Chính sách - Dự án » Dự án
Cao Bằng: Cần đánh giá tác động môi trường Dự án tại thị trấn Nước Hai
(14:00:33 PM 25/04/2012)
Nhu cầu được sử dụng nước sạch của gần 900 hộ dân và 70 cơ quan thị trấn Nước Hai, huyện Hòa An (Cao Bằng) trở thành vấn đề bức thiết của người dân nhiều năm qua.
Từ năm 2010, UBND thị trấn Nước Hai nhận được hỗ trợ gần 25 tỷ đồng (vốn ODA do Chính phủ Phần Lan tài trợ) cho Dự án xây dựng hệ thống cấp thoát nước và vệ sinh. Đây là một Dự án rất có lợi cho người dân, đáng ra phải được người dân đón nhận một cách hồ hởi, nhưng đến nay, Dự án này vẫn “dậm chân” tại chỗ không thể triển khai do sự phản đối quyết liệt của một bộ phận người dân tại khu vực thực hiện Dự án.
Bể BASTAF xây sát nhà dân
Theo quy hoạch, hiện Dự án xây dựng hệ thống cấp thoát nước (HTCTN) và vệ sinh (VS) tại thị trấn Nước Hai có 2 địa điểm: Xây dựng nhà máy cấp nước (tổ 2 Dạ Hương); 3 bể xử lý nước thải kiểu bể tự hoại BASTAF (Tổ 1, phố Giữa có 2 bể và tổ 1, Hoàng Bó 1 bể). Quy hoạch trên chưa được sự đồng thuận của người dân, đặc biệt là 26 hộ thuộc tổ 1, phố Giữa.
Ông Hoàng Đoàn-một người dân tại đây bức xúc nói: "Chúng tôi rất hoan nghênh việc triển khai Dự án vì đây là công trình phục vụ đời sống người dân, nhưng không đồng ý việc đặt bể xử lý nước thải trong khu dân cư với lý do sau: Từ năm 2010 đến nay, chúng tôi chưa nhận được báo cáo khoa học hay giải trình về đánh giá tác động môi trường của đơn vị chủ đầu tư (thị trấn Nước Hai) hay các đơn vị hữu quan khác. Đặc biệt, bể BASTAF có những yếu tố sau chưa đảm bảo vệ sinh môi trường( VSMT): BATSAF không kiểm soát được độ PH đầu vào. Trong trường hợp đột biến, lượng nước thải trong quá trình tắm, giặt lớn có nhiều xà phòng, hóa chất sẽ gây ức chế hoạt động của vi sinh vật, làm giảm hiệu quả quá trình xử lý. Gây tắc bể. Điều đáng lưu ý hơn là theo nhiều tài liệu cho biết, loại bể này sẽ sinh ra mùi hôi thối, khó chịu nên chỉ thích hợp với những nơi xa khu dân cư".
Hơn nữa, tại Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Quân có ghi rõ: “Việc bố trí trạm xử lý nước thải (XLNT) yêu cầu chọn ở cuối nguồn tiếp nhận theo chiều dòng chảy, ở cuối hướng gió chính của đô thị, khu vực có đủ đất dự phòng mở rộng.” Tại Quyết định này cũng nêu cụ thể: ‘Khoảng cách an toàn vệ sinh môi trường tối thiểu đối với những bể có công xuất dưới 200m3/ngày là 100m.” Tuy nhiên, các bể BATSAF ở thị trấn Nước Hai đều được thiết kế rất sát nhà dân, chỉ cách từ 1 - 5m. Như vậy có thể thấy rằng dự án này đem lại lợi ích cho cả thị trấn, nhưng lại nguy hại cho một bộ phận không nhỏ người dân sống gần bể.
Đồng thời, bà con nơi đây cũng lo sợ địa điểm xây bể nước thải nằm sát ngay cạnh sông. Hằng năm, mùa mưa lũ nước sông dâng lên thường sẽ ngập địa điểm xây bể chứa nước thải. Nếu nước lũ ngập bể đưa toàn bộ nước thải tập trung tràn ra sông, vào nhà dân sẽ gây ra ô nhiễm khôn lường.
Thực hiện Dự án chưa đúng luật
Đem thắc mắc của người dân phản ánh, chúng tôi đến gặp, trao đổi với ông Lưu Bá Sơn - Chủ tịch UBND thị trấn Nước Hai là chủ đầu tư Dự án. Ông Sơn cho biết: Công ty cổ phần nước và môi trường Việt Nam và chủ đầu tư đã khảo sát thực tế địa bàn thị trấn. Kết quả đánh giá là quỹ đất của thị trấn rất hẹp, địa hình dốc, nhiều chỗ cao gây khó khăn cho việc xây hệ thống cấp nước và thoát nước (bể xử lý nước thải). Thị trấn chỉ có vùng đất hạ lưu gần sông, bằng phẳng thuộc tổ 1, phố Giữa và tổ 1 Hoằng Bó là địa điểm hợp lý nhất để xây bể chứa nước thải theo hệ thống cấp và thoát nước. Vì vậy, đơn vị khảo sát, tư vấn và chủ đầu tư đã quyết định chọn địa điểm trên là phương án duy nhất để quy hoạch xây bể. Mặc dù biết là quỹ đất để xây dựng bể hơi sát nhà dân, nhưng không còn phương án nào khác.
Dự án này gồm 2 hạng mục, cấp và xử lý nước thải, về hạng mục cấp nước thì triển khai rất thuận lợi, duy chỉ có hạng mục xây bể xử lý nước thải là vấp phải sự phản đối quyết liệt của bà con sống quanh khu vực này. Điều làm UBND thị trấn Nước Hai lo ngại là nếu đến hết 30/4 này mà không triển khai được Dự án, phía Chính phủ Phần Lan sẽ cắt vốn, nên bằng giá nào cũng phải thực hiện được.
Trong quá trình nghiên cứu hồ sơ vụ việc, chúng tôi còn phát hiện nhiều vấn đề mà UBND thị trấn Nước Hai thực hiện chưa đúng luật. Đó là trong hồ sơ dự án chưa hề có báo cáo đánh giá tác động môi trường (điều này bản thân ông Lưu Bá Sơn cũng đã thừa nhận). Trong khi đó, Công văn số 51/CV-UBND của UBND huyện Hoà An trả lời đơn khiếu lại của ông Hoàng Xuân Giang lại ghi rõ: “Đã tiến hành hoàn chỉnh bản vẽ chi tiết, đánh giá tác động môi trường và một số việc khác.” Như vậy có thể thấy việc này chưa minh bạch với người dân.
Mặt khác giai đoạn đầu của Dự án, UBND huyện Hoà An giao cho UBND thị trấn Nước Hai tự lập Ban giải phóng mặt bằng là sai với luật định. Nên khi làm việc với chúng tôi, ông Sơn không hề đưa ra được những biên bản họp dân về vấn đề giải phóng mặt bằng để triển khai Dự án. Ông Sơn cũng thừa nhận do áp lực về tiến độ, nên trong quá trình thực hiện giải phóng mặt bằng còn làm thiếu một số khâu cần thiết...
Việc Chính phủ Phần Lan tài trợ gần 25 tỷ đồng cho Dự án xây dựng hệ thống cấp thoát nước và vệ sinh thị trấn Nước Hai là rất cần thiết. Dự án đáp ứng nhu cầu dùng nước sạch cho hơn 900 hộ dân của thị trấn nghèo này. Chính vì vậy, chủ đầu tư là UBND thị trấn cần sớm tìm ra giải pháp để thực hiện có hiệu quả nguồn vốn, song cũng cần tính đến những tác hại do Dự án gây ra cho những người dân sống quanh khu vực xây dựng bể xử lý nước thải.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Dự án resort ở Bà Rịa- Vũng Tàu "xén" trên 30ha khu bảo tồn thiên nhiên
- Nhiều sai phạm tại Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh ở Kon Tum
- Đồng Nai báo cáo: Aqua City có nhiều dự án, hạng mục xây không phép, không phù hợp quy hoạch
- Novaland lên tiếng sau khi Công an TP HCM yêu cầu cung cấp hồ sơ dự án Aqua City
- Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu Đắk Nông cung cấp hồ sơ dự án điện gió
- Công trình hồ nước ngọt lớn nhất Cà Mau 3 năm "đội vốn" hàng chục tỷ đồng
- Ninh Thuận: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư
- Dự án ở Quảng Ngãi từ 60 tỉ đồng “phình to” lên 1.500 tỉ đồng
- Đắk Nông:Một dự án nông lâm nghiệp để mất hơn 400 ha rừng tự nhiên
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Những chính sách đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 8
(Tin Môi Trường) - Ba luật về đất đai, nhà ở; kiểm kê đất đai toàn quốc; các trường hợp di dời khẩn cấp nhà chung cư, đăng ký xe bằng dịch vụ công trực tuyến; các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất, có hiệu lực từ tháng 8.
Chủ đề Ngày Khí tượng Thế giới năm 2024: “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”
(Tin Môi Trường) - Tổ chức Khí tượng thế giới (World Meteorological Organization - WMO) đã cố bố chủ đề Ngày Khí tượng thế giới năm 2024 là “At the frontline of climate action” – “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”.