»

Thứ năm, 21/11/2024, 19:45:36 PM (GMT+7)

Hà Nội khởi công dự án thoát nước 370 triệu USD

(18:26:49 PM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - "Với điều kiện kinh tế của Hà Nội hiện nay, nếu đầu tư quá nhiều tiền để làm một trạm bơm hay hệ thống tiêu thoát 50 năm mới dùng đến một lần thì quá lãng phí" Giám đốc ban quản lý dự án thoát nước Hà Nội Phạm Văn Cường đánh giá.

"Với điều kiện kinh tế của Hà Nội hiện nay, nếu đầu tư quá nhiều tiền để làm một trạm bơm hay hệ thống tiêu thoát 50 năm mới dùng đến một lần thì quá lãng phí" Giám đốc ban quản lý dự án thoát nước Hà Nội Phạm Văn Cường đánh giá.  

 

Sáng nay, giai đoạn 2 dự án thoát nước Hà Nội khởi công với gói thầu nâng gấp đôi công suất trạm bơm Yên Sở lên 90 m3 một giây. Tổng số vốn đầu tư cho giai đoạn này là 370 triệu USD.

 

Ông Phạm Văn Cường, giám đốc ban quản lý dự án thoát nước Hà Nội, cho biết, sau khi hoàn thành giai đoạn 2 (dự kiến cuối 2011), hệ thống tiêu thoát của thủ đô chống chịu được với trận mưa 310 mm trong hai ngày, tần suất 10 năm lặp lại một lần.

 

Tuy nhiên, diện tích bao phủ của giai đoạn này chỉ mới dừng lại ở khu vực bốn quận nội thành, giới hạn bởi sông Tô Lịch và sông Hồng (77,5 km2). Chỉ đến khi hoàn tất toàn bộ dự án thoát nước, khu vực tiêu thoát mới mở rộng ra cả lưu vực sông Nhuệ (135,4 km2). Sau mốc này, hai quận Cầu Giấy và Thanh Xuân mới nằm trong hệ thống thoát nước chung của thành phố.

 

Về khả năng nâng công suất trạm bơm Yên Sở cũng như năng lực tiêu thoát của Hà Nội hơn nữa để đối phó với các trận mưa lớn như vừa qua, ông Cường cho rằng, thiết kế hiện tại là phù hợp. Việc nâng thêm công suất là có thể được nhưng cần thời gian nghiên cứu.

 

Năm năm tới, khi hoàn tất dự án thoát nước, Hà Nội sẽ vẫn ngập nếu mưa trên 300 mm. Ảnh: Nguyễn Hưng.

 

Ồng Cường khẳng định, các yếu tố như năng lực tiêu thoát, chu kỳ bảo vệ đều được xác định sau khi khảo sát số liệu thủy văn hàng chục năm qua. Các thành phố ở Đông Nam Á, thậm chí của Nhật Bản cũng chỉ xây dựng hệ thống tiêu thoát cho trận mưa 5-10 năm lặp lại một lần. Khi điều kiện kinh tế cho phép, họ mới tính toán nâng chu kỳ bảo vệ lên 20-50 năm.

 

"Theo tôi, với điều kiện kinh tế của Hà Nội hiện nay chỉ làm được thế. Nếu đầu tư quá nhiều tiền để làm một trạm bơm hay hệ thống tiêu thoát 50 năm mới dùng đến một lần thì quá lãng phí", ông Cường nói.

 

Dự án thoát nước Hà Nội có tổng số vốn đầu tư khoảng 1,2 tỷ USD với diện tích hơn 240 ha trải dài trên địa bàn chín quận, huyện.

 

Giai đoạn 1 hoàn thành năm 2005 (180 triệu USD), giai đoạn 2 đang tiến hành. Sau khi giải quyết được trận mưa 310 mm/2 ngày cho 77,5 km2 nội thành, dự án tiếp tục mở rộng ra lưu vực sông Nhuệ và xây dựng các nhà máy xử lý nước thải. Dự kiến đến cuối 2013, toàn bộ dự án hoàn tất.

 

(Theo VnExpress)

TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Hà Nội khởi công dự án thoát nước 370 triệu USD

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Những chính sách đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 8

Những chính sách đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 8

(Tin Môi Trường) - Ba luật về đất đai, nhà ở; kiểm kê đất đai toàn quốc; các trường hợp di dời khẩn cấp nhà chung cư, đăng ký xe bằng dịch vụ công trực tuyến; các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất, có hiệu lực từ tháng 8.

Tin Môi Trường
 Chủ đề Ngày Khí tượng Thế giới năm 2024: “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”

Chủ đề Ngày Khí tượng Thế giới năm 2024: “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”

(Tin Môi Trường) - Tổ chức Khí tượng thế giới (World Meteorological Organization - WMO) đã cố bố chủ đề Ngày Khí tượng thế giới năm 2024 là “At the frontline of climate action” – “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”.

VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI