Chính sách - Dự án » Dự án
Thứ bảy, 18/01/2025, 08:10:40 AM (GMT+7)
351 dự án ở Khánh Hòa bị thẩm định lại giá đất
(13:45:16 PM 12/06/2021)(Tin Môi Trường) - Để làm rõ có hay không thất thoát ngân sách, tỉnh Khánh Hòa thẩm định lại giá đất của 351 dự án, tổng diện tích hơn 3.633 ha, đã giao cho doanh nghiệp từ nhiều năm trước.
>> Dự án cáp treo nối chùa Hương với chùa Tiên xin cấp phép môi trường >> Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp >> Dự án Dynapath giành giải thưởng Tác Động Bền Vững Nhất tại cuộc thi Sustainable Hospitality Challenge 2024 toàn cầu >> Nhà vô địch Robotacon WRO 2024 nhận Giải thưởng “Raising the bar” của Vinamilk cho dự án robot vì môi trường >> Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
"Đây là một trong những kế hoạch UBND tỉnh đưa ra để định lại giá đất những dự án trên địa bàn. Cơ quan chức năng của tỉnh sẽ rà soát lại từng dự án để xác định giá đất, thu hồi tài sản thất thoát, cũng như khắc phục những tồn tại trước đây", ông Nguyễn Tấn Tuân, Chủ tịch UBND Khánh Hòa, cho biết ngày 12/6.
Trong đó, 306 dự án phải xác định giá đất để tính tiền bồi thường, tái định cư (khi nhà nước thu hồi đất của dân) và hai trường hợp xác định lại giá khởi điểm giao đất, để đấu giá quyền sử dụng đất.
43 dự án đã được UBND tỉnh giao các doanh nghiệp thuê đất, giao đất làm dự án kinh doanh, đổi đất thực hiện dự án BT (Xây dựng - chuyển giao) từ năm 2013 với tổng diện tích hơn 1.283 ha (tập trung tại TP Nha Trang và bắc bán đảo Cam Ranh...) phải xác định lại giá đất cụ thể để thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.
Theo Chủ tịch UBND Khánh Hòa, với các dự án đã đưa vào hoạt động nhưng bị kết luận sai phạm, cơ quan chức năng sẽ hủy các quyết định trái quy định pháp luật, đồng thời xác định lại giá đất, thu hồi ngân sách thất thoát.
Chung cư Napoleon Castel cao 40 tầng ở Nha Trang, đã đưa vào hoạt động. Ảnh: Xuân Ngọc.
Ngoài ra, Khánh Hoà đang xác định lại giá đất 9 dự án đã giao doanh nghiệp nhưng bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương và Thanh tra Chính phủ kết luận có sai phạm.
Những dự án này là: Khu vực 1 thuộc khu đô thị công viên trung tâm hành chính mới tỉnh Khánh Hòa (Công ty Cổ phần đầu tư Lạc Hồng làm chủ đầu tư); Khu nhà ở biệt thự Incomex Sài Gòn (Tập đoàn Sovico làm chủ đầu tư); Khu liên hợp dịch vụ du lịch thương mại và Trung tâm giới thiệu sản phẩm Nha Trang Seafood F17 (Công ty cổ phần Seafood F17 Nha Trang làm chủ đầu tư); Khách sạn Starcity (Công ty TNHH MTV Sao Hôm Nha Trang); Cao ốc văn phòng khách sạn Cat Tiger (Công ty TNHH dịch vụ - thương mại Cat Tiger); Khu nhà ở cao cấp Hoàng Phú (Công ty TNHH đầu tư và phát triển Thanh Châu); Dự án sân golf và biệt thự sinh thái Cam Ranh (Công ty cổ phần đầu tư dầu khí Nha Trang); Tổ hợp khách sạn căn hộ cao cấp Mường Thanh Nha Trang và Khu phức hợp Thiên Triều (Tập đoàn Mường Thanh làm chủ đầu tư).
Trong đó, cơ quan điều tra đang làm rõ dấu hiệu sai phạm tại dự án chung cư Napoleon Castel cao 40 tầng trên đường Nguyễn Đình Chiểu (do Công ty TNHH Cat Tiger Khareal làm chủ đầu tư).
Dự án này rộng gần 3.000 m2, vốn là đất công, được UBND tỉnh giao cho Công ty TNHH MTV đầu tư và kinh doanh bất động sản Khatoco làm chung cư. Tuy nhiên, sau nhiều lần liên doanh, liên kết khu đất này rơi vào tay tư nhân mà không qua đấu giá. Nhà nước chỉ thu tiền sử dụng đất hơn 38,4 tỷ đồng. Doanh nghiệp sau đó xây cao ốc, làm chung cư với gần 1.000 căn hộ và đã đưa vào hoạt động.
Hay dự án sân Golf và biệt thự sinh thái Cam Ranh (huyện Cam Lâm) có diện tích hơn 171 ha, vốn đầu tư 1.893 tỷ đồng, UBND tỉnh Khánh Hoà cũng bị cho là "giao đất có sai phạm" cho doanh nghiệp. Thanh tra Chỉnh phủ cho rằng tỉnh phải định lại giá đất để chống thất thu ngân sách, khắc phục hậu quả trong trường hợp dự án tiếp tục triển khai.
Khu đất "vàng" hơn 7.300 m2 trên đường Trần Hưng Đạo được tỉnh Khánh Hòa giao daonh nghiệp giá rẽ. Ảnh: Xuân Ngọc.
Nhiều khu đất "vàng" khác cũng bị tỉnh Khánh Hoà giao cho doanh nghiệp với giá rẻ, sai luật, gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng, đã bị cơ quan điều tra vào cuộc xử lý.
Như vụ hơn 7.300 m2 đất trường Chính trị cũ trên đường Trần Hưng Đạo cho Công ty Cổ phần Thanh Yến thực hiện dự án BT (xây dựng - chuyển giao); hơn 20.000 m2 nằm giáp biển đường Trần Phú (Công ty TNHH Đỉnh Vàng Nha Trang làm dự án Nha Trang Golden Gate); hàng trăm ha đất trên núi cho doanh nghiệp làm dự án, "băm nát" núi Chín Khúc...
Liên quan các sai phạm này, hôm 8/6 ông Nguyễn Chiến Thắng (66 tuổi, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa nhiệm kỳ 2011-2016); ông Lê Đức Vinh (56 tuổi, nguyên Phó bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa nhiệm kỳ 2015-2020, Chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2016-2021) và ông Lê Mộng Điệp (66 tuổi, nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường nhiệm kỳ 2011-2016) đã bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về hành vi Vi phạm quy định về quản lý đất đai theo Điều 229 BLHS.
Hồi tháng 5, ông Đào Công Thiên (59 tuổi, cựu Phó chủ tịch tỉnh Khánh Hòa) và ông Võ Tấn Thái (60 tuổi, nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường, nhiệm kì 2016-2021) đã bị bắt tạm giam cùng hành vi trên.
Khánh Hoà là tỉnh đầu tiên trên cả nước phải rà soát lại quy trình giao và định giá đất đối với hàng trăm dự án. Liên quan đến các sai phạm này, ngày 8/5, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc đã làm việc với tỉnh. Ông Trạc đề nghị tỉnh Khánh Hoà đẩy nhanh tiến độ điều tra, xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm, để báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng trước ngày 30/6.
Xuân Ngọc
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Dự án resort ở Bà Rịa- Vũng Tàu "xén" trên 30ha khu bảo tồn thiên nhiên
- Nhiều sai phạm tại Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh ở Kon Tum
- Đồng Nai báo cáo: Aqua City có nhiều dự án, hạng mục xây không phép, không phù hợp quy hoạch
- Novaland lên tiếng sau khi Công an TP HCM yêu cầu cung cấp hồ sơ dự án Aqua City
- Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu Đắk Nông cung cấp hồ sơ dự án điện gió
- Công trình hồ nước ngọt lớn nhất Cà Mau 3 năm "đội vốn" hàng chục tỷ đồng
- Ninh Thuận: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư
- Dự án ở Quảng Ngãi từ 60 tỉ đồng “phình to” lên 1.500 tỉ đồng
- Đắk Nông:Một dự án nông lâm nghiệp để mất hơn 400 ha rừng tự nhiên
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Những chính sách đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 8
(Tin Môi Trường) - Ba luật về đất đai, nhà ở; kiểm kê đất đai toàn quốc; các trường hợp di dời khẩn cấp nhà chung cư, đăng ký xe bằng dịch vụ công trực tuyến; các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất, có hiệu lực từ tháng 8.
Chủ đề Ngày Khí tượng Thế giới năm 2024: “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”
(Tin Môi Trường) - Tổ chức Khí tượng thế giới (World Meteorological Organization - WMO) đã cố bố chủ đề Ngày Khí tượng thế giới năm 2024 là “At the frontline of climate action” – “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”.