Chính sách - Dự án » Dự án
Chủ nhật, 19/01/2025, 02:27:59 AM (GMT+7)
Chiến lược mới của Nhóm Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam
(22:33:14 PM 20/12/2011)(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)-Chiến lược mới của Nhóm Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho giai đoạn năm năm tới, kết thúc vào giữa năm 2016, sẽ hỗ trợ những cải cách và các khoản đầu tư được coi là then chốt cho quá trình chuyển đổi thành công của Việt Nam thành một quốc gia thu nhập trung bình.
>> Tây Ban Nha đứng đầu thế giới về sản lượng nấm "kim cương đen" >> Phát huy giá trị các khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam >> Sữa hạt Vinamilk Super Nut “ẵm” trọn 3 giải thưởng quốc tế từ các tổ chức uy tín, hàng đầu trên thế giới >> Hưởng ứng Ngày Nước thế giới (22/3) - Quản lý hiệu quả tài nguyên nước, hướng tới phát triển bền vững >> Hưởng ứng Ngày Voi thế giới (12/8): Nâng cao nhận thức về bảo vệ voi
Ảnh minh họa
Trước đó, vào ngày 15/12/2011, Ban Giám đốc Điều hành của Nhóm Ngân hàng Thế giới đã thảo luận về Chiến lược Đối tác Quốc gia Việt Nam (CPS) cho giai đoạn 2012-2016 và phê duyệt các hoạt động đầu tiên theo CPS mới.
CPS sẽ hỗ trợ các khoản đầu tư, chương trình và tư vấn trong một khuôn khổ chiến lược gồm ba trụ cột và ba chủ đề xuyên suốt. Ba trụ cột gồm có: (i) tăng cường khả năng cạnh tranh của Việt Nam trong nền kinh tế khu vực và toàn cầu, (ii) tăng cường tính bền vững trong quá trình phát triển của Việt Nam, và (iii) mở rộng điều kiện tiếp cận với các cơ hội kinh tế xã hội.
Các chủ đề xuyên suốt gồm có: (i) tăng cường quản trị, (ii) hỗ trợ bình đẳng giới và (iii) tăng cường khả năng chịu đựng khi đối mặt với các cú sốc kinh tế từ bên ngoài, các thảm họa thiên nhiên, và tác động của biến đổi khí hậu.
“Đây là Chiến lược Đối tác Quốc gia đầu tiên của Ngân hàng Thế giới với Việt Nam kể từ khi Việt Nam trở thành nước thu nhập trung bình thấp vào năm 2009”, bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, nói. “Chiến lược mới sẽ kế thừa chiến lược trước đây, đồng thời đưa ra một số thay đổi chiến lược nhằm làm sâu thêm những trọng tâm mang tính chiến lược trong chương trình của Ngân hàng Thế giới, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, và mang lại kết quả phát triển nhanh hơn."
Trong giai đoạn CPS mới, phân bổ dự kiến từ nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng Thế giới, Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA), để hỗ trợ Việt Nam là khoảng 2,8 tỷ SDR (tương đương 4,2 tỷ đô la Mỹ). Đây sẽ là lượng vốn IDA được phân bổ lớn nhất cho Việt Nam từ trước đến nay, phản ánh hiệu quả hoạt động của Việt Nam cũng như việc tăng tổng thể nguồn IDA. Việt Nam cũng sẽ có thể truy cập nguồn IBRD (Ngân hàng Quốc tế về Tái thiết và Phát triển), dự kiến khoảng 770 triệu USD đến giữa năm 2014.
CPS nêu ra một số thành tựu phát triển quan trọng của Việt Nam, bao gồm:
- Cuộc cải cách chính trị xã hội (Đổi Mới) bắt đầu từ năm 1986 đã đưa Việt Nam từ một trong những nước nghèo nhất thế giới với thu nhập bình quân đầu người dưới 100 đô la Mỹ, thành một nước có thu nhập trung bình thấp với thu nhập bình quân đầu người là 1.130 đô la Mỹ vào cuối năm 2010.
- Tỉ lệ người nghèo đã giảm từ 58% vào năm 1993 xuống 14,5% năm 2008 và Việt Nam đã đạt được năm trong tổng số mười mục tiêu phát triển thiên niên kỷ ban đầu (MDG) và đang tiến rất tốt trên đường đạt thêm hai mục tiêu nữa vào năm 2015.
Chiến lược cũng nhấn mạnh một số thách thức đối với đất nước, gồm duy trì mức tăng trưởng cao với bình ổn kinh tế vĩ mô, tăng cường khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, quản lý môi trường và tài nguyên thiên nhiên hợp lý, giải quyết đói nghèo dai dẳng ở các cộng đồng vùng sâu vùng xa, và đạt kết quả phát triển nhanh hơn.
Để giải quyết những thách thức này, CPS được kỳ vọng sẽ hỗ trợ Chính phủ Việt Nam thực hiện Chiến lược Phát triển Kinh tế Xã hội 2011-2020, tập trung vào cải cách cấu trúc, bền vững môi trường, bình đẳng xã hội và những vấn đề mới nổi lên trong việc bình ổn kinh tế vĩ mô.
Kể từ năm 1993 khi quay lại Việt Nam, Ngân hàng Thế giới đã cung cấp gần 14 tỷ đô la Mỹ các khoản tín dụng, vốn vay và viện trợ để giúp đất nước duy trì tăng trưởng và chống lại đói nghèo.
Ba hoạt động được Ban Giám đốc Điều hành của Ngân hàng Thế giới phê duyệt ngày 15/12/2011 sử dụng tín dụng IDA với tổng giá trị là 457 triệu đô la Mỹ: 150 triệu đô la Mỹ cho chương trình Tín dụng Hỗ trợ Giảm nghèo 10 (PRSC 10), 210 triệu đô la Mỹ cho Dự án Phát triển thành phố hạng trung và 97 triệu đô la Mỹ là tài chính bổ sung cho Dự án Giao thông Nông thôn 3.
Chương trình Tín dụng Hỗ trợ Giảm nghèo lần thứ 10, hoạt động cuối cùng trong chuỗi dự án từ năm 2001 cung cấp sự hỗ trợ liên tục cho chương trình cải cách trung hạn của Việt Nam. Loạt họat động này là một phương tiện để Ngân hàng Thế giới và cộng đồng đối tác quốc tế hỗ trợ chương trình cải cách chính sách của một quốc gia có thành quả về phát triển kinh tế và giảm nghèo, và đang nổi lên từ những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.Chương trình bao gồm các hoạt động chính sách trong các lĩnh vực như cải cách khu vực nhà nước, cải cách khu vực tài chính, quản lý tài chính công, các lĩnh vực xã hội, môi trường, hành chính công, và quản trị.
Dự án Phát triển Thành phố hạng trung nhằm mục đích tăng cường khả năng tiếp cận với các dịch vụ cơ sở hạ tầng đô thị đã được cải thiện ở ba thành phố cỡ trung bình tại Việt Nam một cách bền vững và hiệu quả. Các khoản đầu tư được tài trợ theo hoạt động này sẽ cải thiện điều kiện sống tổng thể và hỗ trợ sự phát triển của thành phố trong tương lai với việc cung cấp cơ sở hạ tầng ưu tiên. Tín dụng IDA sẽ tài trợ nâng cấp cơ sở hạ tầng, bao gồm cả vệ sinh môi trường đô thị, đường giao thông đô thị, cầu cống và các dịch vụ đô thị cơ bản ở Lào Cai, Phủ Lý và thành phố Vinh. Dự án cũng sẽ hỗ trợ nâng cao năng lực quy hoạch và quản lý đô thị.
Dự án Giao thông Nông thôn 3 ban đầu cũng như khoản tài chính bổ sung lần này hỗ trợ Chính phủ trong việc cải thiện khả năng tiếp cận (bao gồm cả giảm chi phí tiếp cận) của các cộng đồng nông thôn với thị trường, cơ hội kinh tế phi nông nghiệp, và các dịch vụ xã hội tại 32 tỉnh ở miền Bắc và Trung Việt Nam. Tài chính bổ sung sẽ tài trợ cho những chi phí vượt quá bất ngờ và điều chỉnh các hoạt động của dự án. Nó sẽ cho phép các dự án hoàn thành những con đường mục tiêu ban đầu, cho phép tiếp tục thí điểm bảo trì đường bộ và các hoạt động quản lý ở các tỉnh được lựa chọn cho một hệ thống thay thế cho thiết kế dự kiến ban đầu của dự án, cũng như cung cấp hỗ trợ tiếp tục cho khả năng phát triển chương trình.
Ba khoản tín dụng IDA có thời gian trả nợ là 25 năm và 5 năm ân hạn.
TMT
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Dự án resort ở Bà Rịa- Vũng Tàu "xén" trên 30ha khu bảo tồn thiên nhiên
- Nhiều sai phạm tại Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh ở Kon Tum
- Đồng Nai báo cáo: Aqua City có nhiều dự án, hạng mục xây không phép, không phù hợp quy hoạch
- Novaland lên tiếng sau khi Công an TP HCM yêu cầu cung cấp hồ sơ dự án Aqua City
- Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu Đắk Nông cung cấp hồ sơ dự án điện gió
- Công trình hồ nước ngọt lớn nhất Cà Mau 3 năm "đội vốn" hàng chục tỷ đồng
- Ninh Thuận: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư
- Dự án ở Quảng Ngãi từ 60 tỉ đồng “phình to” lên 1.500 tỉ đồng
- Đắk Nông:Một dự án nông lâm nghiệp để mất hơn 400 ha rừng tự nhiên
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Những chính sách đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 8
(Tin Môi Trường) - Ba luật về đất đai, nhà ở; kiểm kê đất đai toàn quốc; các trường hợp di dời khẩn cấp nhà chung cư, đăng ký xe bằng dịch vụ công trực tuyến; các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất, có hiệu lực từ tháng 8.
Chủ đề Ngày Khí tượng Thế giới năm 2024: “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”
(Tin Môi Trường) - Tổ chức Khí tượng thế giới (World Meteorological Organization - WMO) đã cố bố chủ đề Ngày Khí tượng thế giới năm 2024 là “At the frontline of climate action” – “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”.