Thứ bảy, 18/01/2025, 19:25:38 PM (GMT+7)

Nhắm mắt làm...giám đốc !

(13:41:23 PM 06/10/2011)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)-Điều kiện thành lập doanh nghiệp dễ dàng với sự hỗ trợ của hàng trăm công ty tư vấn thành lập doanh nghiệp có mặt khắp nơi, khiến cho việc ai đó ngủ một đêm, sáng ra thành….giám đốc cũng khá bình thường!.
 
 
Ảnh minh họa
 
Chỉ với vài triệu làm thủ tục pháp lý, với các giấy tờ tùy thân minh bạch, ngày nay, làm giám đốc không phải là chuyện “chỉ là giấc mơ” đối với nhiều người. Theo báo cáo thường niên về doanh nghiệp do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện, công bố ngày 28/3/2011, năm 2010, cả nước có 544.394 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, nhưng thực chất, chỉ có phân nửa số doanh nghiệp này còn hoạt động. Con số hơn 25. 000 doanh nghiệp phá sản mỗi năm, trung bình mỗi ngày 70 doanh nghiệp phá sản, làm giật mình nhiều người. Chân dung các vị giám đốc, trong các công ty đã phá sản, họ là ai?
 
Không kể đến những trường hợp phá sản do thiên tai, dịch bệnh, những biến động đột ngột quá lớn từ thị trường ngoài dự đoán, hay những biến cố lớn từ gia đình, thì  việc phá sản một công ty thường có một quy trình dài, bao gồm một chuỗi các mắc xích, diễn ra từ âm ỉ đến công khai, rõ ràng, thường bắt đầu từ một dấu hiệu nhỏ, nguyên nhân nhỏ, sau đó lan sang nhiều dấu hiệu khác, nguyên nhân khác và cuối cùng, dẫn đến đổ vỡ hoàn toàn.
 
Tay ngang đi kinh doanh.
 
Chị Ngô Thiên Lý, 25 tuổi, tốt nghiệp khoa ngữ văn của một trường đại học có tiếng ở TPHCM, làm phóng viên cho một tạp chí cũng danh tiếng, nhưng vào thời điểm 2005, đồng lương phóng viên của chị chỉ như “cái móng tay” so với lợi nhuận từ kinh doanh tiệm điện thoại di động của chồng. Cứ đến bữa cơm gia đình, chồng chị lại chì chiết gần xa về việc phải thuê kế toán, thủ quỹ ở ngoài, vừa phải trả lương vừa không an tâm, thất thoát, trong khi đó vợ thì chỉ làm đủ tiền để mua… trái cây! Nghe riết cũng nản, lại thêm có bầu em bé đầu tiên, chị quyết định nghỉ hẳn ở nhà… đếm tiền cho chồng. Khi doanh nghiệp phát triển từ mô hình bán lẻ sang bán sỉ, buộc phải thành lập công ty, chị đứng tên doanh nghiệp. Với bản tính chịu khó, dám nghĩ dám làm, lại giao tiếp và đối nhân xử thế tốt, chị nhanh chóng trở thành một doanh nghiệp có uy tín trong lĩnh vực bán sỉ các mặt hàng viễn thông ở TPHCM. Nhưng  cũng từ khi phát triển quy mô lớn, những  vấn đề về quản trị doanh nghiệp bắt đầu phát sinh.
 
 
Thiếu hiểu biết về pháp lý.
 
Năm 2006, 3 tháng sau ngày thành lập doanh nghiệp, công ty của chị bị Chi cục thuế quận kiểm tra hàng hóa và chứng từ. Nguyên nhân, hàng tồn kho thực tế chỉ bằng ….1 phần 10 hàng tồn kho trên sổ sách. Công ty chị bị phạt 200 triệu đồng tiền truy thu thuế, do kế toán quên….xuất hóa đơn! Vì hệ thống công ty được điều hành trên kinh nghiệm quản lý… cửa hàng, hoàn toàn không được trang bị về yếu tố chuyên môn quản trị doanh nghiệp.
 
Chị Nguyễn Thủy Ngọc, 39 tuổi, có một công ty sản xuất răng giả đang ăn nên làm ra. Khi một số đối tác nước ngoài ngỏ ý muốn đầu tư vào cơ sở của chị, thành lập một liên doanh sản xuất theo quy chuẩn quốc tế với công nghệ cao, chị Thủy Ngọc thấy tương lai rất xán lạn. Chị xúc tiến thuê mặt bằng tại một khu công nghiệp với giá rất cao, đồng thời nhập khẩu những thiết bị hiện đại do đối tác cung ứng. Tuy có lường trước những phức tạp khi ký kết liên doanh, thuê luật sư để bàn thảo kỹ hợp đồng, nhưng cuối cùng, sau 10 tháng hoạt động, liên doanh của chị Thủy Ngọc và đối tác nước ngoài tan rã. Lý do: đối tác chây ì trong thanh toán, ban đầu gối đầu một đơn hàng, sau đó gối đầu thêm hai đơn hàng, viện cớ hàng lỗi, kỹ thuật kém để chậm thanh toán tiền hàng. Đến mức chịu không nổi, chị tuyên bố phá sản, đồng thời chấp nhận bán rẻ toàn bộ thương hiệu, máy móc, công nhân, dây chuyền sản xuất, bàn giao kỹ thuật cho đối tác. Sau gần 1 năm hoạt động, chị Thủy Ngọc lời được….5 triệu đồng!
 
Thiếu kinh nghiệm khi quản lý dòng tiền.
 
Chị Ngô Thiên Lý, từ khi mất một số tiền mặt lớn ngay tại thời điểm công ty cần vốn để quay vòng, lại không có tài sản thế chấp để vay, chị buộc phải vay tiền ở ngoài để xoay vòng vốn, lãi suất từ 3-5% mỗi tháng. Việc kinh doanh lại phát sinh thêm nhiều rủi ro từ thất thoát, mất mát, công nợ khó đòi, không kiểm soát được chi phí do bộ máy phình nở quá nhanh, lại thêm bị đối thủ cạnh tranh quyết liệt với nhiều chiêu phá giá thị trường, giành khách, mua chuộc nhân viên…vv, công ty của chị chỉ trụ được đến năm 2009, sau hơn ba năm chính thức kinh doanh, chị tuyên bố phá sản.
 
Trường hợp của chị Ngô Thiên Lý và chị Nguyễn Thủy Ngọc, chỉ là một trong hàng ngàn trường hợp mà các giám đốc tay ngang  gặp phải, khi có được cơ hội thuận lợi trong việc phát triển ngành nghề kinh doanh, nhưng lại không có nền tảng kiến thức và trải nghiệm thực sự về công việc này. Hàng ngàn các ông bà chủ nhỏ ở Việt Nam đang loay hoay với các hướng phát triển hay ổn định kinh doanh, khi đối mặt với khó khăn về vốn, quản trị rủi ro, hệ thống quản trị, điều hành, kiểm soát chi phí, mở rộng thị trường, marketing, tận dụng các kênh truyền thông quảng  cáo…vv. Khi bước chân vào làm… giám đốc, họ thực sự chưa hình dung hết các thách thức, khó khăn mà mình sẽ gặp phải. Do đó, hiện tượng “gãy gánh giữa đường” lại trở thành quy luật tất yếu và là bài học cay đắng cho nhiều ông bà chủ.
 
Làm giám đốc, không thể nhìn ngắn hạn
  
 
Theo Thạc sỹ Quản Trị Kinh Doanh Vương Thanh Long chia sẻ, sau nhiều năm tư vấn cho các công ty hàng đầu Việt Nam, tôi thấy các doanh nghiệp Việt Nam thường gặp lúng túng ở những điểm sau:  
 
Hạn chế trong việc am hiểu môi trường kinh doanh, pháp lý, cạnh tranh một cách chuyên nghiệp và hiểu rõ thế mạnh của doanh nghiệp để xây dựng sự khác biệt mang tính bền vững trong cạnh tranh

Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay xuất phát điểm là công ty gia đình nên hạn chế về mặt quản lý mang tính hệ thống, kiến thức marketing, xây dựng thương hiệu.

 

Thiếu tính nhất quán và tầm nhìn dài hơi, chưa mang tính đầu tư, tất cả đều hạch toán vào chi phí nên bị áp lực về mặt lợi nhuận trước mắt.

 
Trong những nguyên nhân trên, phổ biến nhất vẫn là hiện tượng quản lý theo kiểu gia đình và xây dựng chiến lược công ty không bài bản.
 
 
Lập chiến lược công ty và lập một kế hoạch kinh doanh là điều cốt yếu cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, không thể cứ thấy việc tới đâu làm tới đó, xử lý ngắn hạn.  Một mô hình doanh nghiệp, dù nhỏ như một công ty cung ứng  văn phòng phẩm, mua bán điện thoại hay thời trang, cũng cần có chiến lược, kế hoạch và định hướng rõ ràng sự khác biệt mang tính cạnh tranh bền vững và các mục tiêu cụ thể trong 6 tháng, 1 năm, 3 năm và 5 năm. Có như vậy, doanh nghiệp mới không đi chệch khỏi mục tiêu ban đầu của việc kinh doanh”.
 
Điều lớn nhất trong việc tồn tại và phát triển một doanh nghiệp, đó là sự khác biệt. Ngay cả việc nấu phở hay nấu bún bò, cũng cần có tuyệt chiêu mới nên đem ra bán. Vì đó chính là điều đầu tiên để phân biệt “bún bò bà chín” với “bún bò cô năm”, huống hồ bạn xây dựng cả một hệ thống doanh nghiệp mà không biết mình có khác biệt gì để cạnh tranh ở thị trường.
 
Đồng thời, người chủ doanh nghiệp phải nắm rõ các quy định về pháp lý, môi trường đặc thù về ngành nghề kinh doanh của mình, trang bị đầy đủ các chuyên môn về quản trị doanh nghiệp, mới mong trụ vững với “nghề giám đốc” lâu dài. Nhất là trong môi trường năng động hiện nay, các chủ doanh nghiệp có nhiều cơ hội tiếp cận với kiến thức kinh doanh đa dạng (từ internet, từ website của các cơ quan chức  năng, từ các khóa học bổ sung kiến thức do các Chi Cục Thuế địa phương tổ chức, từ các khóa đào tạo của các đơn vị  chuyên cung ứng thông tin và quản trị doanh  nghiệp…vv).
 
Để làm giám đốc, cần “mở mắt” tỉnh táo để phân tích các thuận lợi, rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp phải, tăng cường trao đổi tiếp nhận thông tin từ thị trường, nâng cao trình độ quản lý doanh nghiệp, nhận diện những ảnh hưởng từ tình hình kinh tế chung tác động trực tiếp hay gián tiếp lên ngành nghề kinh doanh của mình… Nếu chỉ vì gặp thuận lợi ở một thời điểm nào đó mà chưa trang bị những kỹ năng trên, lời khuyên cho bạn: đừng nhắm mắt làm….giám đốc!.
 
 
Những việc cần làm đối với ông bà chủ “bài bản” và bền vững:
  • Xác định sản phẩm, dịch vụ cốt lõi, xây dựng được tính khác biệt của sản phẩm và dịch vụ so với đối thủ và thị trường hiện đang có.
  • Xác định cụ thể đối tượng khách hàng mục tiêu của Công ty.
  • Hiểu rõ kênh phân phối của công ty và phương thức tiếp cận kênh phân phối này.
  • Xây dựng kế hoạch phát triển thương hiệu, cụ thể từng giai đoạn và nên xem đây là ngân sách đầu tư dài hạn chứ không phải chi phí ngắn hạn.
  • Tham khảo các quy định về pháp lý, môi trường kinh doanh, kinh tế, chính trị, cạnh tranh… liên quan đến ngành nghề kinh doanh của mình.
  • Chuẩn bị nguồn vốn đầu tư và phân kỳ đầu tư ổn định để duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh, tham khảo và tiếp cận những nguồn vốn đáng tin cậy.
  • Trang bị kỹ năng tổ chức, quản trị doanh nghiệp, thị trường, marketing.
 
 
Phương Thảo (Tiếp thị & Gia đình)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Nhắm mắt làm...giám đốc !

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"

Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"

(Tin Môi Trường) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.

Tin Môi Trường
 Đến Resort Fly Up Hòn Sơn (Kiên Giang) để tận hưởng và cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên

Đến Resort Fly Up Hòn Sơn (Kiên Giang) để tận hưởng và cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên

(Tin Môi Trường) - Xuất phát từ tình yêu biển, đảo quê hương và tâm huyết đồng hành phát triển du lịch địa phương, chị Vũ Thị Diễm Thúy – Phó Chủ tịch Hội Nữ doanh nhân tỉnh, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại dịch vụ Hòn Sơn, cùng bạn đầu tư kinh doanh resort Fly Up tại xã đảo Lại Sơn, huyện Kiên Hải (Kiên Giang).

VACNE 30 năm
 Bãi rác lộ thiên của Tâm Sinh Nghĩa cháy âm ỉ, người dân khốn khổ vì mùi hôi

Bãi rác lộ thiên của Tâm Sinh Nghĩa cháy âm ỉ, người dân khốn khổ vì mùi hôi

(Tin Môi Trường) - Bãi rác lộ thiên trong Nhà máy xử lý rác Thạnh Hóa (Long An) của Công ty Tâm Sinh Nghĩa tiếp tục cháy âm ỉ, tỏa ra mùi hôi khó chịu, gây khổ cho người dân sống gần nhà máy rác này.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Đổi mới, sáng tạo làm nên chất "Vàng" cho thương hiệu Vinamilk

Đổi mới, sáng tạo làm nên chất "Vàng" cho thương hiệu Vinamilk

(Tin Môi Trường) - Vì khách hàng, Luôn cầu tiến và Quyết liệt là các từ khóa mà ông Nguyễn Quang Trí – Giám đốc Điều hành Marketing của Vinamilk, nhấn mạnh khi nói về chiến lược đổi mới của doanh nghiệp tại sự kiện Thương hiệu Vàng TP.HCM vừa qua.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI