Chính sách - Dự án » Dự án
Công trình chống ngập ở TPHCM... chờ vốn
(08:18:53 AM 15/02/2012)
Để cứu quận Thủ Đức - một trong những quận thường xuyên bị ngập, UBND TPHCM đã chi hơn 253 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách để xây 5 cống ngăn triều. Trong đó, cống ngăn triều đầu tiên tại rạch Gò Dưa đã được khởi công. Sau khi dự án này hoàn thành sẽ giải quyết tình trạng ngập do triều cường cho các phường Hiệp Bình Chánh, Linh Đông, Tân Phú, Tam Bình. Sau đó, lần lượt các cống ngăn triều tại rạch Ông Dầu, rạch Đá, rạch Cầu Đúc Nhỏ… (phường Hiệp Bình Phước và Hiệp Bình Chánh) cũng sẽ được khởi công. Theo thiết kế, 5 cống này làm bằng bê tông cốt thép, rộng 35m và dài 15m, có van đóng mở. Tại mỗi cống đều có một nhà quản lý vận hành và một trạm biến áp. Khi dự án hoàn thành, ngoài tác dụng tiêu nước khi có mưa và triều cường, còn có tác dụng kiểm soát, xử lý tình trạng ngập úng khi xảy ra tổ hợp bất lợi như triều cường kết hợp với mưa lớn, thậm chí trong cả trường hợp các hồ chứa xả lũ. Đặc biệt, dự án này sẽ bảo đảm an toàn cho 3.000 hộ dân trên lưu vực 2.100ha và các cơ sở hạ tầng, dân sinh trên địa bàn quận Thủ Đức. Trong những năm qua, TP đã triển khai hàng loạt dự án thoát nước. Đến nay đã đưa vào sử dụng trên 200km cống mới, xây dựng chừng ấy đê bao, giúp giảm gần 200 điểm ngập trên toàn TP. Xây dựng hàng loạt cống ngăn triều và các trạm bơm có quy mô lớn. Đơn cử như cống ngăn triều cường khu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè, một trong những công trình quan trọng, giúp cho những khu vực vốn hay bị ngập nặng của TP giảm ngập sau khi hệ thống cống được đưa vào sử dụng dự kiến vào ngày 9-12-2012, góp phần rất lớn vào việc kiểm soát mực nước triều ở khu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè, giải quyết căn bản tình trạng ngập nước của khoảng 500ha vùng đất trũng trong tổng số gần 3.400ha tại các quận 1, Bình Thạnh, Phú Nhuận; cải thiện cảnh quan môi trường xung quanh... Bên cạnh đó, trạm bơm bến Phú Lâm, quận 6 sắp đưa vào vận hành trong mùa mưa này. Với công suất 15m³/s sẽ giải quyết ngập nước khu vực các tuyến cống trên đường Bình Thới, Minh Phụng, 3 Tháng 2, Hùng Vương...
Nhưng nhìn tổng thể, việc giải quyết tình trạng ngập tại TP còn nhiều hạn chế. Hệ thống thoát nước chỉ đạt 25% so với yêu cầu hiện tại (chỉ có 1.500km so với 6.000km cống thoát nước theo quy hoạch đến năm 2020), thường xuyên bị quá tải do thiết kế, xây lắp và khâu quản lý vận hành thiếu đồng bộ, trong khi nhiều tuyến kênh rạch thoát nước quan trọng không được nạo vét đúng kỹ thuật do tình trạng lấn chiếm làm chặn hướng thoát nước. Nhiều công trình thoát nước lớn đã hoàn thành trục chính nhưng chưa kết nối đồng bộ với hệ thống thoát nước hiện hữu. Hiện nay nhiều dự án muốn triển khai xây dựng nhưng không có vốn, trong khi đó dự án kênh Ba Bò không thiếu tiền nhưng không thể triển khai thi công vì còn vài hộ có đất trong phạm vi dự án chưa giải tỏa được, khiến tiến độ công trình bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Theo Trung tâm chống ngập, việc chậm trễ này sẽ dẫn đến việc không phát huy được hiệu quả điều tiết nước trong mùa mưa 2012, do tuyến kênh dẫn dòng thực hiện gần hoàn tất thì vướng hai hộ ở cuối tuyến chưa bàn giao mặt bằng. Hiện tại đoạn kênh phía thượng nguồn đã mở rộng đủ khẩu độ, nếu điểm thắt cổ chai này không được khai thông, mùa mưa tới nước mưa, nước thải từ phía Bình Dương đổ về thì toàn bộ khu vực hạ nguồn sẽ lãnh đủ. Theo báo cáo của các chủ đầu tư, tiến độ thực hiện các công trình đều triển khai chậm so với kế hoạch. Dự án cải tạo kênh Ba Bò có hạng mục công trình chậm tiến độ hơn 2,5 năm. Nguyên nhân chậm ở các công trình hiện nay phần lớn đều ách tắc ở khâu giải tỏa đền bù, khiến công trình chưa thể hoàn thành và phát huy tác dụng.
Trong khi đó, thời gian tới, TP tập trung triển khai xây dựng 4 cống kiểm soát triều: sông Kinh, Phú Xuân, Vàm Thuật và Tân Thuận; các dự án công trình đê bao, nạo vét kênh trục thoát nước chính như đoạn từ Bến Súc đến tỉnh lộ 8, đoạn từ sông Vàm Thuật (bờ hữu sông Sài Gòn) đến sông Kinh Lộ (sông Nhà Bè) đi ngang qua các khu vực phát triển đô thị, khu công nghiệp và cảng Hiệp Phước, bờ tả sông Sài Gòn… Tập trung nạo vét các kênh trục thoát nước chính: Nạo vét rạch Thủ Đào, rạch Bà Lớn, Ông Lớn, Lung Mân, xóm Củi, Ông Bé, Thầy Tiêu, rạch Tra - kênh Xáng - An Hạ, kênh Xáng Lớn, Cầu Suối, Đồng Tiến, Ông Búp và nhiều kênh rạch khác trong nội thị. Để làm được những dự án trên, UBND TPHCM kiến nghị Bộ NN-PTNT trình Chính phủ bổ sung nguồn vốn đối với các công trình kiểm soát triều thuộc quy hoạch thủy lợi chống ngập úng khu vực TP. Đồng thời xem xét, chấp thuận bố trí vốn từ nguồn trái phiếu Chính phủ khoảng 2.000 tỷ đồng để đầu tư xây dựng 2 cống kiểm soát triều Tân Thuận và sông Kinh. Muốn chống ngập hiệu quả với điều kiện cả 12 cống phải sớm được thi công để hoàn thành đồng bộ trong bài toán quản lý vận hành hệ thống. Vấn đề nan giải hiện nay là làm sao huy động được nguồn vốn để triển khai hàng loạt công trình trọng điểm nêu trên. |
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Dự án resort ở Bà Rịa- Vũng Tàu "xén" trên 30ha khu bảo tồn thiên nhiên
- Nhiều sai phạm tại Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh ở Kon Tum
- Đồng Nai báo cáo: Aqua City có nhiều dự án, hạng mục xây không phép, không phù hợp quy hoạch
- Novaland lên tiếng sau khi Công an TP HCM yêu cầu cung cấp hồ sơ dự án Aqua City
- Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu Đắk Nông cung cấp hồ sơ dự án điện gió
- Công trình hồ nước ngọt lớn nhất Cà Mau 3 năm "đội vốn" hàng chục tỷ đồng
- Ninh Thuận: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư
- Dự án ở Quảng Ngãi từ 60 tỉ đồng “phình to” lên 1.500 tỉ đồng
- Đắk Nông:Một dự án nông lâm nghiệp để mất hơn 400 ha rừng tự nhiên
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Những chính sách đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 8
(Tin Môi Trường) - Ba luật về đất đai, nhà ở; kiểm kê đất đai toàn quốc; các trường hợp di dời khẩn cấp nhà chung cư, đăng ký xe bằng dịch vụ công trực tuyến; các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất, có hiệu lực từ tháng 8.
Chủ đề Ngày Khí tượng Thế giới năm 2024: “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”
(Tin Môi Trường) - Tổ chức Khí tượng thế giới (World Meteorological Organization - WMO) đã cố bố chủ đề Ngày Khí tượng thế giới năm 2024 là “At the frontline of climate action” – “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”.