Doanh nghiệp
Ai sẽ "chèo lái"con tàu MobiFone?
(15:50:47 PM 01/07/2014)Áp lực từ MobiFone sẽ lớn hơn VinaPhone
Từ 1/7/2014, MobiFone sẽ chính thức được bàn giao nguyên trạng về Bộ TT&TT quản lý. Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son yêu cầu phải tổ chức lại MobiFone để công ty này “khoác áo” Tổng công ty.
"Nhiệm vụ trọng tâm của MobiFone trong thời gian tới là phải xây dựng Đề án thành lập Tổng công ty MobiFone như một tổng công ty kinh doanh dịch vụ CNTT - viễn thông một cách hoàn chỉnh, tạo thành mạng viễn thông lớn của đất nước. Đề án này sẽ trình Chính phủ phê duyệt. Song song với việc xây dựng Đề án, MobiFone phải xây dựng dự thảo điều lệ hoạt động của Tổng công ty để có cơ sở cho việc xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển của những năm tiếp theo" Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son nhấn mạnh.
MobiFone sẽ triển khai 5 ngành nghề kinh doanh chính gồm: Đầu tư xây dựng, vận hành, khai thác mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông, CNTT; Lắp ráp và sản xuất các thiết bị điện tử, viễn thông, CNTT; Tư vấn, khảo sát, thiết kế, xây lắp chuyên ngành điện tử, viễn thông, CNTT; Kinh doanh các thiết bị điện tử viễn thông, CNTT; Bảo trì, sửa chữa thiết bị chuyên ngành điện tử viễn thông, CNTT.
MobiFone sẽ phải trờ thành một trụ cột trong lĩnh vực Viễn thông - CNTT của Việt Nam
Ông Mai Văn Bình, Tổng Giám đốc kiêm phụ trách chức vụ Chủ tịch MobiFone nhận định việc hình thành Tổng công ty sẽ giúp công ty này tăng khả năng cạnh tranh bình đẳng với các nhà khai thác mạng khác, tạo thế chân vạc trên thị trường viễn thông với 3 chân kiềng gồm VNPT - MobiFone - Viettel.
Trong suốt quá trình 21 năm qua, MobiFone được xem là điểm sáng của VNPT. MobiFone với vai trò là mạng di động đầu tiên của Việt Nam và cũng là mạng di động hợp tác với nước ngoài thành công nhất tính đến thời điểm này. 10 năm hợp tác với đối tác Comvik đã để lại cho mạng di động này một phong cách hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả.
Hiện MobiFone đang là mạng di động có năng suất bình quân lao động cao nhất trong các doanh nghiệp viễn thông hiện nay, vào khoảng 6,7 tỷ đồng/người/năm. Trong năm 2013 mặc dù kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn nhưng MobiFone vẫn đạt tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là 55%.
Đây là con số phản ánh thực chất hiệu quả của doanh nghiệp và sự phát triển bền vững của công ty. Bên cạnh đó, MobiFone vẫn giữ được vị thế là một thương hiệu mạnh, được các tổ chức có uy tín đánh giá là thương hiệu nổi tiếng Việt Nam và được người tiêu dùng đánh giá về chất lượng dịch vụ.
Còn Thứ trưởng Bộ TT&TT Lê Nam Thắng nhận định: “Trong bối cảnh khó khăn, các doanh nghiệp thua lỗ khó khăn nhưng công ty vẫn đảm bảo đạt lợi nhuận theo kế hoạch, nộp ngân sách nhà nước. MobiFone vẫn đảm bảo hiệu quả hoạt động và là doanh nghiệp có năng suất lao động cao, đây là điều mà không phải công ty nào cũng làm được kể cả công ty tư nhân”.
Ở vị thế đang là doanh nghiệp dẫn đầu về năng suất lao động, hiệu quả và chuyên nghiệp cũng đặt ra cho MobiFone những thách thức khi ra “ở riêng”. Không phải kèm hơn 60 công ty con làm ăn yếu kém của VNPT, nhưng mục tiêu của Chính phủ và Bộ TT&TT kỳ vọng là sẽ hình thành được 1 tập đoàn mạnh với 3 trụ là MobiFone – VNPT – Viettel để hình thành “thế chân vạc” thúc đẩy cạnh tranh phát triển thị trường viễn thông - CNTT.
Điều đó có nghĩa là MobiFone sẽ phải phát triển và hướng tới trở thành một trụ cột viễn thông – CNTT của Việt Nam, chứ không chỉ dừng lại ở mức độ một mạng di động. Đây là thách thức đặt trên vai những người cầm lái con thuyền MobiFone trong tương lai. Đó chính là sứ mệnh được đặt ra đối với MobiFone trong bối cảnh có nhiều cơ hội nhưng cũng nhiều thách thức.
Và đương nhiên, sứ mệnh đó phải được thực hiện thành công bằng những quyết định có tầm chiến lược tốt, bởi nếu mục tiêu này không thành hiện thực cũng gần như đồng nghĩa với việc “phá sản” mục tiêu của Chính phủ hình thành thị trường viễn thông với ít nhất 3 tập đoàn lớn có khả năng đi ra nước ngoài và tạo thị trường cạnh tranh lành mạnh ở trong nước.
Nhiều ý kiến cho rằng, áp lực đặt ra đối với MobiFone khi “ra ở riêng” lớn hơn áp lực đối với VinaPhone bởi MobiFone đang có chỉ số phát triển tốt như lợi nhuận, doanh thu, quản trị doanh nghiệp tốt và các chỉ số này sẽ phải được duy trì và phát triển mạnh hơn nữa khi “khoác áo” tổng công ty.
Thêm vào đó, MobiFone sẽ phải mở rộng sang các lĩnh vực sản phẩm, dịch vụ viễn thông – CNTT khác ngoài dịch vụ truyền thống hiện nay. Và như vậy, việc mở rrộng lĩnh vực hoạt động kinh doanh dường như sẽ đưa MobiFone trở về vạch xuất phát ban đầu và phải chạy đua cùng các đối thủ khác trên thị trường viễn thông – CNTT.
Ai sẽ đủ sức “cầm lái” con tàu MobiFone?
Ngày 26/6/2014, VNPT đã công bố quyết định giao ông Mai Văn Bình, Tổng giám đốc MobiFone sẽ phụ trách chức vụ Chủ tịch MobiFone thay cho ông Lê Ngọc Minh - hiện là Phó Tổng giám đốc VNPT kiêm Chủ tịch MobiFone.
Như vậy, ông Lê Ngọc Minh sẽ chỉ giữ chức Phó Tổng giám đốc VNPT. Ông Mai Văn Bình sinh năm 1954 và đã từng giữ vị trí Giám đốc Trung tâm MobiFone 2 - một trung tâm đang đem lại doanh thu và lợi nhuận lớn nhất của MobiFone. Thế nhưng, đến cuối năm nay, chắc chắn sẽ phải có người thay thế vị trí này vì ông Mai Văn Bình đã đến tuổi nghỉ theo chế độ.
Một câu hỏi đặt ra ở thời điểm này là ai sẽ lĩnh trách nhiệm chèo lái con tầu MobiFone vốn đã bị đặt lên bệ phóng mang nhiều áp lực và thách thức. Có khá nhiều kịch bản được mường tượng ra ở thời điểm này để tìm kiếm một phẩm chất cho người “đứng mũi chịu sào” của MobiFone trong tương lai.
Lãnh đạo một doanh nghiệp viễn thông ngoài VNPT thì cho rằng những người sẽ “chèo lái” con tầu MobiFone sẽ phải là người lãnh đạo có tầm nhìn, khả năng quản trị hiện đại và hiệu quả cũng như phải am hiểu thị trường viễn thông - CNTT Việt Nam. Chỉ có như vậy, mới là yếu tố thúc đẩy con tầu MobiFone tăng tốc. Những phẩm chất trên của người sẽ “đứng mũi chịu sào” của MobiFone trong tương lai cần được chứng minh qua thực tiễn của thị trường cạnh tranh.
Vị lãnh đạo doanh nghiệp này còn cho rằng, nhìn vào lịch sử phát triển của các doanh nghiệp di động có thể thấy, những doanh nghiệp “tay trái” khi nhảy vào lĩnh vực di động được cho là mẫu mỡ này đã đem đến những kết cục không sáng sủa. Điều đó cho thấy kinh doanh lĩnh vực di động phải là có nghề chứ không thể “tay trái” được.
Rõ ràng, việc lựa chọn người “đứng mũi chịu sào” cho MobiFone là câu chuyện chẳng hề dễ dàng. Bài học thành công của Viettel trong những năm qua được xem là thực tiễn sinh động cho việc lựa chọn người đứng đầu. Đại tướng Phạm Văn Trà, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng kể rằng đã có thời điểm Viettel rất lục đục và có nguy cơ không thể phát triển được.
“Từ 1989 đến 1995, công ty phải thay đổi 3 lần lãnh đạo nhưng nội bộ vẫn chưa ổn nên không phát triển được. Thủ tướng Võ Văn Kiệt lúc đó gọi tôi lên nhắc nhở và tôi hứa khắc phục ngay. Sau đó, tôi đề nghị anh em tìm một cán bộ lãnh đạo có năng lực nhưng phải ở trong các nhà máy, xí nghiệp của Bộ Quốc phòng, biết làm kinh tế và dám chịu trách nhiệm. Cuối cùng tôi chọn được anh Hoàng Anh Xuân. Từ thời điểm này, Viettel có nhiều bước thay đổi rất nhanh” Đại tướng Phạm Văn Trà nói.
Nhiều người cũng đã đưa ra phỏng đoán rằng, trong giai đoạn khi chuẩn bị cho cổ phần hóa MobiFone, có thể Bộ TT&TT sẽ cử nhân sự về MobiFone để thúc đẩy, giám sát quá trình này. Sau khi tiến hành cổ phần hóa xong, rất có thể vị trí Chủ tịch MobiFone sẽ do các cổ đông bầu lên.
Nguyên Thứ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông Mai Liêm Trực cho rằng, ưu điểm cơ chế của công ty cổ phần chính là yếu tố minh bạch, thu hút được nhân lực và tiềm lực tài chính để cho MobiFone phát triển mạnh hơn trong tương lai.
Ý kiến bạn đọc về: Ai sẽ "chèo lái"con tàu MobiFone?
-
Phương Trang (16:40:14 PM 01/07/2014)Trò mèo
Mobifone chơi cái trò gì vậy trời? Bổ nhiệm người đứng đầu làm việc chưa tới 4 tháng sẽ phải nghỉ việc vì:... đến cuối năm nay, chắc chắn sẽ phải có người thay thế vị trí này vì ông Mai Văn Bình đã đến tuổi nghỉ theo chế độ. Vụ này nhằm gạt chân ông Minh đây mà. Chưa gì hết đã thấy không ổn cho tình hình Mobifone rồi, lại đánh đấm, lại suy tàn...
-
Mai Ngọc (17:10:45 PM 01/07/2014)Chế nên tin
Mọi người không biết chuyện thì không nên nghe lời các nhà báo viết. Tung hô lên cũng mấy ổng, hạ bệ xuống cũng mấy ổng...lưỡi không xương đó mà ! Làm gì có đánh đấm, có tranh giành? Người ta để cho bác Bình làm 4 tháng là tốt lắm rồi. Chứ làm đến tháng thứ 5 có mà "lòi" ra hết mọi thứ à! Cơ che nó thế mới tuyển được nhân tài.
-
Nguyễn Sơn (20:06:50 PM 01/07/2014)Gà mờ
Đọc bài báo này thấy buồn cười quá. Ông Bình có bị thiểu năng không mà lại nhận chức Tổng giá đốc khi cái ghế này mình chỉ ngồi được ...4 tháng vì hết tuổi ? Mới ngay từ đầu mà đã thấy nội bộ Mobifone có vấn đề về mặt lãnh đạo như thế này thì về lâu dài sẽ ra sao? Ai cung cấp cho nhà báo biết ông Bình chỉ nhận chức đến cuối năm là hết tuổi? Có phải những nhân sự bị ông Bình thay? Cứ thấy buồn cười làm sao ấy...
-
Khanh (09:04:09 AM 02/07/2014)Rối
Nếu đúng như bài báo viết thì chắc chắn phải có gì đó ngon ăn ông Bình mới chấp nhận ngồi ghế Tổng giám đốc 4 tháng chứ? Ai dại gì đi đánh đổi cả tên tuổi của mình vì các chức Tổng giám đốc ngắn ngủi thế này? Mobifone thời gian gần đây nội bộ rối vì do có sự chuyển giao. Nhưng chẳng biết là nhà báo lấy tin ở đâu mà khẳng định chắc nịch hết năm ông Bình nghỉ?Nếu hết năm 2014 ông Bình vẫn ngồi im thì sửa lại thành nhà... láo nhé !
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cựu thị trưởng Oakland Sheng Thao và ông David Dương có thể ngồi tù 35 năm
- Quảng Nam: Hàng chục cụm công nghiệp không có nhà máy xử lý nước thải tập trung
- Bộ Nông nghiệp báo cáo Thủ tướng về tình trạng lúa chết ở Hậu Giang
- Vinamilk tạo nhiều dấu ấn tại triển lãm quốc tế ngành sữa 2024
- Yêu cầu nhà máy xử lý chất thải ở Bắc Ninh khắc phục các tồn tại
- Chuyển hồ sơ vụ sân golf Đồi Cù ở Đà Lạt cho công an
- Bộ TN-MT kiểm tra thực địa dự án pin mặt trời 600 tỷ đồng ở Yên Bái
- Bình Thuận thanh lý hợp đồng đơn vị đánh giá tác động môi trường hồ Ka Pét
- Siemens trở thành đối tác cho chương trình phi phát thải carbon tại các nhà máy của HEINEKEN
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng
- Dự án cáp treo nối chùa Hương với chùa Tiên xin cấp phép môi trường
- Đến Resort Fly Up Hòn Sơn (Kiên Giang) để tận hưởng và cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên
- Bãi rác lộ thiên của Tâm Sinh Nghĩa cháy âm ỉ, người dân khốn khổ vì mùi hôi
- Quảng Nam: Hàng chục cụm công nghiệp không có nhà máy xử lý nước thải tập trung
- Đổi mới, sáng tạo làm nên chất "Vàng" cho thương hiệu Vinamilk
- Cựu thị trưởng Oakland Sheng Thao và ông David Dương có thể ngồi tù 35 năm
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng
- Dự án cáp treo nối chùa Hương với chùa Tiên xin cấp phép môi trường
- Bãi rác lộ thiên của Tâm Sinh Nghĩa cháy âm ỉ, người dân khốn khổ vì mùi hôi
- Quảng Nam: Hàng chục cụm công nghiệp không có nhà máy xử lý nước thải tập trung
- Đến Resort Fly Up Hòn Sơn (Kiên Giang) để tận hưởng và cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên
- Đổi mới, sáng tạo làm nên chất "Vàng" cho thương hiệu Vinamilk
- Cựu thị trưởng Oakland Sheng Thao và ông David Dương có thể ngồi tù 35 năm
Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"
(Tin Môi Trường) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.
Đến Resort Fly Up Hòn Sơn (Kiên Giang) để tận hưởng và cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên
(Tin Môi Trường) - Xuất phát từ tình yêu biển, đảo quê hương và tâm huyết đồng hành phát triển du lịch địa phương, chị Vũ Thị Diễm Thúy – Phó Chủ tịch Hội Nữ doanh nhân tỉnh, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại dịch vụ Hòn Sơn, cùng bạn đầu tư kinh doanh resort Fly Up tại xã đảo Lại Sơn, huyện Kiên Hải (Kiên Giang).
Bãi rác lộ thiên của Tâm Sinh Nghĩa cháy âm ỉ, người dân khốn khổ vì mùi hôi
(Tin Môi Trường) - Bãi rác lộ thiên trong Nhà máy xử lý rác Thạnh Hóa (Long An) của Công ty Tâm Sinh Nghĩa tiếp tục cháy âm ỉ, tỏa ra mùi hôi khó chịu, gây khổ cho người dân sống gần nhà máy rác này.
Đổi mới, sáng tạo làm nên chất "Vàng" cho thương hiệu Vinamilk
(Tin Môi Trường) - Vì khách hàng, Luôn cầu tiến và Quyết liệt là các từ khóa mà ông Nguyễn Quang Trí – Giám đốc Điều hành Marketing của Vinamilk, nhấn mạnh khi nói về chiến lược đổi mới của doanh nghiệp tại sự kiện Thương hiệu Vàng TP.HCM vừa qua.