thông tin, dữ liệu liên quan đến quy hoạch bảo tồn ĐDSH và quy hoạch sử dụng đất; phối hợp tổ chức các cuộc họp, hội thảo, đào tạo và khảo sát.
Các tiếp cận đối tác của dự án NBSAP là bao gồm sự tham gia của các bên liên quan. Việt Nam có cơ chế phân cấp mạnh đối với các quy hoạch phát triển và tiếp cận quốc gia về quy hoạch ĐDSH thông qua các phương thức đối tác có thể áp dụng và nhân rộng ở các cấp địa phương. Theo đó, Sở TN&MT/CCBVMT đảm nhiệm vai trò lãnh đạo trong các hoạt động bảo tồn ĐDSH, đặc biệt là việc lập quy hoạch ĐDSH tại địa phương cũng như vai trò của Bộ TN&MT/TCMT ở cấp quốc gia.
Một số kết quả đầu ra NBSAP dự án có thể được nhân rộng như Bộ chỉ số ĐDSH đánh giá hiệu quả thực hiện bảo tồn ĐDSH và Hướng dẫn lồng ghép ĐDSH vào quy hoạch sửu dụng đất. Mỗi tỉnh sẽ được áp dụng tùy thuộc vào điều kiện của địa phương mình. Tuy vậy, có một số thách thức mà có thể cản trở nhân rộng trong tương lai của các kết quả đầu ra NBSAP Dự án tại các tỉnh khác như sau:
Sở TN&MT là cơ quan chịu trách nhiệm chuẩn bị các báo cáo ĐDSH; trong khi đó, báo cáo này đòi hỏi rất nhiều thông tin mà chủ yếu do Sở NN&PTNT nắm giữ và ở nhiều địa phương còn thiếu các thông tin dữ liệu về ĐDSH và cần rất nhiều thời gian để tổng hợp.
Dự án thực hiện thí điểm việc lồng ghép ĐDSH vào quy hoạch sử dụng đất ở các tỉnh miền núi (tỉnh Lạng Sơn, Sơn La). Một số tỉnh khác với vị trí địa lý khác nhau có thể không áp dụng được bài học kinh nghiệm của các tỉnh thí điểm. Ngoài ra, hệ thống phân loại khu bảo tồn khác nhau như hiện nay có thể gây ra những khó khăn trong thống kê, kiểm kê đất đai cho các khu bảo tồn theo Luật ĐDSH, và cản trở việc tiếp cận lồng ghép ĐDSH trong thực tế.
Bên cạnh đó, nguồn tài chính hạn hẹp và thiếu đội ngũ các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo tồn ĐDSH ở địa phương có thể là những thách thức chính mà có thể cản trở nhân rộng các kết quả đầu ra của Dự án tại các tỉnh khác. Ngoài ra, sự chồng chép trong phân cấp chức năng, nhiệm vụ quản lý ĐDSH giữa các cơ quan, sở, ban, ngành tại địa phương cũng sẽ là một thách thức lớn.
Những kết quả chính của dự án
1. Chiến lược quốc gia về ĐDSH đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (NBSAP) được phê duyệt tại Quyết định số 1250/QĐ-TTg ngày 31/7/2013
2. Các tài liệu hướng dẫn việc triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia về ĐDSH tại Trung ương và địa phương (Cẩm nang hướng dẫn thực hiện, bộ chỉ số đánh giá hiệu quả quản lý về ĐDSH,…) được xây dựng và phát hành.
3. Báo cáo Quốc gia lần thứ 5 cho Công ước ĐDSH được xây dựng và trình Ban thư ký Công ước ĐDSH tháng 8/2014.
4. Báo cáo các vấn đề ưu tiên về ĐDSH được xây dựng và phát hành tới các cơ quan của Quốc hội, các tổ chức trong nước và quốc tế tại Việt Nam.
5. Nội dung về ĐDSH được lồng ghép trong các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Đất đai năm 2013; hướng dẫn lồng ghép ĐDSH vào quy trình lập, điều chỉnh quy hoạch/kế hoạch sử dụng đất được rà soát, đánh giá và xây dựng.
6. Quy hoạch bảo tồn ĐDSH của Lạng Sơn và Sơn La đã được phê duyệt với sự hỗ trợ của dự án trong việc thực hiện đánh giá ĐDSH không gian, lập bản đồ và xác định ưu tiên về bảo tồn ĐDSH.
7. Báo cáo đề xuất các nội dung điều chỉnh có cân nhắc đến vấn đề bảo tồn ĐDSH trong QHSDĐ đến năm 2020 và kế hoạch SDĐ giai đoạn 2016-2020 của Sơn La và Lạng Sơn đã được xây dựng và báo cáo UBND tỉnh.
8. Các hoạt động hướng dẫn triển khai thực hiện Chiến lược và chia sẻ kinh nghiệm về lồng ghép ĐDSH trong quy hoạch sử dụng đất được tổ chức rộng khắp tại các miền Bắc, Trung và Nam trong cả nước .
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Dự án resort ở Bà Rịa- Vũng Tàu "xén" trên 30ha khu bảo tồn thiên nhiên
- Nhiều sai phạm tại Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh ở Kon Tum
- Đồng Nai báo cáo: Aqua City có nhiều dự án, hạng mục xây không phép, không phù hợp quy hoạch
- Novaland lên tiếng sau khi Công an TP HCM yêu cầu cung cấp hồ sơ dự án Aqua City
- Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu Đắk Nông cung cấp hồ sơ dự án điện gió
- Công trình hồ nước ngọt lớn nhất Cà Mau 3 năm "đội vốn" hàng chục tỷ đồng
- Ninh Thuận: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư
- Dự án ở Quảng Ngãi từ 60 tỉ đồng “phình to” lên 1.500 tỉ đồng
- Đắk Nông:Một dự án nông lâm nghiệp để mất hơn 400 ha rừng tự nhiên
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Những chính sách đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 8
(Tin Môi Trường) - Ba luật về đất đai, nhà ở; kiểm kê đất đai toàn quốc; các trường hợp di dời khẩn cấp nhà chung cư, đăng ký xe bằng dịch vụ công trực tuyến; các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất, có hiệu lực từ tháng 8.
Chủ đề Ngày Khí tượng Thế giới năm 2024: “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”
(Tin Môi Trường) - Tổ chức Khí tượng thế giới (World Meteorological Organization - WMO) đã cố bố chủ đề Ngày Khí tượng thế giới năm 2024 là “At the frontline of climate action” – “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”.