Thứ sáu, 22/11/2024, 00:34:15 AM (GMT+7)

"Vua rác" David Dương và vụ mất hợp đồng tỷ đô ở Mỹ

(01:00:24 AM 16/09/2016)
(Tin Môi Trường) - Tháng 8/2014, CWS của ông David Dương có chiến thắng ngoạn mục khi giành được gói thầu 1 tỷ USD thu gom rác ở thành phố Oakland. Nhưng một tháng sau, CWS đã phải trả lại.

Chiến thắng của California Waste Solutions (CWS) rất đáng kể khi đối thủ của họ là công ty xử lý rác lớn nhất nước Mỹ Waste Management (WM), có kinh nghiệm 100 năm về xử lý rác. Một loạt báo đã cho đăng tải thông tin về chiến tích này.

 
[-]"Vua[-]rác"[-]David[-]Dương[-]và[-]vụ[-]mất[-]hợp[-]đồng[-]tỷ[-]đô[-]ở[-]Mỹ
Ông David Dương, trong một phiên điều trần về gói thầu xử lý rác cho TP Oakland.
 
Mất hợp đồng trong vòng 1 tháng
 
Nhưng mùi vị chiến thắng diễn ra thật ngắn ngủi. Trong vòng chỉ một tháng sau đó, CWS của David Dương đã buộc phải trả lại dự án tỷ đô này cho Waste Management sau khi cả hội đồng Oakland CWS đối mặt với vụ kiện từ Waste Management.
 
Theo Oakland Tribune, David Dương thừa nhận lo ngại “rất nhiều tổn thất” từ vụ kiện khiến ông buộc phải trả lại hợp đồng. Bù lại David Dương nhận được 15 triệu USD từ đối thủ như khoản đền bù để trả lại.
 
CWS cũng giữ được một phần nhỏ trong hợp đồng ở Oakland là tái chế rác trong 20 năm với giá trị hợp đồng 20 triệu USD/năm bắt đầu từ tháng 7/2015.
 
Trước đó Waste Management đã kiện thành phố Oakland khi “phá hoại đơn phương và trái luật” quá trình đấu thầu vào tháng 5/2014 khi cho công ty CWS được nộp lại bản thầu lần thứ hai cho hợp đồng gom rác và tái chế.
 
Trước khi nộp lại bản thầu, CWS cũng không đáp ứng được nhiều điều kiện để thực hiện hợp đồng. Cùng lúc, Waste Management cho tiến hành trưng cầu dân ý, gom chữ ký của người dân để phản đối hợp đồng trao cho CWS.
 
Cho tới thời điểm bỏ thầu này, CWS hoàn toàn chưa có kinh nghiệm gì về gom rác ở Oakland mà chỉ có kinh nghiệm về tái chế rác. Các hợp đồng gom rác của thành phố trong thời gian dài hoàn toàn do Waste Management thực hiện.
 
 
[-]"Vua[-]rác"[-]David[-]Dương[-]và[-]vụ[-]mất[-]hợp[-]đồng[-]tỷ[-]đô[-]ở[-]Mỹ
Vận chuyển rác tái chế tại công ty CWS ở Mỹ.
 
Năng lực yếu, tăng phí rác nhưng vẫn trúng thầu
 
Trước khi ra quyết định chọn thầu, quan chức thành phố Oakland và chuyên gia tư vấn độc lập đều khẳng định CWS là lựa chọn rủi ro hơn vì công ty này chưa đủ năng lực cho việc thu gom rác của cả thành phố Oakland (406.000 dân).
 
Kế hoạch về môi trường của CWS cũng bị coi là kém xa so với của Waste Management. Trong bài “The Dirty Fight for Oakland's Trash” (Cuộc chiến bẩn thỉu giành rác ở Oakland) trên East Bay Express tháng 7/2014, Peter Slote, người giám sát về xử lý rác và tái chế của Oakland, nói: "Kết quả khác biệt về môi trường rất lớn".
 
Hội đồng thành phố Oakland dù vậy lựa chọn CWS với lý do muốn chọn một công ty địa phương (WM có trụ sở chính ở Texas).
 
Giá cạnh tranh là yếu tố nữa giúp CWS thắng lợi, tuy nhiên, bản thân giá chào này đã bị đặt dấu hỏi. Trong báo cáo đánh giá các bản chào thầu, chuyên gia của thành phố cho rằng giá này “quá thấp để khả thi”.
 
 

[-]"Vua[-]rác"[-]David[-]Dương[-]và[-]vụ[-]mất[-]hợp[-]đồng[-]tỷ[-]đô[-]ở[-]Mỹ

 
Công nhân làm việc trong quy trình tái chế rác ở CWS.
 
Ngay trước đó việc trao hợp đồng cho CWS đã bị các chuyên gia thành phố đánh giá là “rủi ro” hơn khi CWS có khả năng kém xa đối thủ. Theo tính toán của các chuyên gia, WM có thể tái chế được nhiều hơn CWS khoảng 200.000 tấn (thay vì chôn rác).
 
Hơn nữa. các chuyên gia nhận định, việc giao hợp đồng cho CWS là “quá mạo hiểm” khi công ty này phải bắt đầu xây từ đầu các cơ sở thu gom và chưa có đủ các giấy phép cần thiết.
 
Báo cáo chỉ rõ, CWS hiện đang xử lý một nửa rác tái chế của Oakland và chưa bao giờ có kinh nghiệm thu gom rác sinh hoạt. Phương án của CWS làm tăng tiền rác phải đóng của một hộ dân thêm khoảng 24% lên 36,82 USD/tháng. Với khu nhà 20 hộ, mức giá tăng 15% lên 546,97 USD/tháng.
 
Khi mất hợp đồng rác 1 tỷ USD này, ông David Dương tuyên bố rằng “Đây là tình huống các bên đều thắng”.
 
“Chiến thắng cho Waste Management, chiến thắng cho CWS và chiến thắng cho người dân Oakland”, David Dương nói.
(Theo Zing)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: "Vua rác" David Dương và vụ mất hợp đồng tỷ đô ở Mỹ

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"

Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"

(Tin Môi Trường) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.

Tin Môi Trường
 Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero

Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero

(Tin Môi Trường) - 5ha khu vực cánh rừng Net Zero của Vinamilk phối hợp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tại Vườn quốc gia Mũi Cà Mau đã bước sang năm thứ 2 trong dự án kéo dài 6 năm (2023-2029). Nhiều hoạt động nghiên cứu, đồng hành, báo cáo đã được doanh nghiệp thực hiện, trong đó có các chuyến đi trực tiếp tham gia khoanh nuôi rừng của nhân viên diễn ra đều đặn hàng năm.

VACNE 30 năm
 Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng

Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng

(Tin Môi Trường) - UBND tỉnh Phú Thọ xử phạt Tổng Công ty giấy Việt Nam - Công ty TNHH 1,89 tỷ đồng do nhiều vi phạm trong xả nước thải, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI