Doanh nghiệp
Nhà đầu tư ngoại tháo chạy khỏi Hoàng Anh Gia Lai
(14:36:19 PM 20/03/2016)>>Thêm một nhà băng "siết nợ" bầu Đức
Có thể thấy được thiện chí của bầu Đức, Chủ tịch của tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, khi quyết tâm đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Nhưng nếu bỏ những nghề truyền thống để làm nông nghiệp, lại đầu tư một cách ồ ạt, không có lộ trình bài bản, chuyện sa lầy là hoàn toàn dễ hiểu.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 17.3, cổ phiếu của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAG) khớp lệnh ở mức 8.4, thấp hơn mệnh giá. Mức giá này chưa bằng 1/10 thời kỳ hoàng kim (3.2010). Trong mấy tháng đầu năm, dẫu có lên xuống đôi chút, nhưng nhìn tổng thể, giá cổ phiếu của tập đoàn Bầu Đức vẫn giảm liên tục và chưa vượt lên trên mệnh giá.
Giá cổ phiếu được coi là nhiệt kế đo sức khỏe của DN. Trong thương trường, lên xuống là chuyện bình thường, nhưng với Hoàng Anh Gia Lai, để phục hồi như dăm năm trước đây dường như là không thể. Vậy đâu là nguyên nhân?
Với vốn điều lệ xấp xỉ 8.000 tỷ đồng, Hoàng Anh Gia Lai là một trong những tập đoàn lớn nhất nước. Với số vốn đó, tập đoàn đang đầu tư vào 35 công ty con với tỷ lệ nắm giữ cổ phần 50-100%.
Theo Báo cáo tài chính của HAG vừa mới được công bố, năm 2015, doanh thu của tập đoàn này đạt 6.252 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu từ bán bò lớn nhất với 2.541 tỷ đồng, từ xây dựng là 1.039 tỷ đồng, mía đường 871 tỷ đồng. Ngoài ra, các sản phẩm, hàng hóa, mủ cao su, căn hộ, bán bắp, bất động sản đầu tư, khoáng sản… cũng đóng góp lớn vào cơ cấu nguồn thu.
Cũng theo Báo cáo tài chính, nợ phải trả của Hoàng Anh Gia Lai đến cuối năm là 32.650 tỷ đồng, trong nó nợ NH xấp xỉ 12.000 tỷ đồng. Tổng tài sản tập đoàn là 48.604 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu 15.963 tỷ đồng.
Với đống nợ hơn 32.000 tỷ đồng, trong đó có nhiều khoản đã đến hạn, nhưng nguồn thu của tập đoàn này vẫn chậm chạp khiến các cổ đông lo nơm nớp. Đây được coi là nguyên nhân chính để các nhà đầu tư ngoại tháo chạy và giá cổ phiếu HAG liên tục giảm.
Hoàng Anh – Gia Lai, từ xuất phát điểm là một công ty sản xuất đồ nội thất, rồi lấn sân sang bất động sản, làm thủy điện rồi ồ ạt tấn công vào lĩnh vực nông nghiệp, một lĩnh vực hấp dẫn nhưng đầy rủi ro.
Với các nước phát triển, có rất nhiều tập đoàn đa ngành thành công nhưng họ vẫn giữ cho mình ngành chủ lực, được coi là xương sống làm nên tên tuổi và thương hiệu của mình. Nhưng Hoàng Anh – Gia Lai lại không đi theo cách đó.
Khi bất động sản khó khăn, Bầu Đức vươn ra nước ngoài và tập trung mạnh vào cứ điểm Attapeu ở Nam Lào. Tại đây, bầu Đức đã gom đất làm cao su, mía đường, trồng ngô, khai khoáng và xây cả... sân bay. Để có tiền đầu tư cho nông nghiệp, Bầu Đức đã bán bớt bất động sản, thủy điện và... đi vay.
Cũng chính vì giành thời gian quá nhiều ở nước ngoài nên những mảng truyền thống trong nước bị bỏ rơi và teo tóp. Nhìn vào cơ cấu nguồn thu của tập đoàn có thể thấy được điều đó.
Như đã nói ở trên, nông nghiệp là lĩnh vực hấp dẫn nhưng cũng đầy rủi ro, đặc biệt là với sự biến động mạnh của thị trường trong những năm vừa qua.
Thứ nhất là cao su. Giá cao su đã có một thời kỳ hoàng kim kéo dài và có xu hướng ăn theo giá dầu. Giá mủ cao su đạt đỉnh điểm 4.562 USD/tấn trong tháng 2.2011, riêng chủng loại SVR 3L đạt 5.704 USD/tấn. Tuy nhiên, ngay lúc đó đầu tư trồng cao su thì ít nhất là 5 năm sau mới có thu hoạch. Hiện tại, giá cao su đang dao động ở mức xấp xỉ 1.500 USD/tấn, chưa bằng 1/3 thời kỳ hoàng kim.
Thứ hai là mía đường. Dẫu trồng mía ở Lào có nhiều lợi thế hơn trong nước, nhưng với một nền kinh tế toàn cầu với nhiều hiệp định thương mại tự do được ký kết, đường của bầu Đức khó cạnh tranh được với hai cường quốc mía đường khác là Brazil và Ấn Độ.
Về bò thịt, đây được coi là bước đột phá của HAG. Với lợi thế là diện tích trồng cỏ ở Tây Nguyên, cộng với việc áp dụng công nghệ tiên tiến từ Israel, bò thịt đang có cơ hội sinh lợi cao. Tuy nhiên, do hạn hán kéo dài, cùng với đó là sự tham gia ngày càng đông đảo của các doanh nghiệp khác vào thị trường này, nuôi bò cũng đang tiềm ẩn những khó khăn.
Những loại cây trồng khác như cọ dầu, ngô... cũng không dễ để tạo ra sự khác biệt vượt trội.
Nông nghiệp, lĩnh vực hấp dẫn, nhưng đầu tư lớn, lại bị chi phối bởi sự đỏng đảnh rất khó đoán định của thời tiết nên đồng thời cũng là lĩnh vực rất rủi ro. Với các nước phát triển, thường phải có quỹ bảo hiểm cho nông nghiệp.
Vấn đề hiện nay là Bầu Đức sẽ làm cách nào để thoát khỏi các khó khăn này? Một câu hỏi rất khó trả lời.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cựu thị trưởng Oakland Sheng Thao và ông David Dương có thể ngồi tù 35 năm
- Quảng Nam: Hàng chục cụm công nghiệp không có nhà máy xử lý nước thải tập trung
- Bộ Nông nghiệp báo cáo Thủ tướng về tình trạng lúa chết ở Hậu Giang
- Vinamilk tạo nhiều dấu ấn tại triển lãm quốc tế ngành sữa 2024
- Yêu cầu nhà máy xử lý chất thải ở Bắc Ninh khắc phục các tồn tại
- Chuyển hồ sơ vụ sân golf Đồi Cù ở Đà Lạt cho công an
- Bộ TN-MT kiểm tra thực địa dự án pin mặt trời 600 tỷ đồng ở Yên Bái
- Bình Thuận thanh lý hợp đồng đơn vị đánh giá tác động môi trường hồ Ka Pét
- Siemens trở thành đối tác cho chương trình phi phát thải carbon tại các nhà máy của HEINEKEN
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng
- Dự án cáp treo nối chùa Hương với chùa Tiên xin cấp phép môi trường
- Đến Resort Fly Up Hòn Sơn (Kiên Giang) để tận hưởng và cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên
- Bãi rác lộ thiên của Tâm Sinh Nghĩa cháy âm ỉ, người dân khốn khổ vì mùi hôi
- Quảng Nam: Hàng chục cụm công nghiệp không có nhà máy xử lý nước thải tập trung
- Đổi mới, sáng tạo làm nên chất "Vàng" cho thương hiệu Vinamilk
- Cựu thị trưởng Oakland Sheng Thao và ông David Dương có thể ngồi tù 35 năm
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng
- Dự án cáp treo nối chùa Hương với chùa Tiên xin cấp phép môi trường
- Bãi rác lộ thiên của Tâm Sinh Nghĩa cháy âm ỉ, người dân khốn khổ vì mùi hôi
- Quảng Nam: Hàng chục cụm công nghiệp không có nhà máy xử lý nước thải tập trung
- Đến Resort Fly Up Hòn Sơn (Kiên Giang) để tận hưởng và cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên
- Đổi mới, sáng tạo làm nên chất "Vàng" cho thương hiệu Vinamilk
- Cựu thị trưởng Oakland Sheng Thao và ông David Dương có thể ngồi tù 35 năm
Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"
(Tin Môi Trường) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.
Đến Resort Fly Up Hòn Sơn (Kiên Giang) để tận hưởng và cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên
(Tin Môi Trường) - Xuất phát từ tình yêu biển, đảo quê hương và tâm huyết đồng hành phát triển du lịch địa phương, chị Vũ Thị Diễm Thúy – Phó Chủ tịch Hội Nữ doanh nhân tỉnh, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại dịch vụ Hòn Sơn, cùng bạn đầu tư kinh doanh resort Fly Up tại xã đảo Lại Sơn, huyện Kiên Hải (Kiên Giang).
Bãi rác lộ thiên của Tâm Sinh Nghĩa cháy âm ỉ, người dân khốn khổ vì mùi hôi
(Tin Môi Trường) - Bãi rác lộ thiên trong Nhà máy xử lý rác Thạnh Hóa (Long An) của Công ty Tâm Sinh Nghĩa tiếp tục cháy âm ỉ, tỏa ra mùi hôi khó chịu, gây khổ cho người dân sống gần nhà máy rác này.
Đổi mới, sáng tạo làm nên chất "Vàng" cho thương hiệu Vinamilk
(Tin Môi Trường) - Vì khách hàng, Luôn cầu tiến và Quyết liệt là các từ khóa mà ông Nguyễn Quang Trí – Giám đốc Điều hành Marketing của Vinamilk, nhấn mạnh khi nói về chiến lược đổi mới của doanh nghiệp tại sự kiện Thương hiệu Vàng TP.HCM vừa qua.