Thứ bảy, 23/11/2024, 00:31:42 AM (GMT+7)

Bệnh viện Đa khoa Tây Đô sau 8 năm thành lập: Tranh chấp kéo dài !

(14:21:24 PM 28/10/2012)
(Tin Môi Trường) - Tranh chấp quyền lực kéo dài đã khiến hoạt động của Bệnh viện (BV) Đa khoa Tây Đô (TP Cần Thơ) trì trệ hơn 3 năm nay. Hiện tại, vẫn chưa ai biết khi nào BV này trở lại hoạt động như đúng chức năng của nó là khám, chữa bệnh.

 Không ai chịu thua

 

Công ty TNHH BV Tây Đô được cấp giấy chứng nhận đăng ký lần đầu ngày 19-8-2004 và chính thức đi vào hoạt động từ 14-8-2007. Khi mới hoạt động, ông Diệp Thanh Bình được bầu làm Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng Giám đốc (TGĐ). Tuy nhiên, BV hoạt động không được bao lâu thì nội bộ Hội đồng thành viên gồm 7 người nảy sinh nhiều mâu thuẫn.

 

Một bên gồm các thành viên sáng lập là ông Đặng Văn Tám, bà Lê Thị Băng Tâm, Cao Thị Hồng Huệ và ông Lê Minh Nhựt cùng một số thành viên góp vốn cho rằng ông Diệp Thanh Bình điều hành BV không hiệu quả, gây lỗ lã và có nhiều sai phạm trong quản lý tài chính, góp vốn…

 

Phía bên ông Diệp Thanh Bình thì khẳng định, ngay khi BV thành lập đã xác định trong 3 năm đầu hoạt động chỉ có lãi gộp chứ chưa có lãi để chia cho các thành viên, người góp vốn. Số tiền lãi chính là tiền khấu hao tài sản, tiền trả lãi suất ngân hàng; những thiếu sót trong quá trình hoạt động đều được khắc phục nghiêm chỉnh. Chưa kể, vào thời điểm trước khi đi vào hoạt động, BV này còn mang tên Chợ Rẫy - Tây Đô khiến dư luận hết sức xôn xao.

Bệnh viện Đa khoa Tây Đô đang tạm ngưng hoạt động vì tranh chấp dai dẳng hơn 3 năm nay. Ảnh: Đ.TUYỂN

 

Sau đó, đến ngày 28-3-2009, Hội đồng thành viên đã bãi nhiệm chức TGĐ của ông Diệp Thanh Bình và bầu ông Nguyễn Minh Hoàng thay thế. Sau khi nhậm chức, ông Nguyễn Minh Hoàng đã ký kết các hợp đồng kinh tế, chứng từ, hồ sơ tín dụng, quan hệ với các đối tác, doanh nghiệp… Đặc biệt ông Hoàng đã ký bán cổ phiếu huy động vốn 30 tỷ đồng từ bà Cao Thị Hồng Hạnh và ông Cao Trường Thọ. Sau đó số tiền này được dùng để trả nợ ngân hàng.

 

Phía ông Diệp Thanh Bình, lúc ấy là Chủ tịch Hội đồng thành viên đã không chấp nhận số vốn trên và cho rằng theo thỏa thuận của công ty, mỗi thành viên chỉ được góp tối đa 50% số vốn góp của mình để đảm bảo tỷ lệ vốn góp được giữ nguyên. Bên cạnh đó số vốn vay ngân hàng là vốn vay ưu đãi, có hiệu quả nên chưa cần thiết phải huy động vốn để trả nợ. Từ chỗ một bên cho rằng vốn trên là hợp pháp và một bên không chấp thuận số vốn góp này đã khiến vụ việc ngày càng trở nên phức tạp, bên nào cũng đưa ra lý lẽ riêng dựa theo cách tính tỷ lệ vốn góp của mình.

 

Vụ việc căng thẳng khi ngày 19-8-2009, ông Bình đã ký quyết định miễn nhiệm chức vụ đối với TGĐ Nguyễn Minh Hoàng và 5 ngày sau đã thuê bảo vệ không cho ông Hoàng và một số thành viên góp vốn vào phòng làm việc. Sau đó đến ngày 27-9-2010, phía các thành viên góp vốn và một số thành viên sáng lập và những thành viên góp vốn 30 tỷ đồng gồm bà Cao Hồng Hạnh, ông Cao Trường Thọ đã thuê lực lượng chiếm đóng lại BV. Lúc này phía ông Diệp Thanh Bình lại chiếm giữ con dấu và giấy phép kinh doanh.

 

 

Sau đó BV Tây Đô hoạt động trong tình trạng không tư cách pháp nhân, không giấy đăng ký kinh doanh… Mặc dù trước đó, đơn vị này được thanh tra toàn diện, UBND TP Cần Thơ cũng họp bàn xử lý nhiều lần, vụ việc cũng đã được đưa ra tòa nhưng đến nay tranh chấp vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.

 

Bao giờ hoạt động?

 

Tháng 3-2012, Tòa Phúc thẩm TAND tối cao tại TPHCM xử phúc thẩm vụ kiện “Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh” và tuyên hủy 2 giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngày 7-6-2007 và ngày 30-5-2011 do Sở KH-ĐT Cần Thơ cấp cho BV. Trong hoàn cảnh BV Tây Đô hoạt động không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, không có con dấu, tháng 5-2012, nhiều thành viên góp vốn tổ chức đại hội, cử người đại diện pháp luật để làm thủ tục đăng ký doanh nghiệp. Nhưng hồ sơ bị Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở KH-ĐT Cần Thơ trả lại, cho rằng chỉ ông Diệp Thanh Bình mới có quyền triệu tập cuộc họp. Bởi theo Phòng Đăng ký kinh doanh của sở này, dù bị hủy 2 giấy đăng ký kinh doanh ngày 7-6-2007 và ngày 30-5-2011 thì ông Diệp Thanh Bình vẫn là Chủ tịch Hội đồng thành viên của BV Tây Đô dựa theo giấy đăng ký kinh doanh trước đó. 



Mới đây ngày 14-8-2012, giấy phép khám chữa bệnh của Bộ Y tế cấp cho BV Tây Đô đã hết hạn. Hiện tại do không có con dấu, chưa có giấy đăng ký kinh doanh mới nên BV Tây Đô không thể đề nghị Bộ Y tế cấp giấy phép khám chữa bệnh lần hai (sẽ có giá trị vĩnh viễn, sau lần thứ nhất có giá trị 5 năm). Do BV đang đề nghị làm giấy đăng ký kinh doanh mới nên đã kiến nghị Bộ Y tế cho gia hạn hoạt động nhưng không được.

 

Đến ngày 12-10, Sở Y tế Cần Thơ đã kiểm tra hoạt động của BV này và yêu cầu tạm ngưng hoạt động chuyên môn vì hết phép. Ngày 13-10, BV Tây Đô đã chính thức tạm ngưng hoạt động chuyên môn. Các bác sĩ của BV lâm vào cảnh điêu đứng vì chưa được Sở Y tế Cần Thơ cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định mới.

 

Trong khi đó, theo thông tin mà chúng tôi nắm được, Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở KH-ĐT TP Cần Thơ vẫn chưa cấp giấy đăng ký kinh doanh cho BV Tây Đô. Lý do chậm trễ là phải chờ… xin ý kiến của Sở Tư pháp, Viện KSND, Công an, TAND và UBND TP Cần Thơ xem có cấp hay không, với thời gian trả lời “chưa biết lúc nào”. Việc “xin ý kiến” này, theo một luật sư là không có trong quy định của pháp luật. Nguyên do, đầu năm 2012, hai bản án phúc thẩm đã hủy bỏ giấy phép kinh doanh của BV, hủy luôn tư cách đại diện theo pháp luật của ông Diệp Thanh Bình và một nhóm thành viên góp đa số vốn tổ chức đại hội, cử người đại diện làm thủ tục đăng ký lại. Từ ngày 12-10, BV đã tạm ngừng hoạt động vì không có giấy phép, mỗi ngày vẫn tốn khoảng 80 triệu đồng để trả lương cho 150 bác sĩ, nhân viên và chi phí khác.



Là một BV tư nhân đầu tiên ở Cần Thơ, đánh dấu bước tiến của xã hội hóa y tế ở địa phương, với sự đầu tư rất bài bản, BV Tây Đô đã từng mang lại rất nhiều hy vọng cho người dân Cần Thơ nói riêng và ĐBSCL nói chung. Tuy nhiên, không ai ngờ, đến nay, BV này ngưng trệ hoạt động do tranh chấp lùm xùm. 

ĐÌNH TUYỂN (SGGP)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Bệnh viện Đa khoa Tây Đô sau 8 năm thành lập: Tranh chấp kéo dài !

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"

Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"

(Tin Môi Trường) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.

Tin Môi Trường
 Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero

Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero

(Tin Môi Trường) - 5ha khu vực cánh rừng Net Zero của Vinamilk phối hợp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tại Vườn quốc gia Mũi Cà Mau đã bước sang năm thứ 2 trong dự án kéo dài 6 năm (2023-2029). Nhiều hoạt động nghiên cứu, đồng hành, báo cáo đã được doanh nghiệp thực hiện, trong đó có các chuyến đi trực tiếp tham gia khoanh nuôi rừng của nhân viên diễn ra đều đặn hàng năm.

VACNE 30 năm
 Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng

Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng

(Tin Môi Trường) - UBND tỉnh Phú Thọ xử phạt Tổng Công ty giấy Việt Nam - Công ty TNHH 1,89 tỷ đồng do nhiều vi phạm trong xả nước thải, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI