Doanh nghiệp » Doanh nghiệp xanh
Ý nghĩa mới về “thành công" của doanh nghiệp
(17:42:28 PM 14/09/2015)LGT: Chúng ta đã biết đến một Richard Branson, một trong năm người giàu nhất nước Anh, một tỷ phú là người sáng lập tập đoàn danh tiếng Virgin. Từng nhận giải thưởng lớn của thế giới dành cho những người Kinh doanh vì Hòa Bình, do một ủy ban đặc biệt với các cá nhân kiệt suất đoạt giải Nobel Hòa Bình và Nobel Kinh tế xét duyệt. Từng đứng ra thành lập một tờ tạp chí và kêu gọi chấm dứt chiến tranh phi nghĩa của Đế quốc Mỹ ở Việt Nam.
Và bây giờ, ông đã đến Việt Nam, trong một “cuộc chiến” đang làm đau đầu cả nhân loại tiến bộ: cuộc chiến bảo vệ môi trường. Cũng như các doanh nhân khác, ông kiếm tiền giỏi, Nhưng có lẽ, cái điều mà nhiều người sẽ còn mãi mãi cảm mến và kính trọng ông, có lẽ là các hoạt động trượng nghĩa vì cộng đồng.Trong bài phát biểu dưới đây, khi đến Việt Nam, Richard Branson đã kêu gọi các doanh nghiệp hãy hoạt động vì các giá trị con người, môi trường và kinh tế. Không phải vô lý ông sắp xếp “thang” giá trị từ quan trọng đến… ít quan trọng hơn.
Và hóa ra, trước khi nghĩ đến tiền và tiền như thói thường, thì ông muốn nhấn mạnh thế này: một doanh nhân tử tế, cần nghĩ đến các giá trị nhân văn và bền vững hơn, vì một thế giới phồn vinh, vì một hành tinh xanh cho chúng ta và con cháu chúng ta. Đúng như ông từng nói trong một bài diễn thuyết đã được nhiều người biết đến, đại ý: tôi tin tưởng chắc chắn rằng, con người sẽ không là con người nữa, nếu như họ hủy hoại đi những phần còn lại của trái đất này. Thật kinh khủng khi cứ 11 tiếng đồng hồ trôi qua thì nhân loại lại phải chứng kiến thêm một con tê giác bị giết, một ngày trôi qua có 100 con voi châu Phi bị thảm sát…
Ông Richard Branson
"Khi tôi còn nhỏ, tôi đã muốn làm mọi thứ để thay đổi thế giới này. Vì thế, tôibỏ học khi tôi mười sáu tuổi để bắt đầu làm chủ một tờ tạp chí, và từng sử dụng tờ tạp chí này đểvận động chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. Hôm nay, sau gần 50 năm, tôi được lần đầu tiên đến thăm Việt Nam và lại thấy mình cùng các bạn tham gia vận động để chấm dứt một cuộc chiến khác, một cuộc chiến không chỉ diễn ra ở Việt Nam mà đang diễn ra trên khắp toàn cầu–đơn giản đó là cuộc chiến bảo vệ môi trường sống của chúng ta, trái đất của chúng ta.
Nhiều người thắc mắc là tại sao các doanh nhân lại cần quan tâm đến các vấn đề này? Cũng giống như nhiều doanh nhân khác, gần đây tôi đã đi đến kết luận rằng chính các doanh nghiệp đã và đang góp phần rất lớn vào việc làm gia tăng các vấn đề toàn cầu, vì vậy chúng ta cần có trách nhiệm tìm ra giải pháp cho các vấn đề này. Tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng doanh nghiệp đóng một vai trò quan trọng như lực lượng kiến tạo thế giới vì những điều tốt đẹp hơn, và đây cũng chính là lực lượng thúc đẩy thế giới phát triển theo hướng vì lợi ích xã hội, môi trường và kinh tế.
Bốn mươi năm sau chiến tranh và trải qua nhiều cải cách tiến bộ về chính trị và kinh tế, Việt Nam đã tạo nên một câu chuyện thành công về phát triển đất nước.Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể trong việc xóa đói, giảm nghèo. Chính sách tự do hóa thương mại của các bạn đã tạo ra công ăn việc làm cho nhiều người lao động và mở rộng cánh cửa cơ hội cho giao thương về kinh tế. Tuy nhiên, do thiếu chính sách và biện pháp kiểm soát, sự phát triển nhanh chóng cũng tác động tiêu cực tới môi trường.
Điều này không chỉ diễn ra ở Việt Nam mà đã và đang diễn ra trên toàn thế giới: Tài nguyên bị sử dụng cạn kiệt. Khí quyển, đại dương và đất đai bị ô nhiễm nặng nề. Nguồn thủy sản đang dần cạn kiệt. Độ che phủ rừng tự nhiên giảm nhanh chóng. Nguồn nước ngọt đang dần suy giảm mạnh và lượng khí thải (carbon dioxide) đã ở mức báo động.
Hành động săn bắn và buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp đang gây ra nguy cơ tuyệt chủng hàng loạt ở cấp độ toàn cầu. Mỗi năm, có khoảng 35.000 con voi bị giết để lấy ngà, 95% số tê giác trên thế giới đã bị “xóa sổ” trong hơn 40 năm qua. Chỉ riêng ở Nam Phi, số lượng tê giác bị giết để lấy sừng gia tăng nhanh chóng, từ 17 con vào năm 2007 tới 1.215 con vào năm 2014. Rất nhiều loài khác cũng đang bên bờ bị tuyệt chủng do nhu cầu vô độ của con người. Kinh doanh vì lợi nhuận ngắn hạn đã khiến các doanh nghiệp quên đi vai trò quan trọng là phục vụ con người và bảo vệ môi trường sống xung quanh – vì thế hiển nhiên là hoạt động của các doanh nghiệp đang tàn phá hành tinh của chúng ta.
Do vậy, đã đến lúc các lãnh đạo doanh nghiệp phải sát cánh bên nhau để thúc đẩy sự thịnh vượng và hành tinh của chúng ta. Tôi tin rằng nếu chỉ khi nào các doanh nghiệp làm được điều này,các doanh nghiệp mới thực sự phát triển mạnh mẽ và bền vững. Khu vực tư nhân có thể và phải xác định lại trách nhiệm của mình cũng như xác định lại ý nghĩa của hai từ “thành công” của doanh nghiệp.Nếu chúng ta tiếp tục sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách không bền vững, các tài nguyên này sẽ cạn kiệt.Kế hoạch A–làm kinh doanh vì động cơ lợi nhuận đơn thuần –không còn phù hợp nữa. Giờ là thời cơ để các doanh nghiệp thực hiện Kế hoạch B – kinh doanh đặt lợi ích của con người và trái đất cùng với lợi nhuận của doanh nghiệp. Chúng ta cần nắm lấy cơ hội này bằng cách sử dụng ảnh hưởng và nguồn lực của chúng ta để giải quyết các thách thức lớn nhất của môi trường và xã hội mà thế giới đang phải đối mặt và biến doanh nghiệp của mình thành lực lượng kiến tạo lại thế giới và làm cho nó tốt đẹp hơn.
Hoạt động của doanh nghiệp đã và đang mang lại những bước tiến vượt bậc trong khoa học và công nghệ cũng như mở ra các cơ hội tăng trưởng kinh tế trên toàn thế giới. Vậy tại sao chúng ta lại không thể tạo ra một mô hình kinh doanh mới, mà ở đó doanh nghiệp vẫn được hưởng lợi nhuận, doanh nghiệp vẫn được thỏa sức sáng tạo nhưng trái đất và con người lại được bảo vệ!
Nếu chúng ta tận dụng được những mặt tích cực của việc kinh doanh - như tinh thần doanh nghiệp, tính đổi mới và tinh thần doanh nhân giúp cải tiến chất lượng cuộc sống và tạo ranhững tiến bộ thần kỳ về khoa học và công nghệ - chúng ta có thể tạo ra một kỷ nguyên mới chưa từng có với sự phát triển bền vững và thịnh vượng chung cho tất cả.
Cửa sổ cơ hội này đang đóng rất nhanh, nhưng không phải là quá muộn.Chúng ta đã có những khởi đầu rất tuyệt vời.Phong trào doanh nhânxoay sở để tìm ra các cách thức kinh doanh có lợi cho con người và trái đất đang phát triển ngày càng mạnh. Và tôi rất vui mừng được đến Việt Nam hôm nay với mong muốn được tận dụng thời gian của tôi để học hỏi và gặp gỡ các doanh nhân Việt Nam, những người mong muốn chung tay giải quyết các thách thức toàn cầu và cùng tôi xoay chuyển các hoạt động kinh doanh theo hướng vì lợi ích của xã hội, môi trường và kinh tế."
RICHARD BRANSON, sinh ngày 18/7/1950, là một doanh nhân và nhà đầu tư người Anh. Ông là Nhà sáng lập của Virgin Group, bao gồm 400 doanh nghiệp hoạt động đa ngành nghề. Khi mới 16 tuổi, ông đã khởi nghiệp bằng cách thành lập tạp chí Student. Năm 1970, ông thành lập một công ty bán băng đĩa nhạc và xây dựng nó trở thành 1 chuỗi các cửa hàng bán băng đĩa vào năm 1972, tên là Virgin Records, về sau đổi tên thành Virgin Megastores. Thương hiệu Virgin của ông bùng nổ những năm 1980 khi ông thành lập hãng máy bay Virgin Atlantic đồng thời mở rộng hoạt động kinh doanh của Virgin Records. Theo tạp chí Forbes đánh giá, tài sản của ông khoảng 4,9 tỷ USD và là một trong 7 người giàu nhất nước Anh.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đến Resort Fly Up Hòn Sơn (Kiên Giang) để tận hưởng và cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên
- Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero
- Vinamilk - "Đại diện" duy nhất của ngành FMCG lọt Top 50 công ty niêm yết tốt nhất 12 năm liền
- Vinamilk được vinh danh tại Giải thưởng Doanh nghiệp Trách nhiệm Châu Á
- Vinamilk công bố báo cáo phát triển bền vững, chọn chủ đề “Để tâm thay đổi - Net Zero 2050”
- Giữ mãi màu xanh trên miền đất nắng
- Các từ khóa nổi bật tại đại hội Vinamilk: Sản phẩm, đổi mới, chất lượng, bền vững
- Sau một năm công bố kế hoạch Net Zero 2050, Vinamilk có 3 đơn vị đạt chứng nhận quốc tế về trung hòa Carbon
- Vinamilk bội thu giải thưởng phát triển bền vững
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"
(Tin Môi Trường) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.
Bãi rác lộ thiên của Tâm Sinh Nghĩa cháy âm ỉ, người dân khốn khổ vì mùi hôi
(Tin Môi Trường) - Bãi rác lộ thiên trong Nhà máy xử lý rác Thạnh Hóa (Long An) của Công ty Tâm Sinh Nghĩa tiếp tục cháy âm ỉ, tỏa ra mùi hôi khó chịu, gây khổ cho người dân sống gần nhà máy rác này.
Đổi mới, sáng tạo làm nên chất "Vàng" cho thương hiệu Vinamilk
(Tin Môi Trường) - Vì khách hàng, Luôn cầu tiến và Quyết liệt là các từ khóa mà ông Nguyễn Quang Trí – Giám đốc Điều hành Marketing của Vinamilk, nhấn mạnh khi nói về chiến lược đổi mới của doanh nghiệp tại sự kiện Thương hiệu Vàng TP.HCM vừa qua.