Doanh nghiệp
Doanh nghiệp ngoại mất tích ở Việt Nam
(15:17:09 PM 29/11/2012)
Chủ Công ty TNHH quốc tế APL (100% vốn Malaysia) ở KCN Gò Dầu (Đồng Nai) bất ngờ mất tích, để lại nhà xưởng và một ít máy móc - Ảnh: ĐÌNH DÂN |
Hệ lụy không chỉ Nhà nước thất thu thuế, đối tác mất vốn mà còn khiến nhiều công nhân bơ vơ... Mới đây, Ban quản lý các khu công nghiệp (KCN) Đồng Nai đã rút giấy phép 17 dự án FDI mà chủ nhân đã bỏ trốn để lại nợ thuế, nợ lương công nhân, nợ đối tác...
“Vườn không nhà trống”
71 DN gia công bỏ trốn nợ 400 tỉ đồng thuế
Theo bà Đoàn Phi Vân - phó chi cục trưởng Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư (Cục Hải quan TP.HCM): chỉ tính riêng trong lĩnh vực gia công, hiện có 71 DN bỏ trốn khỏi địa chỉ đăng ký kinh doanh, không thực hiện thanh khoản 128 hợp đồng gia công. Nợ thuế lên đến hơn 400 tỉ đồng. |
Những ngày cuối tháng 11- 2012, khi chúng tôi tìm đến trụ sở Công ty TNHH quốc tế APL (100% vốn Malaysia) ở KCN Gò Dầu (Đồng Nai), nơi đây chỉ còn lại một nhà xưởng đầy bụi bặm và vài bộ phận máy móc trong dây chuyền sản xuất găng tay cao su do chủ DN là người Malaysia để lại.
Một cán bộ quản lý trong KCN Gò Dầu lắc đầu: “Trước khi họ đi, chúng tôi để ý thấy có hiện tượng hoạt động chậm dần, sau đó ông chủ của họ về nước trước rồi các cán bộ quản lý dần dần tan rã theo. Khi họ di chuyển máy móc ra ngoài, chúng tôi hỏi thì họ nói mang đi sửa. Đến khi công ty ngừng hoạt động hẳn, công nhân kêu cứu... thì họ đã cao chạy xa bay”.
Tình cảnh này xảy ra không chỉ ở APL. Tìm đến một số địa điểm trong danh sách các DN bỏ trốn, nếu trước đó cảnh công nhân nhộn nhịp thì nay các DN này chỉ còn trơ lại những nhà xưởng hoang tàn, đổ nát. Tài sản ít ỏi họ để lại là những máy móc, thiết bị chẳng thể bù vào các khoản nợ thuế Nhà nước, nợ lương công nhân...
Trong số 17 DN có vốn FDI bị rút giấy phép đầu tư tại Đồng Nai lần này, phần lớn đều nợ thuế, nợ lương công nhân và chủ nhân đều bỏ về nước không làm thủ tục giải thể. Như Công ty TNHH K. Y. Seritech VN chuyên sản xuất linh kiện điện tử đã âm thầm di dời máy móc thiết bị ra khỏi KCN Amata.
Chủ đầu tư bỏ về Canada không liên lạc được. Theo thống kê, công ty này có tổng số nợ thuế, lương công nhân hơn 620 triệu đồng. Trước sự mất tích lâu năm của chủ đầu tư này, chính quyền địa phương buộc phải thanh lý hợp đồng thuê đất, đấu giá một số ít ỏi tài sản là máy móc thiết bị mà công ty này bỏ lại để bù đắp các khoản nợ.
Tương tự tại TP.HCM, danh sách DN bỏ trốn với một đống nợ nần để lại ngày một dài ra. Sở Kế hoạch và đầu tư TP.HCM cho biết đang rà soát lại tất cả các dự án DN bỏ trốn, vắng chủ để tiến hành thu hồi dự án. Hầu hết DN bỏ trốn đều để lại số nợ thuế rất lớn. Điển hình là trường hợp của Công ty TNHH Silver Star VN (100% vốn Hàn Quốc, trụ sở tại quận Bình Tân) hoạt động trong lĩnh vực dệt may còn nợ số thuế trên 29,6 tỉ đồng. Mới đây, khi cơ quan hải quan đến xác minh trụ sở của DN này thì chỉ còn là... “vườn không nhà trống”. Thậm chí máy móc cũng đã bị chủ DN bán tẩu tán trước khi về nước.
Chủ công ty dệt áo len xuất khẩu Magnicon VN cũng đã bỏ trốn về Đài Loan để lại nhà xưởng hoang tàn tại 281/2 quốc lộ 1A, P.Tân Chánh Hiệp, Q.12 với số nợ thuế hơn 5 tỉ đồng. Hay cả ban giám đốc và quản lý Công ty TNHH Hae Kwang Vina cũng “âm thầm” bỏ trốn về Hàn Quốc, để lại số nợ thuế lên đến 23 tỉ đồng và hơn 200 công nhân sống vất vưởng...
“Thả vịt ngoài đồng”
Chủ Công ty TNHH quốc tế APL ở KCN Gò Dầu (Đồng Nai) đã bỏ trốn - Ảnh: ĐÌNH DÂN |
Công nhân thiệt thòi
Khi chủ DN bỏ trốn, hệ lụy không chỉ việc Nhà nước thất thu thuế mà hàng ngàn công nhân bị nợ lương, nhiều đối tác trong nước bị “xù” nợ. Tại Liên đoàn Lao động Q.Bình Tân, chúng tôi từng chứng kiến những lượt công nhân tới để nhận tiền nợ sau khi công ty phát mãi tài sản. Chị Hoàng - Công ty E.Green VN - cho hay mặc dù số tiền công ty này nợ lương chị lên đến cả chục triệu đồng nhưng sau khi tòa phát mãi tài sản chị chỉ nhận được mấy trăm ngàn đồng vì thực tế tài sản công ty để lại chẳng còn gì. |
Theo bà Đoàn Phi Vân - phó chi cục trưởng Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư (Cục Hải quan TP.HCM), hiện có hàng trăm DN nước ngoài mất tích, bỏ trốn với số nợ thuế lên đến hàng trăm tỉ đồng nhưng “bó tay” vì không biết họ ở đâu để đòi. Nhà nước mất thuế còn người lao động bị nợ lương.
“Hiện cứ ba tháng họ nhập vào mà không xuất đi, chúng tôi lại xuống canh DN. Nhưng khó lắm vì nhiều DN kê khai ở TP.HCM mà nhà xưởng lại ở Đồng Nai, Bình Dương. Ngoài ra khi xuống xưởng mình phải thông báo cho DN trước. Có khi chúng tôi báo họ lại mượn máy móc bày binh bố trận” - bà Vân nói.
Sở KH&ĐT TP.HCM cho biết hiện sở đang rà soát số DN vắng chủ, bỏ trốn trên hai kênh: thứ nhất là các doanh nghiệp báo cáo, thứ hai là gửi về UBND các quận huyện để nhờ xác minh. Một lãnh đạo phòng hậu kiểm Sở KH&ĐT TP nói: “Vấn đề pháp lý trong rút giấy phép các DN này còn nhiêu khê, trong đó phải xác minh DN không hoạt động tại cơ sở trong sáu tháng hoặc không hoạt động liên tục một năm. Hiện công tác hậu kiểm lại rất yếu vì thiếu cả nhân lực lẫn hành lang pháp lý nên việc quản lý như “thả vịt ngoài đồng”.
Trước tình hình trên, Bộ KH&ĐT đã có công văn yêu cầu các tỉnh thành xử lý các dự án đầu tư trong trường hợp không liên lạc được với nhà đầu tư nước ngoài. Theo đó, các dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư sau 12 tháng mà nhà đầu tư không triển khai hoặc không có năng lực thực hiện theo tiến độ đã cam kết và không có lý do chính đáng sẽ bị thu hồi giấy phép đầu tư.
Ngoài ra, đối với các dự án vắng chủ đã được xử lý về tài sản và vị trí đất thuê thông qua các bản án quyết định có hiệu lực, đề nghị UBND tỉnh, ban quản lý các KCX-KCN ra quyết định chấm dứt hoạt động của các dự án đầu tư để giao đất cho nhà đầu tư mới.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cựu thị trưởng Oakland Sheng Thao và ông David Dương có thể ngồi tù 35 năm
- Quảng Nam: Hàng chục cụm công nghiệp không có nhà máy xử lý nước thải tập trung
- Bộ Nông nghiệp báo cáo Thủ tướng về tình trạng lúa chết ở Hậu Giang
- Vinamilk tạo nhiều dấu ấn tại triển lãm quốc tế ngành sữa 2024
- Yêu cầu nhà máy xử lý chất thải ở Bắc Ninh khắc phục các tồn tại
- Chuyển hồ sơ vụ sân golf Đồi Cù ở Đà Lạt cho công an
- Bộ TN-MT kiểm tra thực địa dự án pin mặt trời 600 tỷ đồng ở Yên Bái
- Bình Thuận thanh lý hợp đồng đơn vị đánh giá tác động môi trường hồ Ka Pét
- Siemens trở thành đối tác cho chương trình phi phát thải carbon tại các nhà máy của HEINEKEN
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Dự án cáp treo nối chùa Hương với chùa Tiên xin cấp phép môi trường
- Bãi rác lộ thiên của Tâm Sinh Nghĩa cháy âm ỉ, người dân khốn khổ vì mùi hôi
- Đến Resort Fly Up Hòn Sơn (Kiên Giang) để tận hưởng và cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên
- Quảng Nam: Hàng chục cụm công nghiệp không có nhà máy xử lý nước thải tập trung
- Cựu thị trưởng Oakland Sheng Thao và ông David Dương có thể ngồi tù 35 năm
- Đổi mới, sáng tạo làm nên chất "Vàng" cho thương hiệu Vinamilk
- Dự án cáp treo nối chùa Hương với chùa Tiên xin cấp phép môi trường
- Bãi rác lộ thiên của Tâm Sinh Nghĩa cháy âm ỉ, người dân khốn khổ vì mùi hôi
- Quảng Nam: Hàng chục cụm công nghiệp không có nhà máy xử lý nước thải tập trung
- Đến Resort Fly Up Hòn Sơn (Kiên Giang) để tận hưởng và cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên
- Đổi mới, sáng tạo làm nên chất "Vàng" cho thương hiệu Vinamilk
- Cựu thị trưởng Oakland Sheng Thao và ông David Dương có thể ngồi tù 35 năm
Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"
(Tin Môi Trường) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.
Đến Resort Fly Up Hòn Sơn (Kiên Giang) để tận hưởng và cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên
(Tin Môi Trường) - Xuất phát từ tình yêu biển, đảo quê hương và tâm huyết đồng hành phát triển du lịch địa phương, chị Vũ Thị Diễm Thúy – Phó Chủ tịch Hội Nữ doanh nhân tỉnh, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại dịch vụ Hòn Sơn, cùng bạn đầu tư kinh doanh resort Fly Up tại xã đảo Lại Sơn, huyện Kiên Hải (Kiên Giang).
Bãi rác lộ thiên của Tâm Sinh Nghĩa cháy âm ỉ, người dân khốn khổ vì mùi hôi
(Tin Môi Trường) - Bãi rác lộ thiên trong Nhà máy xử lý rác Thạnh Hóa (Long An) của Công ty Tâm Sinh Nghĩa tiếp tục cháy âm ỉ, tỏa ra mùi hôi khó chịu, gây khổ cho người dân sống gần nhà máy rác này.
Đổi mới, sáng tạo làm nên chất "Vàng" cho thương hiệu Vinamilk
(Tin Môi Trường) - Vì khách hàng, Luôn cầu tiến và Quyết liệt là các từ khóa mà ông Nguyễn Quang Trí – Giám đốc Điều hành Marketing của Vinamilk, nhấn mạnh khi nói về chiến lược đổi mới của doanh nghiệp tại sự kiện Thương hiệu Vàng TP.HCM vừa qua.