»

Chủ nhật, 24/11/2024, 21:09:31 PM (GMT+7)

Mở rộng trách nhiệm của doanh nghiệp đối với sản phẩm thải bỏ

(15:42:48 PM 14/11/2013)
(Tin Môi Trường) - Sau 7 năm thực hiện Luật bảo vệ môi trường năm 2005, công tác quản lý nhà nước về môi trường đã được nâng lên một bước, tuy nhiên, Điều 67 của Luật quy định vấn đề trách nhiệm của doanh nghiệp trong “ Thu hồi, xử lý sản phẩm hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ” vẫn chưa thể triển khai được trong khi vấn đề rác thải công nghiệp của các lĩnh vực như: điện tử, săm lốp ô tô, pin, ắc quy, dầu nhớt, mỡ bôi trơn… hỏng hoặc thải bỏ đang dần gây những hệ luỵ nghiêm trọng đến môi trường.

 

Hội nghị trao đổi  kinh nghiệm về WEEE tại Việt Nam ngày 13/11/2013 tại Hà Nội

 

Để giải quyết vấn đề này ngày 9/8/2013 Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 50/2013/QĐ-TTg ( gọi tắt là Quyết định 50)  về việc thu hồi và xử lý phế phẩm, đặc biệt là các sản phẩm điện tử thải bỏ. Đây là công cụ hành lang pháp lý quan trọng để ràng buộc trách nhiệm của các doanh nghiệp nhập khẩu, sản xuất các sản phẩm khó phân hủy trong việc thu hồi, xử lý các sản phẩm của mình được cung ứng trên thị trường.

 

Vai trò của các bên

 

Quyết định 50/2013/QĐ-TTg về việc thu hồi và xử lý phế phẩm, đặc biệt là các sản phẩm điện tử thải bỏ đã  quy định rõ vai trò, trách nhiệm của các doanh nghiệp, nhà nhập khẩu, đại lý, người dân sử dụng và các cơ quan quản lý địa phương cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường. Theo ông Bùi Cách Tuyến- Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thì “ Quyết định này nhằm gắn kết trách nhiệm của doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu đối với sản phẩm do mình bán ra trên thị trường cho đến khi sản phẩm đó bị thải bỏ và được xử lý đảm bảo môi trường. Đây là công việc mà nhiều nước trên thế giới đã và đang triển khai thực hiện”. Đây được xem là cơ sở pháp lý quan trọng quy định cụ thể trách nhiệm nghĩa vụ của các bên liên quan trong việc sản xuất, lưu thông, sử dụng thải bỏ và thu hồi xử lý các sản phẩm thải.

 

Còn ông Naoki Sugiura- Giám đốc kế hoạch  kinh doanh và phát triển thương hiệu của Công ty TNHH Panasonic Việt Nam thì; Thực tế các nhà sản xuất không thể điều khiển và quản lý được thái độ của người tiêu dùng sản phẩm bị thải bỏ. Ngoài ra một thực tế là thị trường thu hồi sản phẩm phế thải ở Việt Nam rất phức tạp. Người tiêu dùng hiện nay chưa có ý thức về việc sản phẩm điện tử bị thu hồi, bởi vì khi sản phẩm đó không sử dụng được họ thường bán cho đồng nát để lấy tiền chứ họ không quen với việc trả tiền để sản phẩm đó được tái chế.

 

Quyết định 50 cũng đang nhận được nhiều ý kiến từ các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu về cách thức thu hồi, xử lý như thế nào trong khi Việt Nam còn đang thiếu và yếu về công nghệ, doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn để có thể tái chế các sản phẩm thải bỏ trên, còn doanh nghiệp và người dân lại vướng mắc trong việc nộp, thu gom sản phẩm thải bỏ.

 

 

 Tái chế ắc quy chì tại làng nghề Đông Mai 

 

Kinh nghiệm của một số nước

 

Ý kiến của nhiều doanh nghiệp tại Hội thảo “Trao đổi kinh nghiệm về xây dựng hệ thống thu hồi và xử lý chất thải điện, điện tử tại Việt Nam” diễn ra vào ngày 13/11/2013 tại Hà Nội thì  Quyết định 50 không quy định rõ chế tài đối với người sử dụng sản phẩm sau khi thải bỏ phải có trách nhiệm nộp tại các điểm thu gom mà đem bán cho đồng nát,  do vậy  rất khó cho doanh nghiệp trong việc thực hiện Quyết định 50.

 

Theo Ông KoK- Wah Boey, Chủ tịch bộ phận môi trường Khu vực Châu Á- Thái Bình Dương của Công ty HP chia sẻ “ tại Úc Luật pháp quy định các bên đều phải có nghĩa vụ pháp lý đăng ký tham gia thỏa thuận được quy định chung giữa các thành viên nhằm đảm bảo trách nhiệm thực hiện việc thu hồi và tái chế WEEE bao gồm cả nghĩa vụ pháp lý trang trải chi phí thực hiện dựa trên cơ sở giá cạnh tranh. Đồng thời sử dụng mã hải quan để xác định loại sản phẩm trong phạm vi thực hiện”.

 

Còn theo quy định về WEEE của Liên minh Châu Âu thì: Nhà sản xuất có trách nhiệm “tổ chức” và “trang trải” chi phí “thu hồi” cũng như “tái chế” và trách nhiệm của mỗi nhà sản xuất được xác định dựa trên thị phần của nhà sản xuất tại quốc gia. Đặc biệt quy định của EU cũng nêu rõ không thu phí thu hồi và tái chế tại điểm thải bỏ. Chí phí thu hồi phải được tính tại thời điểm bán sản phẩm.

 

Mặc dù các vấn đề quy định trong Quyết định 50 vẫn đang gặp nhiều ý kiến từ các doanh nghiệp, tuy nhiên cũng theo ông Bùi Cách Tuyến thì quy định  về chịu trách nhiệm đối với toàn bộ vòng đời của sản phẩm có ý nghĩa quan trọng, nó không chỉ  thúc đẩy các doanh nghiệp không ngừng cải tiến công nghệ, quy trình sản xuất để tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao và thân thiện môi trường  mà nó còn  gắn trách nhiệm của người tiêu dùng, cơ sở phân phối và các bên liên quan tham gia vào hoạt động thu hồi, xử lý sản phẩm  thải bỏ qua đó góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

 

Quyết định số 50/2013/QĐ-TTg ngày 9/8/2013 theo đó quy định thời điểm các sản phẩm phải thu hồi:

 

Từ ngày 01/01/2015: Bóng đèn compact; bóng đèn hùynh quang; máy vi tính, mà hình máy vi tính, cục CPU, máy in, máy fax, máy scan, máy chụp ảnh, máy quay phim, điện thoại di dộng, máy tính bảng. Hóa chất sử dụng trong công –nông nghiệp, thủy sản và thuốc sử dụng cho người.

 

Từ 01/01/2016: Máy Photocopier, máy giặt, máy điều hòa nhiệt độ, săm lốp ô tô các loại.

 

Từ ngày 01/01/2018: Xe gắn máy, xe ô tô các loại.

THU HƯỜNG
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Mở rộng trách nhiệm của doanh nghiệp đối với sản phẩm thải bỏ

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"

Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"

(Tin Môi Trường) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.

Tin Môi Trường
 Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng

Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng

(Tin Môi Trường) - UBND tỉnh Phú Thọ xử phạt Tổng Công ty giấy Việt Nam - Công ty TNHH 1,89 tỷ đồng do nhiều vi phạm trong xả nước thải, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật.

VACNE 30 năm
Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI