»

Thứ bảy, 23/11/2024, 13:04:14 PM (GMT+7)

Nên sử dụng nước tái sinh

(23:41:43 PM 22/08/2012)
(Tin Môi Trường) - Nếu TPHCM có các chính sách hợp lý, khuyến khích việc sử dụng nước tái sinh thì sẽ có thêm khoảng 1,5 triệu m3 nước/ngày

 

Nguồn nước tái sinh này sẽ được sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp (làm mát công nghiệp, cấp nước nồi hơi…), nông nghiệp (tưới tiêu cho cây lương thực, cây công nghiệp…), tưới cây trong công viên, tái nạp nước ngầm… Việc tận dụng nguồn nước tái sinh sẽ giúp tiết kiệm khoảng 10 tỉ đồng/ngày, giúp giảm được 20% áp lực khai thác nước ngọt (nước ngầm, nước mặt)…

Tiết kiệm rất lớn

Theo hướng quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước TPHCM đến năm 2020, TPHCM sẽ có hệ thống thu gom xử lý nước thải sinh hoạt tập trung, cải tạo nạo vét 300 km kênh rạch thoát nước, xây dựng 4.000 km cống, mương hở thu nước mưa… Hiện nay bước đầu đã có trạm xử lý nước thải Bình Hưng, công suất khoảng 114.000 m3/ngày.
Trong thời gian tới, nếu có thêm nhiều trạm xử lý nước thải ở các khu vực ven đô thị thì lượng nước tái sinh sẽ nhiều hơn. Một dự báo khác là lượng nước cần có để tưới cây xanh công viên trong khu dân cư tại TP vào mùa khô là khoảng hơn 29.000 m3/ngày. Nếu tận dụng nước tái sinh cho việc tưới cây sẽ giúp giảm được hơn 29.000 m3 nước sạch/ngày.

Hệ thống xử lý nước thải tại Khu Công nghệ cao TPHCM (ảnh chỉ mang tính minh họa). Ảnh: Q.M

 
Đối với nước thải công nghiệp, hiện lượng nước thải từ các trạm xử lý nước thải tập trung của 15 khu công nghiệp tại TPHCM khoảng 241.000 m3/ngày, dự kiến sẽ đạt mức 376.000 m3/ngày vào năm 2020. Lượng nước thải này sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn nước loại B (QCVN 40:2011/BTNMT) có thể sử dụng tưới cây xanh công cộng, tưới cây công viên, nước dội rửa nhà vệ sinh công cộng hay nhà vệ sinh ở các nhà máy, xí nghiệp hoặc bổ sung cho các hồ cảnh quan trong các cơ sở công nghiệp, dịch vụ, nước cấp cho xây dựng, nước chữa cháy…
PGS-TS Nguyễn Phước Dân, Khoa Môi trường Trường ĐH Bách khoa TPHCM, cho rằng do nhu cầu nước sinh hoạt, công nghiệp, dịch vụ tăng nhanh, cùng với sự suy giảm chất lượng nước ngầm, nước mặt… nên việc tìm kiếm nguồn nước bổ sung thay thế là rất cấp bách. Hướng đề xuất tận dụng nước tái sinh là một giải pháp có nhiều triển vọng vì sẽ giúp chủ động được một nguồn nước đáng kể cho các hoạt động không bắt buộc phải sử dụng nước sạch.
“TPHCM cần sớm có những chính sách hợp lý khuyến khích việc sử dụng nước tái sinh như trợ giá, xây dựng các chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng; chương trình dự án về tái sinh, tái sử dụng nước mang tính quốc gia, liên ngành, liên vùng…Quy định bắt buộc phải sử dụng nước tái sinh trong những trường hợp không nhất thiết phải dùng nước sạch...”- PGS-TS Nguyễn Phước Dân đề xuất.

Tận dụng nước mưa

Theo PGS-TS Nguyễn Phước Dân, còn một giải pháp bổ sung nguồn nước vừa hiệu quả, ít tốn kém là tận dụng nước mưa. Khảo sát cho thấy chất lượng nước mưa tại TPHCM là tốt, chỉ cần xử lý đơn giản là có thể đạt chất lượng nước sinh hoạt. Lượng mưa trung bình trong năm tại TPHCM khá cao.
ThS Dương Minh Trí, Viện Vật lý TPHCM (Viện Khoa học - Công nghệ Việt Nam) cho rằng Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi có lượng mưa khá dồi dào nhưng việc sử dụng nước mưa chưa được chú ý. Nhà nước cũng chưa có những biện pháp khuyến khích việc sử dụng nước mưa trong dân.
Vào mùa mưa, nếu tận dụng nước mưa sẽ tiết kiệm chi phí khá lớn. Nước để tắm rửa, giặt giũ, vệ sinh, tưới cây… chính là lượng nước dùng nhiều nhất trong gia đình và nước mưa rất thích hợp cho những sinh hoạt này. Chỉ sử dụng nước máy để uống, nấu ăn (ước chỉ chiếm từ 5% đến 10% số lượng nước sử dụng trong gia đình).
ThS Dương Minh Trí cho biết giải pháp tận dụng nước mưa được thực hiện như sau: lắp đặt 2 hệ thống ống nước. Một hệ thống chỉ dùng nước máy (để nấu ăn, nước uống) và một hệ thống dùng chung cả nước mưa và nước thủy cục.
Để không vi phạm quy định của thủy cục, cần báo cho cơ quan quản lý nước lắp trước đồng hồ nước có van nước một chiều: nước chỉ chảy vào hệ thống nước trong nhà (không chảy ngược lại). Trong hệ thống dùng chung nước mưa và nước thủy cục nên có một van nước từ ống nước thủy cục, khi dùng nước mưa khóa van lại, mùa nắng không có mưa thì  mở van để dùng nước thủy cục.

Nếu có đủ diện tích, chúng ta nên dùng ít nhất 2 bồn chứa nước, mỗi bồn khoảng 1,5 m3. Ở ống nước chạy vào bồn chứa nước mưa, cần lắp một van một chiều để nước chỉ chảy ra chứ không chảy vào bồn. Nước mưa nên chứa trong các bồn inox, dưới đáy bồn có van xả để có thể vệ sinh bồn.

 

“Có chi tiết vui là sau nhiều lần đo thông số nước tại Viện Vật lý TPHCM, chúng tôi ghi nhận được kết quả là nếu chỉ theo thông số độ dẫn điện thì nước mưa còn sạch hơn nước thủy cục vì có độ dẫn điện thấp hơn”.
ThS Dương Minh Trí
 
Theo ĐỨC HUY (NLĐ)
Từ khóa liên quan: nên , sử dụng, nước tái sinh
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Nên sử dụng nước tái sinh

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"

Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"

(Tin Môi Trường) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.

Tin Môi Trường
 Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng

Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng

(Tin Môi Trường) - UBND tỉnh Phú Thọ xử phạt Tổng Công ty giấy Việt Nam - Công ty TNHH 1,89 tỷ đồng do nhiều vi phạm trong xả nước thải, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật.

VACNE 30 năm
Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI