Chính sách - Dự án » Dự án
Đề nghị hoãn xây đập trên sông Mekong
(08:02:06 AM 15/08/2012)60 triệu người dân với 100 dân tộc, gồm 6 quốc gia sẽ bị ảnh hưởng nếu 11 đập thủy điện lớn được dự kiến xây dựng trên sông Mekong. TS Đào Trọng Tứ - chuyên gia Nhóm công tác sông Mekong (VRN) cho biết như vậy tại Hội thảo khoa học “Mekong và đập thủy điện” tổ chức tại TP.HCM sáng 14/8.
|
Cá tra dầu - loài cá quý hiếm còn tồn tại rất ít trên sông Mekong. |
An ninh lương thực bị đe dọa
Theo TS Tứ, những đập này có nguy cơ sẽ gây tổn hại không thể phục hồi tới sinh thái sông Mekong. Đồng thời, vấn đề sinh kế và an ninh lương thực của hàng triệu cư dân sinh sống phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên của sông Mekong rơi vào tình trạng bị đe dọa.
Vì vậy, TS Tứ đề xuất nên trì hoãn thêm 10 năm nữa việc xây dựng các đập thủy điện trên sông Mekong, cho tới khi tiến hành nghiên cứu sâu hơn và các nhà chức trách có đầy đủ thông tin về rủi ro do việc xây dựng các đập thủy điện gây ra.
Đồng tình, bà Ngụy Thị Khanh (Trung tâm Phát triển bền vững tài nguyên nước và thích nghi biến đổi khí hậu), cho rằng những kế hoạch phát triển và sử dụng nguồn tài nguyên nước không bền vững sẽ có nguy cơ đe dọa môi trường đa dạng sinh học sông Mekong (trên 1.300 loài cá sinh sống) và sinh kế của hàng triệu người dân ven sông Mekong.
TS Lê Anh Tuấn từ Viện Nghiên cứu Biến đổi khí hậu - Đại học Cần Thơ, nhận định việc xây dựng các đập trên sông Mekong sẽ làm hàng ngàn người dân bị mất chỗ ở, chế độ dòng chảy bị thay đổi và mất hàng triệu tấn phù sa. Lúc đó, sẽ gia tăng sạt lở bờ sông, bờ biển và cắt đứt giao thông thủy, đe dọa nghiêm trọng nguồn cá và sút giảm tính đa dạng sinh học.
Mực nước sông Mekong đang thấp kỷ lục
Theo Ủy hội sông Mekong (MRC), 60 triệu người ở vùng hạ nguồn có cuộc sống hầu như lệ thuộc hoàn toàn vào sông Mekong. Dòng nước này là một tác nhân kinh tế quan trọng trong khu vực, vừa là nguồn cung cấp lương thực cho cư dân hai bên bờ, vừa là trục giao thông thiết yếu. Mực nước sông Mekong hiện giảm đến mức kỷ lục ở đoạn chảy qua tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) đã khiến hơn 20 chiếc tàu chở hàng bị mắc cạn, khiến hơn 6 triệu người và 3,6 triệu gia súc bị thiếu nước uống.
Tại Lào và Thái Lan, hoạt động du lịch trên tuyến đường thủy đã bị hủy bỏ. Mực nước sông Mekong chảy qua nhiều địa phương của Lào tiếp tục xuống thấp chưa từng thấy, giảm 10cm mỗi ngày. Các trạm thuỷ lợi ở thủ đô của Lào đã không đủ nước hoạt động, đe dọa nặng nề vụ mùa của 5 huyện ven sông.
MRC cũng cho rằng nguyên nhân chính khiến mức nước sông giảm mạnh do tình trạng hạn hán nghiêm trọng trong vùng, do hiện tượng biến đổi khí hậu gây ra. Ngoài ra, còn do việc xây dựng nhiều con đập thủy điện qua dòng sông này. Gần đây, khu vực tây nam Trung Quốc gặp hạn hán cả trăm năm chưa từng thấy. 4 nước Thái Lan, Lào, Việt Nam và Campuchia cũng gặp hạn hán trầm trọng.
Theo TS Lê Đức Trung - Chánh Văn phòng Ủy ban Sông Mekong Việt Nam, đang xảy ra một trận hạn hán nghiêm trọng trên toàn lưu vực sông Mekong. Đây là một lưu vực sông lớn, xưa nay chỉ có thể xuất hiện hạn hán từng vùng nhưng bây giờ có thể nói dòng chảy đã cạn kiệt trên toàn lưu vực từ thượng lưu của Trung Quốc tới khu vực ĐBSCL của Việt Nam.
Chính vì thế, đại diện cấp cao các nước trong lưu vực bày tỏ mối quan tâm lo ngại, làm thế nào đưa ra được các biện pháp cảnh báo hạn hán sớm để giảm nhẹ mức độ thiệt hại. TS Lê Anh Tuấn cảnh báo, Việt Nam mà đặc biệt là vùng ĐBSCL hoàn toàn không có hưởng lợi gì từ việc xây các đập thủy điện trên sông Mekong.
Các tổn thất sẽ “đánh” ngay vào 2 trụ cột kinh tế lớn nhất vùng ĐBSCL là nông nghiệp và thủy sản. Việt Nam sẽ mất đi vai trò hàng đầu trong xuất khẩu lương thực và thực phẩm trên thị trường quốc tế. Đồng thời, sự suy giảm hệ sinh thái đất ngập nước và tính đa dạng sinh học ở ĐBSCL gần như vĩnh viễn, hoàn toàn không thể khôi phục. Người nghèo ở cả nông thôn và thành thị sẽ bị tổn thương nặng nề nhất...
Những tổn thất đối với ngành thủy sản và nông nghiệp do các đập thủy điện gây ra cao gấp 10 lần so với lợi ích của các ngành này. Cụ thể, nông nghiệp và thủy sản sẽ bị tổn thất khoảng 500 triệu USD/năm, trong khi lợi ích tiềm năng từ thủy sản hồ chứa chỉ là 30 triệu USD/năm.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Dự án resort ở Bà Rịa- Vũng Tàu "xén" trên 30ha khu bảo tồn thiên nhiên
- Nhiều sai phạm tại Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh ở Kon Tum
- Đồng Nai báo cáo: Aqua City có nhiều dự án, hạng mục xây không phép, không phù hợp quy hoạch
- Novaland lên tiếng sau khi Công an TP HCM yêu cầu cung cấp hồ sơ dự án Aqua City
- Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu Đắk Nông cung cấp hồ sơ dự án điện gió
- Công trình hồ nước ngọt lớn nhất Cà Mau 3 năm "đội vốn" hàng chục tỷ đồng
- Ninh Thuận: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư
- Dự án ở Quảng Ngãi từ 60 tỉ đồng “phình to” lên 1.500 tỉ đồng
- Đắk Nông:Một dự án nông lâm nghiệp để mất hơn 400 ha rừng tự nhiên
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Những chính sách đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 8
(Tin Môi Trường) - Ba luật về đất đai, nhà ở; kiểm kê đất đai toàn quốc; các trường hợp di dời khẩn cấp nhà chung cư, đăng ký xe bằng dịch vụ công trực tuyến; các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất, có hiệu lực từ tháng 8.
Chủ đề Ngày Khí tượng Thế giới năm 2024: “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”
(Tin Môi Trường) - Tổ chức Khí tượng thế giới (World Meteorological Organization - WMO) đã cố bố chủ đề Ngày Khí tượng thế giới năm 2024 là “At the frontline of climate action” – “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”.