Chính sách - Dự án » Dự án
Hà Nội sẽ triển khai dự án thành phố bên sông Hồng
(18:25:36 PM 18/06/2011)
Chiều 6/7, Ban Chấp hành Đảng bộ Hà Nội đã xem xét quy hoạch sông Hồng đoạn qua Hà Nội. Theo Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc, toàn bộ tuyến sông Đà – sông Hồng tiếp giáp và chảy qua Hà Nội mở rộng dài tới 180 km nên sẽ phải giải quyết trong một dự án khác. Do vậy, trước mắt, thành phố chỉ quy hoạch 40 km như trước khi Hà Nội mở rộng.
Ông Tô Anh Tuấn cũng cho biết, Hà Nội sẽ ký thỏa thuận với thành phố Seoul (Hàn Quốc) về hợp tác sau khi lập quy hoạch cơ bản để thực hiện giai đoạn II của dự án. Giai đoạn này sẽ tiếp tục chỉnh sửa và hoàn thiện quy hoạch để trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt với sự tham gia đóng góp tài chính của doanh nghiệp Hàn Quốc.
Cũng trong giai đoạn II, quy hoạch sông Hồng sẽ được hoàn chỉnh và trình Hội đồng thẩm định quốc gia. Sau khi điều chỉnh theo ý kiến của Hội đồng thẩm định quốc gia, dự án quy hoạch sẽ trình Thủ tướng, báo cáo Quốc hội thông qua.
Thành phố Hà Nội cũng sẽ tổ chức báo cáo, lấy ý kiến các bộ ngành chức năng, cơ quan liên quan về dự án và tiến hành thí nghiệm để có thêm cơ sở khẳng định phương án thoát lũ sông Hồng đảm bảo an toàn.
Di dân được coi là một trong vấn đề khó khăn nhất của dự án. Theo ông Tô Anh Tuấn, nếu di dời tất cả các hộ dân nằm trong phạm vi tuyến thoát lũ và hành lang bảo vệ đê thì khối lượng giải tỏa rất lớn. Do vậy, cần nghiên cứu để giảm số hộ dân di dời, tái định cư trong các khu vực xây dựng đô thị. Hiện ước tính có tới 39.100 hộ dân phải di chuyển.
Phối cảnh quy hoạch sông Hồng qua Hà Nội. Ảnh: Đoàn Loan |
Tại hội nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị nhấn mạnh, mục tiêu quan trọng của dự án là phải bảo đảm an toàn về lũ, phát triển kinh tế - xã hội, môi trường đô thị. Đồng thời đây là cơ hội cho thủ đô phát triển đồng bộ khu vực hai bên sông Hồng trở thành đô thị văn minh, hiện đại, có không gian cây xanh, mặt nước, tôn thêm vẻ đẹp và diện mạo mới của thủ đô, xứng tầm với đất nước 100 triệu dân trong những năm sắp tới.
Bí thư Thành ủy yêu cầu các ngành cần có các giải pháp, chính sách phù hợp, đồng bộ, sát thực tế trong bố trí tái định cư, giải phóng mặt bằng vì đây là dự án có tác động và ảnh hưởng rộng lớn tới xã hội và đông đảo dân cư trên địa bàn thành phố.
“Cần nghiên cứu quy hoạch đô thị khu vực dân cư đã có ven sông theo hướng vừa đan xen cải tạo, vừa giải tỏa, xây dựng lại; xem xét giữ lại những di tích lịch sử, văn hoá, làng nghề và những điểm dân cư phù hợp với quy hoạch nhằm giảm bớt số hộ dân phải di dời, giảm chí phí đầu tư", Bí thư khẳng định.
Dự án quy hoạch phát triển sông Hồng đoạn qua Hà Nội dự kiến có vốn đầu tư trên 7 tỷ USD và phải di dời 39.100 hộ (170.000 dân). Sau khi hoàn thành, sông Hồng sẽ trở thành trục không gian chính của thành phố Hà Nội với những cao ốc tài chính quốc tế, chung cư cao cấp, công viên đô thị ở ven bờ sông.
Cuối năm 2008, Hà Nội đã tổ chức triển lãm Quy hoạch cơ bản phát triển sông Hồng, đoạn qua Hà Nội. Thống kê cho thấy, 37,8 phần trăm người trả lời phiếu đồng ý toàn bộ dự án; 30,5 phần trăm đồng ý hầu hết thành phần dự án và 27 phần trăm chỉ đồng ý một phần dự án. Có 4,6 phần trăm không đồng ý triển khai dự án.
Nhiều người đã nghi ngờ tính khả thi của dự án bởi khối lượng di dân và vốn đầu tư lớn, khó trị thủy sông Hồng và ảnh hưởng về môi trường, văn hóa...
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Dự án resort ở Bà Rịa- Vũng Tàu "xén" trên 30ha khu bảo tồn thiên nhiên
- Nhiều sai phạm tại Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh ở Kon Tum
- Đồng Nai báo cáo: Aqua City có nhiều dự án, hạng mục xây không phép, không phù hợp quy hoạch
- Novaland lên tiếng sau khi Công an TP HCM yêu cầu cung cấp hồ sơ dự án Aqua City
- Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu Đắk Nông cung cấp hồ sơ dự án điện gió
- Công trình hồ nước ngọt lớn nhất Cà Mau 3 năm "đội vốn" hàng chục tỷ đồng
- Ninh Thuận: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư
- Dự án ở Quảng Ngãi từ 60 tỉ đồng “phình to” lên 1.500 tỉ đồng
- Đắk Nông:Một dự án nông lâm nghiệp để mất hơn 400 ha rừng tự nhiên
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Những chính sách đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 8
(Tin Môi Trường) - Ba luật về đất đai, nhà ở; kiểm kê đất đai toàn quốc; các trường hợp di dời khẩn cấp nhà chung cư, đăng ký xe bằng dịch vụ công trực tuyến; các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất, có hiệu lực từ tháng 8.
Chủ đề Ngày Khí tượng Thế giới năm 2024: “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”
(Tin Môi Trường) - Tổ chức Khí tượng thế giới (World Meteorological Organization - WMO) đã cố bố chủ đề Ngày Khí tượng thế giới năm 2024 là “At the frontline of climate action” – “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”.