»

Thứ bảy, 18/01/2025, 11:00:30 AM (GMT+7)

CSO đóng góp tích cực trong tương lai của môi trường toàn cầu

(17:20:56 PM 27/06/2018)
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 26/6, trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ sáu Đại hội đồng Quỹ môi trường toàn cầu (GEF), Thứ trưởng Lê Công Thành đã tham dự và phát biểu tại phiên khai mạc Diễn đàn các tổ chức xã hội dân sự.

CSO[-]đóng[-]góp[-]tích[-]cực[-]trong[-]tương[-]lai[-]của[-]môi[-]trường[-]toàn[-]cầu

Chủ toạ Diễn đàn Các tổ chức xã hội dân sự (Civil Society Organizations – CSO)
 
CSO đóng góp tích cực trong tương lai của môi trường toàn cầu
 
Hội nghị GEF lần thứ 6 sẽ diễn ra tại Đà Nẵng, Việt Nam là cơ hội duy nhất để làm nổi bật vai trò quan trọng mà khối Các tổ chức xã hội dân sự (Civil Society Organizations – CSO) đóng góp tích cực trong tương lai của môi trường toàn cầu và việc thực hiện triển khai GEF-7.
 
Diễn đàn các tổ chức xã hội được khai mạc mang đậm bản sắc văn hóa phong phú Việt Nam để có thể truyền cảm hứng cho các đại biểu tham gia các phiên thảo luận trong suốt thời gian diễn ra sự kiện. Tham dự và điều hành có Bà Naoko Ishii Giám đốc điều hành GEF; Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành; Bà Lucy Mulenkei, Chủ tịch nhóm tư vấn người bản địa (IPLC); Ông Victor Kawanga, Chủ tịch, Mạng lưới GEF CSO và bà Nguyễn Thị Thanh Huyền CSO Việt Nam.
 
Diễn đàn các tổ chức xã hội dân sự  được diễn ra trong cả ngày 26/06, ngoài ra sẽ có một loạt các hoạt động trong tuần mà các tổ chức xã hội dân sự kết hợp với người dân địa phương có thể cùng tham gia bao gồm các triển lãm, sự kiện bên lề và thăm các dự án của GEF. Thông qua diễn đàn, CSO sẽ giới thiệu các kinh nghiệm và dự án khắp nơi trên thế giới góp phần thức đẩy quan hệ họp tác giữa các lĩnh vực khác nhau của các nước thành viên GEF. Ngoài ra, diễn đàn sẽ đóng góp các ý kiến, đưa ra các khuyến cáo cụ thể cho Hội đồng GEF về những đóng góp của họ nhằm đảo suy thái môi trường toàn cầu trong chu kỳ GEF tiếp theo.

COS kết nối và triển khai các mục tiêu GEF-7
 
Phát biểu tại diễn đàn Thứ trưởng Lê Công Thành cho biết, hiện nay thế giới đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng do suy thoái môi trường, ô nhiễm và biến đổi khí hậu, với những nỗ lực của từng quốc gia, từng tổ chức đơn lẻ sẽ không thể giải quyết được những thách thức hiện nay và thay vào đó chỉ có sự chung tay của cộng đồng thế giới mới có thể cùng nhau xây dựng được sự phát triển nền kinh tế bền vững, năng xuất cao, thân thiện với môi trường và đem lại lợi ích chung cho toàn cầu.
 
Thứ trưởng, đánh giá cao về cam kết CSO đã thể hiện tại hội nghị, phát huy được vai trò của CSO trong việc giải quyết những thách thức lớn nhất hiện nay là ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường toàn cầu. Trong bối cảnh hiện nay, thứ trưởng mong muốn có sự tham gia tích cực hơn nữa của các tổ chức xã hội dân sự và những đề xuất, sáng kiến của diễn đàn hôm nay sẽ là một đóng góp to lớn trong việc thực thiện, triển khai các dự án, chính sách của GEF trong những năm tiếp theo.
 
Thứ trưởng Lê Công Thành cho biết, chính phủ Việt Nam đã nỗ lực rất lớn để thực hiện hiệu quả các sáng kiến và chính sách nhằm giải quyết ô nhiễm môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Các tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam như Thanh niên, Phụ nữ và Hội nông dân, và các tổ chức phi chính phủ, đã tích cực tham gia và đồng hành cùng những nỗ lực của Chính phủ và tại Diễn đàn hôm nay Thứ trưởng đề nghị các tổ chức xã hội dân sự Việt Nam sẽ chia sẻ với các CSO từ khắp nơi trên thế giới thực tiễn của họ, đóng góp vào các khuyến nghị của Diễn đàn cho Hội đồng GEF.
 
Chia sẻ tại Diễn đàn, Bà Naoko Ishii Giám đốc điều hành GEF cho biết bà đến Việt Nam lần đầu vào năm 1996 và sau hơn 20 năm bà đã chứng kiến Việt Nam phát triển tuyệt vời về mọi mặt. Tại diễn đàn lần này, Bà Naoko Ishii cho biết có nhiều mục tiêu, ý tưởng của CSO đóng góp vào định hướng cho GEF-7. Bà Naoko Ishii cho biết tất cả các quốc gia, tổ chức cần phải nỗ lực hơn nữa để cùng nhau chuyển đổi sang hệ sinh thái bền vững hơn. Bà Naoko Ishii cảm ơn Chính phủ Việt Nam đã tổ chức hội nghị lần này và với những mục tiêu, cam kết, định hướng được đưa ra sẽ là tiền đề để 4 năm sau tất cả cùng nhìn nhận lại sự thành công, chứng minh được đây là diễn đàn của những nỗ lực chung toàn cầu.
 
Trong khi đó, Bà Lucy Mulenkei, Chủ tịch nhóm tư vấn người bản địa (IPLC) cho biết bà đã làm việc với rất nhiều tổ chức CSO khác nhau trên thế giới và đều đạt được những kết quả ấn tượng, trong đó tại các quốc gia đang phát triển có những đóng góp rất quan trọng. Tại GEF-6 lần này, bà Lucy Mulenkei hy vọng sẽ đưa ra những chiến lược tối ưu trong bối cảnh toàn cầu hiện nay đang bị ảnh hưởng nặng nề do biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường.
 
Bà Lucy Mulenkei mong muốn tiếp tục có sự hợp tác toàn diện với GEF, với các tổ chức CSO trên toàn thế giới để giải quyết các vấn đề thực tiễn nhất góp phần vào ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học.
 
Bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, đại diện của Chương trình Quốc gia của Chương trình tài trợ các dự án nhỏ (Small Grants Programme - SGP) cho biết, SGP Việt Nam đã được triển khai từ năm 1999. Kể từ đó, SGP Việt Nam đã phát triển trở thành một chương trình hoạt động đầy đủ và hiện đang trong giai đoạn vận hành thứ năm. SGP được phát triển với mục tiêu phác thảo rõ ràng hơn về cách tiếp cận của SGP Việt Nam và các tiêu chí đánh giá của Qũy Môi trường toàn cầu (GEF). Cụ thể là các đầu mối khuôn khổ khu vực chiến lược cho GEF 5 và các điều kiện để tham gia SGP. Ngoài ra, chiến lược CPS còn góp phần cung cấp các hướng dẫn về hoạt động, huy động nguồn lực, giám sát và đánh giá, và quản lý tri thức.
 
Bà Thanh Huyền cho biết, CSO ở Việt Nam đã luôn gắn kết với Chính phủ để tham gia vào các chương trình phát triển của chính phủ bảo vệ môi trường, bảo vệ sự đa dạng sinh học. Tại hội thảo lần này, sẽ là cơ hội CSO Việt Nam có thể lắng nghe những ý kiến chia sẻ, những kinh nghiệm của các CSO thế giới về những câu chuyện thành công của họ và hy vọng có thể áp dụng những mô hình thành công này tại Việt Nam, cùng chung tay bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
BTV - Nguồn: Monre
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: CSO đóng góp tích cực trong tương lai của môi trường toàn cầu

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Những chính sách đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 8

Những chính sách đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 8

(Tin Môi Trường) - Ba luật về đất đai, nhà ở; kiểm kê đất đai toàn quốc; các trường hợp di dời khẩn cấp nhà chung cư, đăng ký xe bằng dịch vụ công trực tuyến; các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất, có hiệu lực từ tháng 8.

Tin Môi Trường
 Chủ đề Ngày Khí tượng Thế giới năm 2024: “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”

Chủ đề Ngày Khí tượng Thế giới năm 2024: “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”

(Tin Môi Trường) - Tổ chức Khí tượng thế giới (World Meteorological Organization - WMO) đã cố bố chủ đề Ngày Khí tượng thế giới năm 2024 là “At the frontline of climate action” – “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”.

VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI