Chính sách - Dự án » Dự án
Dự án môi trường 3R kém hiệu quả
(18:26:55 PM 18/06/2011)
Dù được đầu tư ba triệu USD từ vốn ODA của Nhật Bản, dự án phân loại rác tại nguồn (3R) tại Hà Nội không được dân ủng hộ.
Một trong những hạng mục quan trọng của dự án thí điểm này là lắp đặt thùng thu gom rác tại một số tuyến phố lớn nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của nhân dân.
Thùng rác rồi bỏ không
Tại phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, gần chục chiếc thùng rác xếp đống ở một góc phố thuộc tổ 9. Đây chính là các thùng rác để người dân phân rác theo từng loại.
Giải thích hiện tượng này, ông Nguyễn Khánh Toàn, tổ trưởng tổ dân phố 9, phường Phan Chu Trinh, cho biết do gia đình trên các tuyến phố phản đối việc đặt các thùng rác trước nhà nên phải tập trung vào một góc.
Theo ông Toàn, "Lý do chính khiến các hộ dân phản đối là các thùng rác này thường xuyên không được chùi rửa nên mất vệ sinh…".
Bị dân phản đối, cả chục thùng rác phải tập trung trước trụ sở UBND phường Láng Hạ (Hà Nội). Ảnh: Trọng Đảng. |
Tại phường Láng Hạ, các thùng rác ở nhiều tổ dân phố đang phải tập kết trước trụ sở ủy ban nhân dân phường. Sau một năm sử dụng, nhiều thùng rác bị hư hỏng nhưng không được thay thế. Ngoài thùng rác lớn, nhiều hộ dân được phát thêm các thùng rác mini để phân loại rác ngay tại nhà, nhưng nhiều người chỉ dùng có một.
Chị Hiền, ở tổ dân phố số 6, phường Nguyễn Du, cho biết: "Do thói quen và đằng nào mà chẳng là rác nên chúng tôi bỏ chung vào một thùng cho tiện...".
Bên cạnh đó, còn có một lý do khách quan khiến nhiều gia đình gom hai thùng rác làm một. “Diện tích nhà chật làm sao có chỗ để đặt đến hai thùng rác to như hai vại nước. Nếu dự án phát cho các túi nylon sẽ hợp lý hơn”, bà Loan, ở tổ 4 phường Nguyễn Du, nói.
Ở các phường Láng Hạ, Thành Công, mặc dù dự án đã triển khai được 4 - 5 tháng, tại nhiều gia đình, các thùng rác mini được phát vẫn chưa được sử dụng lần nào.
Công dã tràng
Theo Công ty Môi trường&Đô thị Hà Nội, đơn vị triển khai dự án, kết thúc giai đoạn I (năm 2009) nếu khả thi, do không duy trì đội ngũ tuyên truyền, giám sát, nên 80 phần trăm dân cư phường này đang trở lại với thói quen xả rác thải như xưa.
Theo dự án 3R, khâu phân loại rác từ đầu nguồn rất quan trọng. “Nhưng phần lớn các hộ dân ở khu vực thí điểm 3R vẫn giữ nếp sinh hoạt cũ là đổ chung rác vào một thùng khiến chúng tôi mất nhiều thời gian phân loại”, chị T.T.H nhân viên môi trường, Xí nghiệp Vệ sinh Môi trường số 4 – Công ty Môi trường&Đô thị Hà Nội, than vãn.
Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Sinh, Hội Bảo vệ Tài nguyên Môi trường Việt Nam, cho biết với một dự án có liên quan mật thiết đến đời sống dân cư, nếu không được triển khai bài bản, rất khó thu được hiệu quả.
“Dự án 3R thành công ở Nhật bản, Hàn Quốc là vì trước khi triển khai họ có sự chuẩn bị rất kỹ về đội ngũ nhân lực cũng như cơ chế hoạt động. Với Hà Nội, khâu chuẩn bị chưa kỹ, lại chưa hình thành được cơ chế hoạt động nên dự án gặp trở ngại là tất nhiên", Ông Sinh nhấn mạnh.
Theo Bà Nguyễn Hoàng Lan, Trưởng phòng Hợp tác Quốc tế, Công ty Môi trường&Đô thị Hà Nội, do đang thí điểm nên chưa thể hoàn thiện về mọi mặt, một số vấn đề như cơ chế hoạt động, quy định bố trí, sắm mới các thùng rác công cộng đối với dự án là quá tầm.
Bên cạnh đó, “Nếu dân vẫn chưa tuân thủ quy định thì dự án có triển khai như thế nào cũng trở nên vô nghĩa”, bà nhấn mạnh.
(Theo Báo Đất Việt)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Dự án resort ở Bà Rịa- Vũng Tàu "xén" trên 30ha khu bảo tồn thiên nhiên
- Nhiều sai phạm tại Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh ở Kon Tum
- Đồng Nai báo cáo: Aqua City có nhiều dự án, hạng mục xây không phép, không phù hợp quy hoạch
- Novaland lên tiếng sau khi Công an TP HCM yêu cầu cung cấp hồ sơ dự án Aqua City
- Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu Đắk Nông cung cấp hồ sơ dự án điện gió
- Công trình hồ nước ngọt lớn nhất Cà Mau 3 năm "đội vốn" hàng chục tỷ đồng
- Ninh Thuận: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư
- Dự án ở Quảng Ngãi từ 60 tỉ đồng “phình to” lên 1.500 tỉ đồng
- Đắk Nông:Một dự án nông lâm nghiệp để mất hơn 400 ha rừng tự nhiên
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Những chính sách đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 8
(Tin Môi Trường) - Ba luật về đất đai, nhà ở; kiểm kê đất đai toàn quốc; các trường hợp di dời khẩn cấp nhà chung cư, đăng ký xe bằng dịch vụ công trực tuyến; các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất, có hiệu lực từ tháng 8.
Chủ đề Ngày Khí tượng Thế giới năm 2024: “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”
(Tin Môi Trường) - Tổ chức Khí tượng thế giới (World Meteorological Organization - WMO) đã cố bố chủ đề Ngày Khí tượng thế giới năm 2024 là “At the frontline of climate action” – “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”.