Doanh nghiệp » Doanh nghiệp xanh
Người ươm đặc sản dừa sáp
(19:54:36 PM 30/01/2013)Dừa sáp (một loại dừa đặc ruột) vốn được trồng tập trung chủ yếu ở huyện Cầu Kè (Trà Vinh) từ lâu đã bị “lãng quên”. Để duy trì, bảo tồn giống dừa cực kỳ quý này, anh Thạch Phu My, ấp Chông Nô 2, xã Hòa Tân, huyện Cầu Kè đã mạnh dạn tiên phong đi đầu trong việc ươm và cung cấp cây giống.
Khôi phục lại giống dừa quý
Việc Hợp tác xã Dừa sáp, xã Hòa Tân, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh vừa được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KHCN) cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa đang mở ra hướng đi đầy triển vọng cho loại cây trồng đặc sản này.
Anh Thạch Phu My treo dừa sáp giống cho ráo nước trước khi ươm. |
Theo Phòng NNPTNT huyện Cầu Kè, dừa sáp được trồng rải rác trên địa bàn các xã, thị trấn Ninh Thới, Hòa Ân, Thông Hòa, Phong Phú, Phong Thịnh, Châu Điền… trong đó được trồng tập trung nhiều nhất ở xã Hòa Tân với tổng diện tích 22.000ha trên tổng số 25.000ha toàn tỉnh. Theo sự giới thiệu, chúng tôi tìm đến nhà anh Phu My- người được bà con ví như “vị cứu tinh” khôi phục dừa sáp. Anh Phu My bộc bạch: “Lúc đầu, tôi cứ đắn đo, suy nghĩ mãi ở xứ Cầu Kè này cây dừa sáp có giá trị kinh tế rất cao, giá bán cao gấp mấy chục lần loại dừa thông thường tại sao mình không thử ươm giống, trong khi nhu cầu của bà con thì rất nhiều”.
Năm 2004, anh Phu My tiến hành bắt tay vào tập tành ươm thử mấy trái dừa sáp sẵn có ở nhà, cứ nghĩ ươm “thử nghiệm” nào ngờ thành công lại đến. Tới năm 2006, các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu phát triển cây dừa sáp ở Hòa Tân.
Viện Nghiên cứu dầu và cây có dầu TP.HCM phối hợp cùng Sở KHCN tỉnh Trà Vinh thực hiện Dự án ươm bảo tồn giống dừa sáp trên địa bàn huyện Cầu Kè. Dự án này hỗ trợ, đầu tư 100% cho nông dân triển khai ở xã Hòa Ân, Hòa Tân và thị trấn Cầu Kè với diện tích lên đến 6ha. Tiếng lành đồn xa, anh Phu My được chọn hỗ trợ giống cung cấp cho dự án.
Không lo đầu ra
Theo kinh nghiệm của anh Phu My, khi cây ra khoảng 2-3 lá cần phải dùng sơ dừa trộn với phân chuồng, trấu mục rồi tiến hành đặt vô bầu để cho cây phát triển nhanh, mặt khác nhằm tránh sự hạn chế phát triển của bộ rễ non.
Đúc kết kinh nghiệm, anh Phu My nhận định: “Trước khi thu hoạch phải chọn cây giống bố mẹ có độ tuổi ít nhất cũng phải từ 15 năm trở lên, đặc thù của cây dừa là cây càng lâu năm cho trái lại càng sum suê, tình trạng đậu trái hết sức ổn định”.
Theo anh Phu My, do dừa sáp nước có vị ngọt nhiều nên thường dễ bị côn trùng cắn phá, vì thế việc chọn giống cần phải thu hoạch sớm. Sau đó, đem dừa về phơi nắng từ 15 – 25 ngày (tùy theo mùa mưa hay mùa nắng), rồi bắt đầu dạt cạnh mặt bên trái của trái khoảng 6cm, đặt xuống rãnh đất hàng ngày phải tưới nước để cho trái lên mộng, khi trái đã lên mộng đâm chồi cần phải thường xuyên chăm sóc, phun thuốc trừ bọ cánh cứng.
Để từng bước phát triển vườn dừa, từ năm 2007 – 2008, anh mạnh dạn đứng ra thành lập tổ hợp tác đến năm 2009 đi vào đại hội hợp tác xã chuyên cung cấp giống trái dừa sáp. Theo anh Phu My, dừa sáp khi cho sáp có rất nhiều loại, thông thường có 2 loại dừa sáp dạng sáp loại này cơm dày, mềm, có chất béo, có nước dạng sệt màu đục; loại thứ hai là dừa sáp dạng nước, đa số chất béo chiếm tỷ lệ cao hơn. Trồng dừa sáp mang lại hiệu quả kinh tế rất cao, ước tính 1ha hàng năm cho thu hoạch từ 80 – 100 triệu đồng/năm.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đến Resort Fly Up Hòn Sơn (Kiên Giang) để tận hưởng và cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên
- Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero
- Vinamilk - "Đại diện" duy nhất của ngành FMCG lọt Top 50 công ty niêm yết tốt nhất 12 năm liền
- Vinamilk được vinh danh tại Giải thưởng Doanh nghiệp Trách nhiệm Châu Á
- Vinamilk công bố báo cáo phát triển bền vững, chọn chủ đề “Để tâm thay đổi - Net Zero 2050”
- Giữ mãi màu xanh trên miền đất nắng
- Các từ khóa nổi bật tại đại hội Vinamilk: Sản phẩm, đổi mới, chất lượng, bền vững
- Sau một năm công bố kế hoạch Net Zero 2050, Vinamilk có 3 đơn vị đạt chứng nhận quốc tế về trung hòa Carbon
- Vinamilk bội thu giải thưởng phát triển bền vững
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"
(Tin Môi Trường) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.
Bãi rác lộ thiên của Tâm Sinh Nghĩa cháy âm ỉ, người dân khốn khổ vì mùi hôi
(Tin Môi Trường) - Bãi rác lộ thiên trong Nhà máy xử lý rác Thạnh Hóa (Long An) của Công ty Tâm Sinh Nghĩa tiếp tục cháy âm ỉ, tỏa ra mùi hôi khó chịu, gây khổ cho người dân sống gần nhà máy rác này.
Đổi mới, sáng tạo làm nên chất "Vàng" cho thương hiệu Vinamilk
(Tin Môi Trường) - Vì khách hàng, Luôn cầu tiến và Quyết liệt là các từ khóa mà ông Nguyễn Quang Trí – Giám đốc Điều hành Marketing của Vinamilk, nhấn mạnh khi nói về chiến lược đổi mới của doanh nghiệp tại sự kiện Thương hiệu Vàng TP.HCM vừa qua.