»

Thứ bảy, 18/01/2025, 11:12:26 AM (GMT+7)

Giới khoa học Trung Quốc cảnh báo dự án đập thuỷ điện

(18:25:26 PM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - Các nhà hoạt động bảo vệ môi trường Trung Quốc đã cảnh báo, việc xây hệ thống đập thuỷ điện trên sông Dương Tử có thể khiến những loài cá quý hiếm bị tiêu diệt.

Chương trình xây dựng các con đập thuỷ điện khổng lồ sẽ tạo ra nhiều hậu quả lớn về môi trường.

 

Dự án đập Xiaonanhai sẽ được xây dựng ở vị trí thượng nguồn sông, cách trung tâm Trùng Khánh chừng 30km. Trung Quốc hy vọng sử dụng điện tạo ra từ hệ thống đập trên các sông lớn để đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày một gia tăng. Quan chức Trung Quốc hiện đang xem xét dự án này, và nhiều nhà phân tích tin rằng, việc thông qua sơ bộ dự án sẽ diễn ra vào cuối tháng.

 

Nhiều nhà khoa học Trung Quốc và nước ngoài lo lắng là, đập thuỷ điện sẽ xâm lấn khu bảo tồn cá quý hiếm trên Dương Tử - con sông dài nhất Trung Quốc. Khu bảo tồn là ngôi nhà của 180 loài cá quý hiếm khác nhau như cá tầm, cá heo không vây vốn đang gặp nguy hiểm ở Trung Quốc. Khu xây dựng đập thủy điện bao trùm gần 400km thượng nguồn Dương Tử - nơi mà tính đa dạng sinh thái lớn hơn những khu vực trung và hạ lưu.

 

Một nhóm gồm 8 nhà khoa học và bảo vệ môi trường của Trung Quốc tháng trước đã gửi thư ngỏ, đề nghị chính phủ huỷ bỏ kế hoạch xây dựng đập Xiaonanhai. "Tác động tiêu cực của việc phát triển quá nhiều đập thuỷ điện là phá huỷ tính đa dạng sinh thái dưới nước”, bức thư nhấn mạnh.

 

Nhiều nhóm môi trường quốc tế cũng khuyến cáo Trung Quốc nên cân nhắc kế hoạch này.

 

"Những loài cá biểu tượng của Dương Tử đang dần biến mất", Brian Richter, giám đốc Chương trình nước sạch Toàn cầu – nhóm hoạt động bảo vệ tự nhiên có trụ sở tại Arlington, Va nói. Theo ông, đập Xiaonanhai có thể là dấu chấm hết cho “một kho tàng đa dạng sinh thái dưới nước” của Dương Tử.

 

Cơn sốt xây đập

 

Quan chức chính quyền trung ương và địa phương ở Trùng Khánh chưa có câu trả lời. Trong tháng 2, Bộ Nông nghiệp Trung Quốc đã tổ chức một cuộc họp với các chuyên gia để thảo luận dự án đập Xiaonanhai.

 

Báo cáo sau cuộc họp cho thấy, các chuyên gia đã kết luận rằng, dự án có thể tác động sâu sắc tới môi trường sống của cá trong khu vực bảo tồn, họ cũng đưa ra những biện pháp đảm bảo an toàn cho môi trường này.

 

Trung Quốc là một trong những nước xây dựng đập thuỷ điện lớn nhất thế giới. Chính phủ nước này khẳng định, các nhà máy thuỷ điện có thể giảm bớt sự phụ thuộc của đại lục vào những nguồn nhiên liệu đắt tiền như than đá - nguồn năng lượng chính của Trung Quốc - đồng thời giảm khí thải nhà kính và nhiều ô nhiễm khác.

 

Sông Dương Tử đã là ngôi nhà của chiếc đập lớn nhất thế giới - đập Tam Hiệp, và các nhà nghiên cứu cho rằng, còn rất nhiều đập được lên kế hoạch xây dựng trên sông cũng như nhiều sông nhánh khác.

 

Tác giả bức thư ngỏ lo lắng việc xây dựng đập Xiaonanhai sẽ chặn dòng di trú, ngăn nước đổ ra biển và gây nguy hiểm cho các bãi đẻ trứng.

 

Trong số 338 loài cá nước ngọt tìm thấy tại sông, có 162 loài chỉ có ở Dương Tử. Tuy nhiên, số lượng các loài cá quý hiếm đã sụt giảm mạnh kể từ thập niên 80 vì hệ thống đập thuỷ điện, ô nhiễm nước, đánh bắt quá mức…

 

"Quá nhiều đập được lên kế hoạch xây dựng ở vùng thượng nguồn Dương Tử”, Mã Quân, giám đốc Học viện nghiên cứu các vấn đề môi trường và công cộng tại Bắc Kinh, một trong những người ký vào bức thư, nói.

 

Một số người còn tỏ ra nghi ngờ về tính hữu ích của công trình Xiaonanhai với bốn đập thuỷ điện lớn khác đã được chấp thuận xây dựng trên sông Kim Sa (đoạn thượng lưu của Dương Tử).

 

Công trình đập Xiaonanhai là dự án có chi phí gần 24 tỉ nhân dân tệ (3,51 tỉ USD) và mất hơn bảy năm để hoàn thành.

 

Lệnh ngừng, đập vẫn mọc lên

 

Vào ngày 11/6, Bộ Môi trường Trung Quốc đã ra quyết định dừng xây dựng hai đập thuỷ điện tại khu vực thượng nguồn sông Dương Tử, với lý do những dự án này là bất hợp pháp do khi bắt đầu không có những đánh giá về môi trường cần thiết.

 

Các đập trên là một phần thuộc dự án trị giá 200 tỉ nhân dân tệ (30 tỉ USD) liên quan tới hệ thống trạm thuỷ điện dọc theo sông Kim Sa (nhánh sông Dương Tử) ở phía tây nam Trung Quốc – nơi nhiều nhà môi trường học cho rằng, việc xây dựng đập sẽ làm tổn hại đến tính đa dạng sinh học của khu vực.

 

Theo thông tin trên trang web của Bộ Môi trường Trung Quốc đăng cuối ngày qua, hai tập đoàn điện lớn là Hoa Điện và Hoa Năng đã bắt đầu chặn khúc giữa của sông từ tháng 1 mà không được bộ này cho phép.

 

Tuy nhiên, có vẻ như các công ty vẫn làm ngơ. Vào cuối tuần qua, chương trình Tin tức trong tuần của CCTV đã đưa tin, công việc xây dựng trên hai con đập vẫn tiếp tục sau ngày 11/6. Hoạt động xây đập chỉ tạm ngừng khi các nhà kiểm tra thuộc Bộ Môi trường viếng thăm nhưng sau đó đã sớm trở lại hoạt động.

 

Tại một trong hai công trường xây dựng đập, một công nhân được hỏi có thấy thay đổi gì trong vài ngày qua hay không? Anh trả lời, tất cả mọi người đều làm quá giờ khá muộn, và họ được lệnh nhanh chóng hoàn tất công việc.

(Theo Wsj/Vietnamnet)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Giới khoa học Trung Quốc cảnh báo dự án đập thuỷ điện

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Những chính sách đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 8

Những chính sách đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 8

(Tin Môi Trường) - Ba luật về đất đai, nhà ở; kiểm kê đất đai toàn quốc; các trường hợp di dời khẩn cấp nhà chung cư, đăng ký xe bằng dịch vụ công trực tuyến; các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất, có hiệu lực từ tháng 8.

Tin Môi Trường
 Chủ đề Ngày Khí tượng Thế giới năm 2024: “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”

Chủ đề Ngày Khí tượng Thế giới năm 2024: “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”

(Tin Môi Trường) - Tổ chức Khí tượng thế giới (World Meteorological Organization - WMO) đã cố bố chủ đề Ngày Khí tượng thế giới năm 2024 là “At the frontline of climate action” – “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”.

VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI