Chính sách - Dự án » Dự án
Thứ bảy, 18/01/2025, 11:07:59 AM (GMT+7)
Dự án “Con thuyền mơ ước” tại Hạ Long
(08:20:03 AM 04/02/2018)(Tin Môi Trường) - Dự án “Con thuyền mơ ước” tại Hạ Long của Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển Cộng đồng (MCD) tổ chức đào tạo công nghệ thông tin cho trẻ em nghèo vùng biển Việt Nam.
>> Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long >> Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức >> 4 cây Đa tại hầm mộ cổ hơn 2.000 năm ở Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam >> Tỉnh đầu tiên ở miền Tây công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai xâm nhập mặn, thiếu nước >> Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn
Câu chuyện: “Con thuyền mơ ước”
Những câu chuyện có thật !!!
1. Vũ Thùy Linh- Ước mơ trở thành cô giáo dạy CNTT
Trong lớp học đầu tiên ngay từ hôm ra mắt con thuyền mơ ước, chúng tôi đã vô cùng ấn tượng với cô bé Vũ Thùy Linh-Học Sinh lớp 7A, Trường TH&THCS Minh Khai, phường Hà Phong, Tp Hạ Long. Một cô học sinh với ngoại hình nhỏ nhắn, nước da ngăm mặn mòi vị biển, cái miệng cười duyên ơi là duyên, luôn chăm chú lắng nghe và hào hứng trao đổi các chủ đề lớp học cùng các bạn và thầy cô.
Vũ Thùy Linh (Áo vàng) hào hứng tham gia lớp học trên con thuyền mơ ước
Linh được sinh ra ở một làng chài trên Vịnh Hạ Long. Gia đình em cũng là một trong số những hộ được tái định cư tại khu tái định cư phường Hà Phong sau khi Tp Hạ Long có chính sách di dân sống trên VHL lên bờ. Nguồn thu nhập của cả gia đình vẫn dựa vào biển. Hàng ngày mẹ em làm chèo đò đưa khách tham quan vịnh Hạ Long, bố em thì lặn Tu Hài nên đời sống vẫn còn nhiều khó khăn. Có một chiếc máy tính quả là xa xỉ không chỉ đối với em mà cả các bạn cùng trang lứa ở khu tái định cư có cái tên thật ngộ Cái Xà Coong.
Linh không giấu nổi cảm xúc mà kể với chúng tôi: “Lần đầu tiên em bước chân lên con thuyền mơ ước em rất hạnh phúc vì được nhìn thấy các máy tính được đặt trên bàn. Em chỉ ước được ngồi xuống và sử dụng nó luôn”. Và như thế không chỉ Linh, 256 thanh thiếu niên khác chưa có điều kiện tiếp cận CNTT đến từ các phường, làng chài trên địa bàn thành phố Hạ Long đã được dự án “Con thuyền mơ ước” trao cơ hội tiếp cận công nghệ thông tin cơ bản, các công cụ trong Office 365 giúp các em chủ động trong việc học tập, bày tỏ ước mơ của mình; các công cụ lập trình cơ bản như scratch, KODU giúp các em phát triển tư duy sáng tạo và bồi dưỡng thông tin, kiến thức về bảo tồn biển.
Linh cùng các bạn trong lớp tập huấn tăng cường CNTT và bảo tồn biển của dự án “Con thuyền mơ ước” tại trường TH&THCS Minh Khai, Hạ Long
Luôn là một học sinh tích cực, Linh cùng các bạn của mình đã gửi sản phẩm tham gia cuộc thi ”Công nghệ thông tin và khoa học máy tính- chắp cánh ước mơ”. Sản phẩm của Linh thể hiện ước mơ trở thành cô giáo dạy công nghệ thông tin cho các em nhỏ, được lập trình bằng phần mềm Scratch. Đây là một trong những sản phẩm được hội đồng giám khảo đánh giá cao và đạt giải B của cuộc thi.
Sản phẩm lập trình bằng Scratch thể hiện ước mơ của Linh
Em chia sẻ:“ Sau buổi học đầu tiên, được tiếp cận máy tính, học lập trình em đã ước được trở thành kỹ sư tin học giỏi nhưng sau khi cùng các thầy cô dự án con thuyền mơ ước tham gia các lớp tập huấn, các hoạt động đối thoại chia sẻ em lại có ước mơ được trở thành cô giáo dạy công nghệ thông tin để có thể sử dụng công nghệ thông tin chắp cánh cho các ước mơ của các bạn nhỏ có hoàn cảnh khó khăn, giống như các thầy cô trong dự án “Con thuyền mơ ước” đã giúp em vậy”.
2. Vũ Thị Tâm-16 tuổi tại khu tái định cư, phường Hà Phong
Người dân tại khu tái định cư phường Hà Phong trước khi được lên sống trên bờ thì họ đều là cư dân làng chai, lênh đênh bám biển. Họ ít có cơ hội được đi học nên tỷ lệ mù chữ, mù công nghệ thông tin là rất lớn. Dự án “con thuyền mơ ước” qua tìm hiểu đã đề nghị phòng Giáo dục thành phố Hạ Long phối hợp tổ chức các lớp xóa mù cho nhóm đối tượng này. Nội dung học của các lớp này chỉ bao gồm các kĩ năng rất cơ bản như Bật, tắt máy, sử dụng chuột, đánh văn bản và cách tìm kiếm thông tin trên mạng internet. Quả thực việc hướng dẫn cho những người còn hạn chế trong việc đọc và viết sử dụng máy tính là một thử thách đối với nhóm dự án, chưa kể các lớp học đều tổ chức vào buổi đêm.
Lớp xóa mù có rất nhiều đối tượng với các lứa tuổi khác nhau, tuy nhiên chúng tôi đã bắt gặp Tâm một cô bé 16 tuổi bước vào lớp có phần rụt rè và nhút nhát. Với việc phổ cập giáo dục hiện nay của nhà nước việc một em trong độ tuổi 16 không biết chữ thực sự có phần ngạc nhiện với nhóm dự án. Không giấu nổi băn khoăn, chúng tôi hỏi một đại diện phòng giáo dục thành phố. Chị kể: “Tâm lên bờ khi đã 14 tuổi, sống cùng bố mẹ lang thang trên biển, không được đi học nên Tâm không hề biết chữ vì thế mà khi lên bờ em không thể đến trường như các bạn đồng trang lứa. Tâm chỉ tham gia học các lớp xóa mù chữ vào tuổi tối tại khu, đến nay thì em mới biết các mặt chữ và đánh vần chữ cái”
Chúng tôi đã đến từng bàn, cầm tay hướng dẫn từng người trong đó có Tâm. Nhìn quá trình tham gia 02 buổi học xóa mù chữ, xóa mù công nghệ thông tin này chúng tôi đã thấy được sự thay đổi tích cực từ Tâm và mọi người. Tâm đã có thể tự tay gõ được đầy đủ tên của mình trên word thậm chí gõ đầy đủ một bài ca dao, bài hát gắn liền với đời sống văn hóa của người dân làng chài. Thật cảm động khi chứng kiến niềm vui, sự thích thú khi em có thể nhìn thấy những hình ảnh xinh đẹp, những góc nhìn khác thông qua internet về Vịnh Hạ Long nơi mà em, bố mẹ em, người dân làng chài gọi là “nhà”.
Có lẽ lớp xóa mù đã đem đến cho nhóm thực hiện dự án chúng tôi những cảm xúc thật khác
3. Dương Thị Út-Lớp 7 trường TH&THCS Minh Khai
Em Dương Thị Út là học sinh lớp 7 trường TH&THCS Minh Khai, TP Hạ Long. Trong buổi đào tạo thanh thiếu niên nằm trong khuôn khổ dự án “Con thuyền mơ ước”, chúng tôi chú ý đến cô bé với đôi mắt lấp lánh và niềm háo hức hiện rõ trên khuôn mặt khi em say sưa vẽ tranh bằng bút và chuột máy tính.
Út trong lớp học của dự án “Con thuyền mơ ước”
Út sinh ra và lớn lên trong gia đình có ba chị em. Ngày trước, gia đình em sống ở làng chài trên biển, theo chủ trương của thành phố gia đình em được tái định cư tại khu 8 phường Hà Phong, TP Hạ Long. Bố mẹ em hiện giờ vẫn đi làm tại làng chài Vung Viêng, một tháng chỉ về nhà có ba bốn lần, ba chị em ở nhà tự chăm sóc nhau.
Được đến trường đã là một niềm may mắn, em kể mình chưa từng sử dụng máy tính bao giờ. Dự án “Con thuyền mơ ước” đã đến với khu vực em sống như một sự tình cờ có sắp đặt, cho em cơ hội làm quen với máy tính và tự tay tạo nên những sản phẩm thể hiện ước mơ của mình. Út hào hứng thử sức với phần mềm Paint – công cụ vẽ đơn giản nhưng đối với em là cả một thế giới kì thú.
Hai bức tranh của Út vẽ bằng công cụ Paint qua sự hướng dẫn của thầy cô
Em thích vẽ và mơ ước trở thành nhà thiết kế thời trang. Em chia sẻ: “Với máy tính, em sẽ thiết kế thời trang bằng phần mềm chuyên nghiệp, em sẽ biến ý tưởng trong đầu thành hình ảnh sống động đầy màu sắc trên màn hình.”
Được thầy cô hướng dẫn, Út còn cùng các bạn sáng tạo không gian vịnh Hạ Long bằng phần mềm Kodu. Những trải nghiệm lập trình đầu tiên này giúp khơi gợi niềm hứng thú với khoa học máy tính trong các em, phát triển tư duy sáng tạo và khuyến khích các em tìm tòi khám phá. Từ một cô bé lạ lẫm với công nghệ, Út đã tự tin nhận nhiệm vụ làm trợ giảng trong buổi học thứ hai của dự án ở phường Hà Phong, giúp đỡ các bạn trong lớp cùng làm quen và thực hành với máy tính.
Sản phẩm lập trình sáng tạo với Kodu của Út và các bạn.
BTV - Nguồn: MCD
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Dự án resort ở Bà Rịa- Vũng Tàu "xén" trên 30ha khu bảo tồn thiên nhiên
- Nhiều sai phạm tại Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh ở Kon Tum
- Đồng Nai báo cáo: Aqua City có nhiều dự án, hạng mục xây không phép, không phù hợp quy hoạch
- Novaland lên tiếng sau khi Công an TP HCM yêu cầu cung cấp hồ sơ dự án Aqua City
- Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu Đắk Nông cung cấp hồ sơ dự án điện gió
- Công trình hồ nước ngọt lớn nhất Cà Mau 3 năm "đội vốn" hàng chục tỷ đồng
- Ninh Thuận: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư
- Dự án ở Quảng Ngãi từ 60 tỉ đồng “phình to” lên 1.500 tỉ đồng
- Đắk Nông:Một dự án nông lâm nghiệp để mất hơn 400 ha rừng tự nhiên
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Những chính sách đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 8
(Tin Môi Trường) - Ba luật về đất đai, nhà ở; kiểm kê đất đai toàn quốc; các trường hợp di dời khẩn cấp nhà chung cư, đăng ký xe bằng dịch vụ công trực tuyến; các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất, có hiệu lực từ tháng 8.
Chủ đề Ngày Khí tượng Thế giới năm 2024: “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”
(Tin Môi Trường) - Tổ chức Khí tượng thế giới (World Meteorological Organization - WMO) đã cố bố chủ đề Ngày Khí tượng thế giới năm 2024 là “At the frontline of climate action” – “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”.