Chính sách - Dự án » Dự án
Bắt đầu phát quang hồ chứa khuẩn tả
(19:32:42 PM 18/06/2011)
Sáng nay, gần 100 công nhân và máy ủi đã được huy động vào việc làm sạch hồ Linh Quang - ổ khuẩn tả giữa lòng Hà Nội - với việc bốc lên hàng trăm mét khối đất đá, bèo rác, trong sự hồ hởi của dân phường Văn Chương.
>> Đổ một tấn thuốc xuống hồ để xử lý khuẩn tả
>> Nguồn nước mặt ở một số địa phương có phẩy khuẩn tả
Các công nhân đang dọn bèo, rau... trên hồ Linh Quang. Ảnh: Hoàng Hà. |
Từ 07h00 sáng, hai chiếc máy ủi đã bắt đầu xúc, vun các đống rác ở bờ hồ Linh Quang, phía chợ tạm. Trên mặt hồ, mấy chục công nhân của hợp tác xã môi trường Thành Công tập trung dọn bèo, mùng và các cây dại. Họ đứng trên xuồng, dùng xẻng phạt ngắn các cây mùng rồi kéo lên.
Có người đứng hẳn trong làn nước đen ngòm hôi thối, giữa đám muỗi thấy động đang bay lên mù mịt. Tất cả đất đá, bèo rác này sẽ được mang đi để trả lại sự thông thoáng cho bờ hồ Linh Quang.
Các xe chuyên dụng của Công ty Cấp Thoát nước Hà Nội cũng bắt đầu hút bùn lỏng ở hồ Linh Quang, khu vực gần bờ. Ông Bùi Minh Thắng, phụ trách công việc này, cho biết sẽ cố gắng làm xong trong vòng 1 tuần.
Để ngăn ngừa nguy cơ phát tán dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm từ các ao hồ ô nhiễm, UBND thành phố Hà Nội đã yêu cầu ngành giao thông công chính chỉ đạo tổng vệ sinh ngay 30 ao hồ tù đọng trên địa bàn. Sở Giao thông công chính cho biết chính quyền các quận có hồ ô nhiễm sẽ đứng ra thực hiện công việc này. |
Ông Lê Văn Dục, Phó giám đốc Sở giao thông công chính, cho biết có gần 100 người được huy động vào việc làm sạch hồ sáng nay. Trước mắt, công việc chỉ bao gồm dọn bèo rác và hút bùn xung quanh và ven bờ.
Việc dẹp bỏ các lều tạm bên hồ vẫn chưa được thực hiện. Từ tuần sau, cơ quan chức năng mới bắt đầu điều tra cụ thể về số hộ lấn chiếm và ở tạm (ước tính có khoảng 600-700 người), khi có kết quả mới bắt đầu giải tỏa những lều lán, nhà ở trái phép.
Mặt bằng giải phóng đến đâu, Sở Giao thông Công chính sẽ triển khai nạo vét và kè bờ luôn đến đó, đồng thời đặt các trạm thoát nước tạm thời, nhà vệ sinh di động.
Với những hộ không lấn chiếm nhưng nằm trong diện tích dự án cải tạo hồ của thành phố thì phải chờ đền bù mới giải phóng mặt bằng được.
Tuy nhiên, với việc dọn vệ sinh bước đầu như trên, ông Dục cho rằng nguy cơ lây lan tả và các bệnh đường ruột khác từ hồ Linh Quang đã có thể giảm đáng kể. Các xét nghiệm mẫu nước hồ gần đây nhất đã cho kết quả âm tính với khuẩn tả; chứng tỏ 1,4 tấn hóa chất đổ xuống vào cuối tháng 3 đã phát huy tác dụng.
Hồ Linh Quang được làm sạch là điều mà các hộ dân phường Văn Chương mong đợi từ rất lâu. Đứng xem các xe ủi gom rác, ông Đông, sống ở dãy phố đối diện chợ tạm, hồ hởi: "Lúc nào tôi cũng lo rằng cứ hít phải cái mùi kinh khủng này thì con cháu sẽ sinh bệnh mất. Hy vọng sau đợt này sẽ được thở không khí trong lành hơn".
Còn bà Liên, cũng sống ở gần hồ Linh Quang, cho biết nhiều năm trước đã rất mừng khi nghe tin hồ sẽ được cải tạo theo một dự án của thành phố, nhưng rồi thất vọng thấy nó ngày một bẩn hơn: "May mà có bệnh tả, báo chí nói mạnh quá nên lần này hồ mới được dọn nhanh như vậy, không thì chả biết đợi đến bao giờ!".
Sáng nay, các hàng thịt lợn vẫn được bán cạnh khu vực đang được dọn vệ sinh. Ảnh: Hoàng Hà. |
Tuy nhiên, người dân ở đây vẫn khá chủ quan với bệnh tả. Bên kia đường, các xe vệ sinh đang xúc rác, không khí đầy bụi và bốc mùi; bên này đường, chỉ cách vài mét, các tảng thịt lợn, thịt bò, nội tạng của những quán chợ tạm Văn Chương được "di tản" ra đây vẫn được bày bán, và có khá nhiều người mua.
Sau khi mua thịt, bà Vân, sống trong ngõ cách hồ Linh Quang chừng 500 mét, ghé qua hàng rau sống để trưa nay làm món bún chả.
Bà phàn nàn vì nếu chợ tạm được giải tỏa triệt để thì sẽ phải mua thức ăn ở xa. Khi được hỏi tại sao đang có dịch vẫn ăn rau sống, bà bảo: "Tôi rửa kỹ rồi ngâm nước muối, bị tả thế nào được".
Nghiên cứu của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương khẳng định, việc ngâm rửa dù kỹ đến mấy vẫn chỉ diệt được tối đa già nửa số vi khuẩn gây bệnh.
* Tên người dân trong bài đã được thay đổi.
(Theo VnExpress)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Dự án resort ở Bà Rịa- Vũng Tàu "xén" trên 30ha khu bảo tồn thiên nhiên
- Nhiều sai phạm tại Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh ở Kon Tum
- Đồng Nai báo cáo: Aqua City có nhiều dự án, hạng mục xây không phép, không phù hợp quy hoạch
- Novaland lên tiếng sau khi Công an TP HCM yêu cầu cung cấp hồ sơ dự án Aqua City
- Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu Đắk Nông cung cấp hồ sơ dự án điện gió
- Công trình hồ nước ngọt lớn nhất Cà Mau 3 năm "đội vốn" hàng chục tỷ đồng
- Ninh Thuận: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư
- Dự án ở Quảng Ngãi từ 60 tỉ đồng “phình to” lên 1.500 tỉ đồng
- Đắk Nông:Một dự án nông lâm nghiệp để mất hơn 400 ha rừng tự nhiên
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Những chính sách đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 8
(Tin Môi Trường) - Ba luật về đất đai, nhà ở; kiểm kê đất đai toàn quốc; các trường hợp di dời khẩn cấp nhà chung cư, đăng ký xe bằng dịch vụ công trực tuyến; các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất, có hiệu lực từ tháng 8.
Chủ đề Ngày Khí tượng Thế giới năm 2024: “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”
(Tin Môi Trường) - Tổ chức Khí tượng thế giới (World Meteorological Organization - WMO) đã cố bố chủ đề Ngày Khí tượng thế giới năm 2024 là “At the frontline of climate action” – “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”.