Doanh nghiệp
“Vàng trắng” Na Dương
(10:54:26 AM 07/10/2014)Nhân ngày truyền thống vẻ vang của những người thợ mỏ Việt Nam Anh hùng, xin được gửi đến họ một tấm lòng.
Ngồi trên xe từ TP Lạng Sơn vào huyện Lộc Bình đến NM nhiệt điện Na Dương, dọc hai bên đường là những nương ngô, vạt chè xanh mơn mởn xen lẫn những ngôi nhà xây, tôi không khỏi ngỡ ngàng bởi sự đổi thay đến kỳ diệu ở nơi đây. Không còn nhận ra cái thị trấn Na Dương tối tăm, mù mịt bụi than, nghèo xơ xác với những mái nhà tranh vách đất, những thửa ruộng thơ lơ và những em bé phong phanh quần áo, chân đi đất giữa mùa đông gió rét. Cũng không còn cảnh công nhân mỏ than Na Dương chạy đôn chạy đáo tìm việc làm khi mỏ than không bán được sản phẩm. Na Dương giờ đây đã thay đổi: Điện rực sáng, phố sá sầm uất, nhà cửa san sát, hàng quán la liệt, những em nhỏ cổ quàng khăn đỏ đạp xe đến trường, những khu nhà ở công nhân kiên cố….Thị trấn Na Dương ra đời cùng với ánh sáng điện của nhà máy nhiệt điện và sự hồi sinh của mỏ than Na Dương, một trong những mỏ than lâu đời của ngành Công nghiệp Than Khoáng sản VN.
Nhà máy điện trên mỏ than
Na Dương là mỏ than được khai thác từ thời Pháp thuộc, song sản lượng không cao, chủ yếu dùng cho nhà máy điện và sản xuất đất đèn. Với đặc tính là loại than nâu, hàm lượng lưu huỳnh, hàm lượng tro cao, dễ bốc cháy, chóng tàn, dễ phong hóa và gặp mưa khí suynphua phát ra gây độc hại và ô nhiễm môi trường nên loại than này ít được dùng trong đun nấu, chỉ thích hợp cho công nghệ xi măng lò quay phương pháp ướt và nhà máy nhiệt điện với công nghệ lò tầng sôi tuần hoàn.
Cả một giai đoạn dài, khách hàng của than Na Dương là Xi măng Hải Phòng và Bỉm Sơn với sản lượng tiêu thụ hàng năm hơn 30.000 tấn . Thiếu than Na Dương đồng nghĩa với việc thiếu xi măng và ảnh hưởng đến công trình xây dựng lớn lúc đó như thủy điện Hòa Bình, cầu Thăng Long. Vì vậy Than Na Dương không ngừng nâng cao công suất với lực lượng công nhân lên đến hơn 2.000 người. Đây có thể coi là thời hoàng kim của mỏ than này.
Tác giả trên công trường NM nhiệt điện Na Dương
Nhằm bảo vệ môi trường, chuyển đổi công nghệ từ phương pháp ướt sang phương pháp khô, những năm đầu của thế kỷ 21, NM xi măng Hải Phòng ngừng sản xuất, còn NM Xi măng Bỉm Sơn chuyển đổi công nghệ, không dùng than Na Dương nữa. Mỏ than Na Dương đứng trước nguy cơ đóng cửa, hàng ngàn người thợ mỏ Na Dương, trong đó có nhiều công nhân dân tộc không có việc làm, không có thu nhập.
Khó khăn, thử thách đè nặng lên vai người đứng đầu ngành Than lúc đó là ông Đoàn Văn Kiển. Mỏ than có trữ lượng lớn, nhiều thế hệ công nhân đã gắn bó với mảnh đất này cả cuộc đời và than Na Dương dùng cho nhiệt điện rất tốt. Không thể đóng cửa mỏ than để công nhân chết đói, không thể lãng phí tài nguyên đất nước. Trong suốt quá trình phát triển thăng trầm của mình, ngành Than chưa bao giờ khoanh tay trước khó khăn, thử thách. Bằng ý chí, quyết tâm và tinh thần nội lực, nhiều giải pháp đã được lãnh đạo ngành Than đưa ra và giải pháp xây dựng nhà máy điện công nghệ lò tầng sôi tuần hoàn ngay trên vùng mỏ này để tiêu thụ than là khả thi nhất.
Tuy nhiên, xây dựng nhà máy nhiệt điện, nhất là nhiệt điện chạy than công nghệ phức tạp là lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ, tiềm ẩn rủi ro lớn của ngành Than. Vì vậy việc lựa chọn thiết bị của Nhật Bản cùng Tổ hợp nhà thầu Marubeni – Lilama (hai nhà thầu Nhật Bản và Việt Nam hàng đầu trong lĩnh vực nhiệt điện) trong việc thi công nhà máy được xem là tối ưu. Hơn hai năm, với sự nỗ lực của chủ đầu tư cùng Tổ hợp nhà thầu, điện Na Dương, được ví như “vàng trắng” đã rực sáng cả vùng cao xứ Lạng, mang niềm vui, niềm tự hào cho hàng ngàn người, trong đó có thợ mỏ Na Dương.
Đã 12 năm, song tôi vẫn nao nao cảm xúc của cái ngày đáng nhớ ấy trên công trường điện Na Dương. Giữa mùa đông giá rét, đỉnh Mẫu Sơn phủ đầy tuyết trắng, song ông Đoàn Văn Kiển, TGĐ Vinacomin có mặt từ sáng sớm để chứng kiến giây phút những người thợ Lilama kéo bao hơi (hay còn gọi là trái tim nhà máy) nặng 150 tấn lên vị trí của nó bằng phương pháp kích rút thủy lực. Trong bộ quần áo bảo hộ lao động màu xanh cùng tiếng còi và hai chiếc cờ trên tay, AHLĐ Lưu Huy Thành, người đã từng lắp tuabin máy phát ở thủy điện Hòa Bình, Yaly đã chỉ huy những người thợ Lilama kéo khối thiết bị siêu trường, siêu trọng nhích dần từng mm lên vị trí chính xác an toàn trong niềm hân hoan xúc động của mọi người.
Khỏi phải nói lúc đó ông Đoàn Văn Kiển, người mà “sinh ra để làm than” như người ta nói vui như thế nào. Ông xúc động bắt tay và cảm ơn từng người thợ đã làm nên kỳ tích, đã góp phần làm sống lại mỏ than tồn tại gần nửa thế kỷ. Bất giác trong tôi hiện lên hình ảnh ông tìm về vùng mỏ Quảng Ninh thăm những người thợ mỏ bị tai nạn, những công nhân có hoàn cảnh khó khăn, rồi ông lên sân khấu Cung Văn hóa Việt Xô trao phần thưởng tận tay những người lao động giỏi, có sáng kiến. Ông bảo: “ Một đồng tiền thưởng bằng một vạn đồng tiền công”, phải trao cho người thợ đúng lúc, đúng chỗ để khích lệ họ. Bởi vậy, mặc dù ông đã nghỉ hưu, song người thợ mỏ, người thợ điện Na Dương vẫn nhắc đến ông với tình cảm thân thiết và biết ơn.
“Nôi” đào tạo cán bộ, công nhân
Tiếp sau thành công của NM nhiệt điện Na Dương, hàng loạt nhà máy điện khác của ngành Than như Sơn Động, Cao Ngạn, Cẩm Phả, Đông Triều, Nông Sơn…lần lượt được xây dựng với tổng sản lượng điện hàng năm lên đến gần 10 tỷ kwh. Hiện Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản VN là nhà sản xuất điện lớn thứ 3 sau EVN và PVN, không chỉ góp phần giải quyết các vấn đề xã hội mà còn bảo vệ an ninh năng lượng, mở ra cho ngành Than một hướng làm ăn mới hiệu quả hơn.
Sau 10 năm hoạt động, với sự nỗ lực không ngừng, NM nhiệt điện Na Dương không chỉ cung cấp cho đất nước hàng tỷ kwh điện mà còn là cái “nôi” đào tạo cán bộ, chuyên gia cho các nhà máy nhiệt điện khác của ngành Than. Bên cạnh đó, hàng năm nhà máy còn tiêu thụ 50 vạn tấn than Na Dương, ổn định đời sống cho hơn 1.000 thợ mỏ.
Chủ tịch Công đoàn Vũ Sơn Tám, người đã được công nhân tín nhiệm làm “thủ lĩnh” công đoàn liền 3 khóa cho biết: Công nghệ mà NM Nhiệt điện Na Dương lựa chọn, áp dụng tỏ ra vượt trội hơn so với các nhà máy khác, luôn bảo đảm 100% yêu cầu huy động của EVN. Tuy nhiên, Công ty vẫn thường xuyên tổ chức các phong trào thi đua, áp dụng các sáng kiến hợp lý hóa sản xuất, nhằm giảm tối đa chi phí đầu vào. Nhiều sáng kiến, nhiều tấm gương lao động giỏi đã ra đời từ các phong trào thi đua này. Việc xử lý bụi phát sinh do than xấu được chú trọng ngay từ khi nhà máy đi vào vận hành. Các khâu tuần hoàn trong nhà máy đều được khép kín, chỉ thải ra môi trường khoảng 0,6% lượng nước thải đã được xử lý (khoảng 300 m3/ngày). Do kỹ sư và công nhân túc trực ngày đêm, lường trước các sự cố nên việc khắc phục, sửa chữa thiết bị nhanh chóng, không ảnh hưởng đến sản xuất.
Kỹ sư Lê Quốc Huy là một trong bộ 3 kỹ sư (điện-máy-lò) làm việc tại Phòng Điều khiển trung tâm nhà máy đã 10 năm tâm sự: “Công việc vận hành tổ máy khá áp lực, đòi hỏi sự tập trung cao để ghi chép chính xác các thông số và phát hiện ra nguy cơ tiềm ẩn của thiết bị để xử lý kịp thời. Tuy nhiên, em rất tự hào được làm việc tại đây vì đây là bộ não, là trái tim nhà máy”. Cũng từ nhà máy nhiệt điện đầu tiên này, nhiều cán bộ, kỹ sư giỏi, chuyên nghiệp đã được bổ sung cho lực lượng các bộ của Tổng công ty Điện lực Vinacomin và nhiều nhà máy điện khác.
Với mô hình sản xuất điện - than hiệu quả của Na Dương, Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản VN đang xúc tiến việc xây dựng dây chuyền 2 nhà máy nhiệt điện Na Dương, công suất bằng dây chuyền 1. Điều đó cũng có nghĩa mỏ than Na Dương sẽ được mở rộng, nâng công suất lên gấp đôi hiện nay. Giám đốc Công ty Than Na Dương Lý Văn Lục cho biết: Công tác đền bù, giải phóng mặt bằng đang làm khẩn trương để hai dự án trên có thể khởi công vào cuối năm 2015.
Lại thêm một tin vui đến với vùng đất Na Dương và cả những người lao động đã từng đổ mồ hôi, công sức cho sự thay da đổi thịt ở vùng biên cương này. Tôi tạm biệt Na Dương, tạm biệt những bông hoa mộc miên đỏ thắm với lời hẹn quay trở lại. Vâng tôi sẽ trở lại để chứng kiến giây phút tỏa sáng của “vàng trắng” dây chuyền 2, của những hòn than đen lấp lánh được những người thợ mỏ đưa lên từ lòng đất sâu và được nắm bày tay chai sần cùng ánh mắt vui tươi của họ. Sau chuyến đi này tôi càng hiểu rằng mùa xuân của ngành Than, của đất nước đã và đang được khắc họa từ chính những nhà máy, những mỏ than và những con người như thế này. Nhân ngày truyền thống vẻ vang của những người thợ mỏ Việt Nam Anh hùng, xin được gửi đến họ một tấm lòng.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cựu thị trưởng Oakland Sheng Thao và ông David Dương có thể ngồi tù 35 năm
- Quảng Nam: Hàng chục cụm công nghiệp không có nhà máy xử lý nước thải tập trung
- Bộ Nông nghiệp báo cáo Thủ tướng về tình trạng lúa chết ở Hậu Giang
- Vinamilk tạo nhiều dấu ấn tại triển lãm quốc tế ngành sữa 2024
- Yêu cầu nhà máy xử lý chất thải ở Bắc Ninh khắc phục các tồn tại
- Chuyển hồ sơ vụ sân golf Đồi Cù ở Đà Lạt cho công an
- Bộ TN-MT kiểm tra thực địa dự án pin mặt trời 600 tỷ đồng ở Yên Bái
- Bình Thuận thanh lý hợp đồng đơn vị đánh giá tác động môi trường hồ Ka Pét
- Siemens trở thành đối tác cho chương trình phi phát thải carbon tại các nhà máy của HEINEKEN
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng
- Dự án cáp treo nối chùa Hương với chùa Tiên xin cấp phép môi trường
- Đến Resort Fly Up Hòn Sơn (Kiên Giang) để tận hưởng và cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên
- Bãi rác lộ thiên của Tâm Sinh Nghĩa cháy âm ỉ, người dân khốn khổ vì mùi hôi
- Quảng Nam: Hàng chục cụm công nghiệp không có nhà máy xử lý nước thải tập trung
- Đổi mới, sáng tạo làm nên chất "Vàng" cho thương hiệu Vinamilk
- Cựu thị trưởng Oakland Sheng Thao và ông David Dương có thể ngồi tù 35 năm
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng
- Dự án cáp treo nối chùa Hương với chùa Tiên xin cấp phép môi trường
- Bãi rác lộ thiên của Tâm Sinh Nghĩa cháy âm ỉ, người dân khốn khổ vì mùi hôi
- Quảng Nam: Hàng chục cụm công nghiệp không có nhà máy xử lý nước thải tập trung
- Đến Resort Fly Up Hòn Sơn (Kiên Giang) để tận hưởng và cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên
- Đổi mới, sáng tạo làm nên chất "Vàng" cho thương hiệu Vinamilk
- Cựu thị trưởng Oakland Sheng Thao và ông David Dương có thể ngồi tù 35 năm
Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"
(Tin Môi Trường) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.
Đến Resort Fly Up Hòn Sơn (Kiên Giang) để tận hưởng và cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên
(Tin Môi Trường) - Xuất phát từ tình yêu biển, đảo quê hương và tâm huyết đồng hành phát triển du lịch địa phương, chị Vũ Thị Diễm Thúy – Phó Chủ tịch Hội Nữ doanh nhân tỉnh, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại dịch vụ Hòn Sơn, cùng bạn đầu tư kinh doanh resort Fly Up tại xã đảo Lại Sơn, huyện Kiên Hải (Kiên Giang).
Bãi rác lộ thiên của Tâm Sinh Nghĩa cháy âm ỉ, người dân khốn khổ vì mùi hôi
(Tin Môi Trường) - Bãi rác lộ thiên trong Nhà máy xử lý rác Thạnh Hóa (Long An) của Công ty Tâm Sinh Nghĩa tiếp tục cháy âm ỉ, tỏa ra mùi hôi khó chịu, gây khổ cho người dân sống gần nhà máy rác này.
Đổi mới, sáng tạo làm nên chất "Vàng" cho thương hiệu Vinamilk
(Tin Môi Trường) - Vì khách hàng, Luôn cầu tiến và Quyết liệt là các từ khóa mà ông Nguyễn Quang Trí – Giám đốc Điều hành Marketing của Vinamilk, nhấn mạnh khi nói về chiến lược đổi mới của doanh nghiệp tại sự kiện Thương hiệu Vàng TP.HCM vừa qua.