Thứ bảy, 18/01/2025, 07:42:00 AM (GMT+7)

Chung tay thúc đẩy khối doanh nghiệp tư nhân cam kết hành động bảo tồn các loài động vật hoang dã

(18:24:13 PM 22/06/2022)
(Tin Môi Trường) - Ngày 17/6/2022, sự kiện ‘Phổ biến pháp luật về Động vật hoang dã và ký cam kết với khối cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống’ được tổ chức tại Quảng Nam. Sự kiện này được thực hiện với sự hỗ trợ từ Hợp phần Bảo tồn đa dạng sinh học, Dự án Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học(VFBC) do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ phối hợp với Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam) và Chi cục Kiểm lâm Quảng Nam.

 Chung[-]tay[-]thúc[-]đẩy[-]khối[-]doanh[-]nghiệp[-]tư[-]nhân[-]cam[-]kết[-]hành[-]động[-]bảo[-]tồn[-]các[-]loài[-]động[-]vật[-]hoang[-]dã

Quang cảnh lễ ký kết

 

Trong khuôn khổ sự kiện, gần 70 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống và kinh doanh chim hoang dã trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã ký cam kết chung tay bảo tồn các loài động vật hoang dã sau khi nhận thức được tầm quan trọng của chúng đối với việc giữ gìn hệ sinh thái, bảo vệ sự phát triển bền vững của nhân loại và tuân thủ các quy định của pháp luật. Đại diện các cơ quan và chính quyền địa phương đã tham dự và chứng kiến sự cam kết của khối cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống.
 
Việt Nam là một trong những quốc gia có tính đa dạng sinh học cao nhất thế giới. Tuy nhiên, các hoạt động khai thác tài nguyên rừng quá mức, chuyển đổi mục đích rừng và đất thiếu quy hoạch trong nhiều thập kỷ qua, đã khiến diện tích rừng tự nhiên bị thu hẹp. Các nguyên nhân này cùng với các hoạt động săn, bắt và buôn bán trái phép các loài hoang dã đã dẫn đến nhiều loài động, thực vật bị đe dọa nghiêm trọng, một số loài có nguy cơ bị tuyệt chủng. 
 
‘Kết quả khảo sát về tiêu thụ thịt động vật hoang dã do WWF-Việt Nam thực hiện trong năm 2021-2022 cho thấy, các quán ăn/nhà hàng mắt xích chính trong chuỗi cung ứng thịt động vật hoang dã. Khoảng 50% sản lượng thịt động vật hoang dã được đưa đến người tiêu dùng tại các địa bàn khảo sát thông qua kênh nhà hàng. Do đó, việc các nhà hàng cam kết chung tay hành động sẽ góp phần đáng kể trong hoạt động bảo tồn các loài động vật hoang dã’, bà Nguyễn Thúy Hằng, Trưởng tiểu hợp phần Giảm cầu tiêu thụ động vật hoang dã, Hợp phần Bảo tồn đa dạng sinh học, WWF-Việt Nam chia sẻ. 
 
Riêng đối với các loài chim hoang dã, hiện nay tình trạng săn bắt, tiêu thụ các loài chim hoang dã, đặc biệt là các loài chim di cư vẫn đang diễn ra nghiêm trọng tại nhiều địa phương, ảnh hưởng tiêu cực đến đa dạng sinh học, môi trường, tiềm ẩn nguy cơ về dịch bệnh cho con người và sinh vật. Mới đây, ngày 17/5/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 04/CT-TTg về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để bảo tồn các loài chim hoang dã, di cư tại Việt Nam. Theo đó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành và các cơ quan liên quan ở cấp quốc gia và địa phương tăng cường kiểm soát, ngăn chặn, bắt giữ và xử lý nghiêm các hành vi săn, bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, kinh doanh, chế biến, tàng trữ, tiêu thụ trái pháp luật các loài chim hoang dã, di cư, đặc biệt vào mùa chim di cư. Trong chỉ thị, các hoạt động truyền thông cũng được nhắc tới với vai trò là một giải pháp quan trọng nhằm ngăn chặn tình trạng buôn bán trái phép các loài chim hoang dã.
 
‘’Tôi vui mừng khi chứng kiến các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh trên địa bàn đã cam kết chung tay bảo tồn các loài động vật hoang dã. Chúng tôi sẽ đồng hành và sẵn sàng hợp tác với các bên liên quan để xây dựng một thành phố ‘Nói không với động vật hoang dã trái phép’’. Nhân dịp này, tôi kêu gọi các nhà tài trợ, các tổ chức phi chính phủ và cộng đồng cùng lên tiếng và hành động để chấm dứt tình trạng săn, bắt,buôn bán và tiêu thụ trái phép sản phẩm từ các loài hoang dã, thay đổi các quan niệm xã hội về tiêu dùng thịt thú rừng, hướng tới xây dựng lối sống hài hòa với tự nhiên, bảo vệ các loài hoang dã và đa dạng sinh học trong toàn xã hội’’, ông Nguyễn Ba, Trưởng phòng Kinh tế thành phố Tam Kỳ cho biết.
 
Với sự hỗ trợ của USAID, thông qua Hợp phần Bảo tồn đa dạng sinh học, Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp, WWF-Việt Nam cùng với các đối tác đã và đang đồng hành triển khai các chương trình, sáng kiến về bảo tồn đa dạng sinh học, bao gồm hoàn thiện khung chính sách và thực thi chính sách liên quan, phát triển sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư ở các vùng đệm của các vườn quốc gia và khu bảo tồn, cũng như tăng cường truyền thông thay đổi hành vi, giảm nhu cầu tiêu thụ các sản phầm từ động vật rừng và chim hoang dã.
 
‘’Dự án Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học do USAID tài trợ là một trong những chương trình dự án quan trọng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Dự kiến trong Hợp phần Bảo tồn đa dạng sinh học, Dự án sẽ phối hợp với các tỉnh tham gia dự án để nâng cao hiệu quả bảo tồn đa dạng sinh học tại 700.000 ha rừng tại năm tỉnh và hai vườn quốc gia, trong đó có Quảng Nam. Chúng tôi cũng cam kết tăng cường sự phối hợp với WWF-Việt Nam và các cơ quan liên quan, đồng thời kêu gọi cộng đồng cùng chung tay trong các nỗ lực bảo tồn đa dạng sinh học tại Quảng Nam’’, ông Từ Văn Khánh, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Quảng Nam, Phó Giám đốc Ban quản lý dự án VFBC tỉnh Quảng Nam cho biết.
Nguyễn Mai Hạnh- Hợp phần Bảo tồn đa dạng sinh học, Dự án VFBC
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Chung tay thúc đẩy khối doanh nghiệp tư nhân cam kết hành động bảo tồn các loài động vật hoang dã

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"

Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"

(Tin Môi Trường) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.

Tin Môi Trường
 Đến Resort Fly Up Hòn Sơn (Kiên Giang) để tận hưởng và cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên

Đến Resort Fly Up Hòn Sơn (Kiên Giang) để tận hưởng và cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên

(Tin Môi Trường) - Xuất phát từ tình yêu biển, đảo quê hương và tâm huyết đồng hành phát triển du lịch địa phương, chị Vũ Thị Diễm Thúy – Phó Chủ tịch Hội Nữ doanh nhân tỉnh, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại dịch vụ Hòn Sơn, cùng bạn đầu tư kinh doanh resort Fly Up tại xã đảo Lại Sơn, huyện Kiên Hải (Kiên Giang).

VACNE 30 năm
 Bãi rác lộ thiên của Tâm Sinh Nghĩa cháy âm ỉ, người dân khốn khổ vì mùi hôi

Bãi rác lộ thiên của Tâm Sinh Nghĩa cháy âm ỉ, người dân khốn khổ vì mùi hôi

(Tin Môi Trường) - Bãi rác lộ thiên trong Nhà máy xử lý rác Thạnh Hóa (Long An) của Công ty Tâm Sinh Nghĩa tiếp tục cháy âm ỉ, tỏa ra mùi hôi khó chịu, gây khổ cho người dân sống gần nhà máy rác này.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Đổi mới, sáng tạo làm nên chất "Vàng" cho thương hiệu Vinamilk

Đổi mới, sáng tạo làm nên chất "Vàng" cho thương hiệu Vinamilk

(Tin Môi Trường) - Vì khách hàng, Luôn cầu tiến và Quyết liệt là các từ khóa mà ông Nguyễn Quang Trí – Giám đốc Điều hành Marketing của Vinamilk, nhấn mạnh khi nói về chiến lược đổi mới của doanh nghiệp tại sự kiện Thương hiệu Vàng TP.HCM vừa qua.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI