»

Thứ bảy, 02/11/2024, 06:19:28 AM (GMT+7)

Dự án lấn biển 8 tỉ USD ?: Không cần thiết

(13:45:40 PM 30/05/2018)
(Tin Môi Trường) - Có ý kiến cho rằng Đà Nẵng không cần thiết làm dự án lấn biển này.

Dự[-]án[-]lấn[-]biển[-]8[-]tỉ[-]USD[-]?:[-]Không[-]cần[-]thiết

Khu đô thị quốc tế Đa Phước - The Sunrise Bay đang tiến hành bồi đắp lấn vịnh Đà Nẵng - ẢNH: HOÀNG SƠN

 

Theo các chuyên gia, vấn đề không đơn giản như trình bày của dự án, mà cần nghiên cứu thật kỹ, bởi dự án ảnh hưởng nghiêm trọng đến biển vịnh, môi trường, người dân... Thậm chí có ý kiến cho rằng Đà Nẵng không cần thiết làm dự án lấn biển này.
 
Ảnh hưởng nghiêm trọng biển vịnh Đà Nẵng
 
GS-TS Vũ Trọng Hồng, nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy lợi (nay là Bộ NN-PTNT), cảnh báo nếu dự án này được duyệt, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng biển vịnh Đà Nẵng: bờ biển trong vịnh sẽ bị xói lở mạnh hơn và biển tiến sâu vào đất liền hơn. “Theo quy luật sức hút giữa mặt trăng và trái đất, vào những thời kỳ khi mặt trăng gần trái đất, thủy triều sẽ dâng cao hơn, tiến sâu vào đất liền. Đặc biệt, vịnh Đà Nẵng lúc này bị chia nhỏ bởi các đảo, tạo ra luồng lạch hẹp, nên sóng biển tiến vào sẽ mạnh hơn, gây xói lở dữ dội hơn”, GS-TS Vũ Trọng Hồng cho biết.
 
Ông Hồng cũng lo ngại khi xây dựng dự án, sinh thái trong vịnh và vùng lân cận sẽ bị phá vỡ, sinh kế của hàng ngàn dân chài sống quanh vùng vịnh sẽ gặp khó khăn. GS-TS Hồng chỉ ra, vịnh Đà Nẵng vốn là cửa đổ ra của sông Cu Đê và sông Hàn. Những chất thải từ các sông, được thải ra biển, nay bị đọng lại do các đảo nhân tạo chắn giữ. Đó là chưa kể chất thải dân sinh, công nghiệp của 2 quận ven vịnh, và của các công trình trên những đảo nhân tạo đó tạo ra. Nồng độ ô nhiễm sẽ gia tăng, kinh phí để khắc phục ô nhiễm sẽ rất tốn kém.
 
Còn PGS-TS Vũ Thanh Ca, Đại học TN-MT Hà Nội, nhìn nhận nếu dự án được đồng ý nghiên cứu triển khai thì điều quan trọng hàng đầu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường là cán cân bùn, cát ở khu vực biển Đà Nẵng được đánh giá, giải quyết ra sao. Đặc biệt là tác động của việc hút bùn, cát ở khu vực biển Đà Nẵng để đắp đảo nhân tạo và vấn đề xói lở bờ biển Đà Nẵng được dự báo, xử lý thế nào.
 
Theo PGS-TS Ca, nếu cho hút cát ở đáy biển để đắp đảo nhân tạo, bồi lấp ven bờ vịnh sẽ gây ra thiếu hụt lượng cát lớn cho đáy biển. Theo quy luật, sóng biển sẽ lấy cát từ bờ để bù cho đáy biển, gây tác động lớn đến bờ biển Đà Nẵng. “Hiện biển Đà Nẵng đang bị thiếu hụt lượng cát rất lớn, chính quyền Đà Nẵng cũng đang kiến nghị T.Ư giúp nghiên cứu tìm giải pháp chống xói lở bờ biển. Nếu ủng hộ cho dự án hút cát đáy biển bồi lấp đảo sẽ càng làm trầm trọng hơn vấn đề xói lở bờ biển Đà Nẵng. Nếu cho hút cát ở biển Đà Nẵng thì nguy cơ TP du lịch này mất bãi cát ven biển là rất lớn”, PGS-TS Ca nói.
 
PGS-TS Nguyễn Thế Chinh, Viện trưởng Viện Chiến lược - Chính sách TN và MT, cho rằng nếu dự án được triển khai thì báo cáo đánh giá tác động môi trường phải nói rõ, giải quyết thỏa đáng đến tác động sinh kế của người dân, ảnh hưởng của tàu bè ra vào, tác động đến môi trường, cảnh quan, vấn đề an ninh quốc phòng...
 
Đà Nẵng không nên làm dự án này
 
“Dự án này bị chi phối bởi luật Xây dựng, luật Biển, luật Bảo vệ môi trường, quy hoạch TP.Đà Nẵng... Hiện nay trong các luật trên, không có điều khoản nào cho phép xây dựng đảo nhân tạo trên biển, và trong quy hoạch TP.Đà Nẵng không có các hòn đảo nhân tạo dự kiến được xây dựng như dự án này. Thiết nghĩ, chính quyền Đà Nẵng nên loại bỏ “siêu dự án” trên ngay, không cần đặt ra việc đánh giá tác động môi trường do trái luật pháp, sai quy hoạch đã được duyệt”, GS-TS Vũ Trọng Hồng nêu quan điểm.
 
Theo PGS-TS Nguyễn Thế Chinh, Đà Nẵng có vị trí quốc phòng rất quan trọng, phải có đánh giá tổng thể rất cẩn trọng. “Tôi cho rằng Đà Nẵng không cần thêm một dự án đắp đảo giữa vịnh Đà Nẵng như vậy vì cảnh quan thiên nhiên ở đây đã rất đẹp. Muốn làm dự án, thiếu gì chỗ phù hợp hơn. Nếu Đà Nẵng muốn thu hút đầu tư, phải cân bằng giữa lợi ích kinh tế đem lại xem có đáng để đánh đổi môi trường, cảnh quan ở khu vực vịnh Đà Nẵng hay không”, PGS-TS Chinh lưu ý.
 
“Những người làm dự án mới chỉ quan tâm đến lợi ích từ dự án mang lại, chưa tính toán đến mặt tác động xấu từ dự án. Do vậy, tôi kịch liệt phản đối dự án lấp vịnh Đà Nẵng này”, PGS-TS Vũ Thanh Ca nói thẳng.
Lê Quân (báo Thanh niên)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Dự án lấn biển 8 tỉ USD ?: Không cần thiết

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Những chính sách đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 8

Những chính sách đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 8

(Tin Môi Trường) - Ba luật về đất đai, nhà ở; kiểm kê đất đai toàn quốc; các trường hợp di dời khẩn cấp nhà chung cư, đăng ký xe bằng dịch vụ công trực tuyến; các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất, có hiệu lực từ tháng 8.

Tin Môi Trường
 Chủ đề Ngày Khí tượng Thế giới năm 2024: “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”

Chủ đề Ngày Khí tượng Thế giới năm 2024: “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”

(Tin Môi Trường) - Tổ chức Khí tượng thế giới (World Meteorological Organization - WMO) đã cố bố chủ đề Ngày Khí tượng thế giới năm 2024 là “At the frontline of climate action” – “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”.

VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI