Khánh thành Giai đoạn 1 và Khởi công Giai đoạn 2 NHÀ MÁY NƯỚC MẶT SÔNG ĐUỐNG
(13:50:00 PM 17/10/2018)
(Tin Môi Trường) - Nhà máy nước mặt sông Đuống (NMNM sông Đuống), dự án cung cấp nước sạch có quy mô lớn nhất miền Bắc đã đẩy nhanh tiến độ thi công tất cả các hạng mục công trình về đích sớm. Đây là công trình trọng điểm của Hà Nội được hoàn thành vào ngày 13 tháng 10 năm 2018. NMNM sông Đuống khánh thành và cấp nước đến nhân dân thủ đô vào dịp kỷ niệm 64 năm ngày giải phóng thủ đô.
Khi đi vào vận hành, NMNM sông Đuống đảm bảo đủ cung cấp nguồn nước sạch cho 1/3 dân số Hà Nội (khoảng 3 triệu dân, tại 168 xã, phường thuộc 8 quận, huyện ở khu vực Đông Bắc và phía Nam thành phố Hà Nội, các khu đô thị, khu công nghiệp trên đường 179 và một số vùng phụ cận như Bắc Ninh, Hưng Yên…) và dần thay thế nguồn nước ngầm đã và đang có nguy cơ ô nhiễm cao.
Trước đó, 3 tuyến ống HDPE dẫn nước đường kính 1.000 mm với tổng chiều dài hơn 1.000 m vừa được hạ thủy thành công xuống lòng sông Đuống tại khu vực Km49 500 thuộc địa bàn huyện Gia Lâm, TP.Hà Nội.
Theo thiết kế, các tuyến ống dẫn nước từ Nhà máy nước sạch tới khu vực dân cư phải vượt qua 3 con sông, trong đó 2 sông lớn là sông Hồng và sông Đuống bằng phương pháp đánh chìm qua sông. Đây là một trong những hạng mục thi công quan trọng của giai đoạn 1 dự án NMNM sông Đuống.
Hiện tại, đây là công trình đầu tiên tại Việt Nam thực hiện kỹ thuật đánh chìm đường ống cỡ lớn và với quy mô lớn nhất, đoạn đánh chìm qua lòng sông Đuống có chiều dài trên 200 m và qua lòng sông Hồng dài trên 500 m. Toàn bộ quá trình thi công được tiến hành hết sức cẩn trọng, chính xác, bảo đảm trong mọi điều kiện và địa hình, đường ống không thể bị vỡ hoặc rò rỉ.
Đối với hạng mục Nhà máy nước; NMNM sông Đuống được thiết kế vận hành tự động hóa hoàn toàn; áp dụng công nghệ xử lý nước tiên tiến nhất trên thế giới; công nghệ xuất xứ từ Châu Âu cho hiệu quả xử lý cao nhất; tái sử dụng nước sản xuất và không xả thải ra môi trường; thiết bị sử dụng có xuất xứ từ G7 và Châu Âu có chất lượng; hiệu xuất cao; vận hành ổn định; tuổi thọ lâu dài và tiết kiệm năng lượng.
Dây chuyền công nghệ gồm các bước chính như sau:
Nước thô từ nguồn nước sông Đuống được thu qua kênh dẫn nước hở với công suất lên đến 1.2 triệu m3/ngđ vào công trạm bơm nước thô và dẫn qua tuyến ống nước thô về Nhà máy xử lý nước hoặc hồ sơ lắng tùy theo chất lượng nước nguồn để tiết kiệm điện năng.
Hồ sơ lắng với dung tích 650,000 m3 có chức năng lắng sơ bộ khi nguồn nước sông Đuống có lượng cặn cao hơn thông số thiết kế. Hồ cũng bao gồm chức năng dự trữ nước; nước sau lắng sẽ được bơm lên dây chuyền xử lý nước.
Nước thô bơm lên cụm xử lý chính gồm ngăn tiếp nhận, bể trộn có sử dụng phèn nhôm và polyme có chức năng tạo bông cặn trợ lắng sau đó dẫn sang các bể phản ứng; bể lắng lamella sử dụng các tấm lắng nghiêng để loại bỏ hàm lượng cặn và thu bằng hệ thống máng thu nước bề mặt với chất lượng nước sau lắng được đạt chỉ tiêu độ đục ≤ 10 NTU trước khi chuyển qua bể lọc. Bể lọc nhanh gồm 02 lớp vật liệu lọc (cát và anthracite) có chức năng loại bỏ hoàn toàn hàm lượng cặn; các chất bẩn đạt chi tiêu thiết kế; tiếp tục được khử trùng và dẫn vào bể chứa nước sạch. Nước tại bể chứa nước sạch đảm bảo các yêu cầu theo QCVN 01:2009/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống do Bộ y tế ban hành trước khi được bơm phân phối qua hệ thống tuyến ống truyền tải cho các khu vực dùng nước
Nước xả bùn bể lắng/ rửa lọc trong quá trình xử lý nước được thu hồi và xử lý tái sử dụng lại hoàn toàn. Bùn thải được tách nước làm khô bằng hệ thống ép bùn và chuyển xử lý theo quy định.
Trong quá trình vận hành sắp tới; NMNM sông Đuống sẽ tiếp tục được tối ưu hóa đạt hiệu suất cao nhất; tiến tới nghiên cứu sử dụng năng lượng mặt trời để giảm tiêu thụ điện năng; nghiên cứu sử dụng và tái chế bùn thải trong quá trình xử lý (gạch không nung; nguyên liệu sản xuất xi măng…). góp phần vào mục tiêu phát triển bền vững.
Dự án đã tập hợp những nhà thầu hàng đầu trong lĩnh vực thi công đường ống, các đơn vị tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát và quản lý dự án hàng đầu thế giới cùng các chuyên gia nước ngoài giàu kinh nghiệm, hệ thống thiết bị công nghệ, máy móc và vật liệu tiên tiến nhất cũng được đáp ứng tối đa để phục vụ cho dự án.
Chủ tịch HĐQT Nhà máy nước mặt Sông Đuống Đỗ Thị Kim Liên cho biết, rất tự hào khi được làm việc với những chuyên gia, kỹ sư, cộng sự của NMNM Sông Đuống với tinh thần làm việc quyết liệt và có tâm, tinh thần cao …Chúng tôi sẽ không thể thực hiện được tốt công trình quy mô lớn nhất tại Việt Nam như thế, nếu không có yếu tố này. Nhà máy tiếp tục thực hiện ước mơ, khát vọng mang nguồn nước sạch đến toàn bộ 100 triệu dân Việt Nam! Đây là điều mà chúng tôi đang hướng tới. Hôm nay là là một ngày rất đặc biệt, là dấu ấn lịch sử của ngành nước Việt Nam. Chúng tôi rất vui và tự hào khi các chuẩn bị đã và đang diễn ra một cách tốt đẹp, hoàn hảo.
Đặc biệt, chúng tôi tự hào giữ đúng lời hứa với Chủ tịch TP.Hà nội Nguyễn Đức Chung và đúng cam kết vói bà con phát nước vào dịp kỷ niệm 64 năm giải phóng Thủ đô. Thời khắc này, những dòng nước sạch đầu tiên đã được chuyển đến tận nhà của bà con tại những vùng có đường ống của nhà máy được hoàn thành giai đoạn 1 đi qua, tại Thủ đô Hà Nội” Bà Liên hào hứng chia sẻ.
Bên cạnh những nỗ lực của toàn thể nhà máy, chúng tôi tri ân sự ủng hộ từ nhân dân, lãnh đạo Thành phố Hà nội, các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương... Nếu không có được sự đồng hành của bà con và chính quyền trong quá trình thực hiện giấc mơ có thật này, chúng tôi đã không thể hoàn thành dự án trong khoảng thời gian kỷ lục như vậy.
Với mục tiêu phát triển bền vững, nhà đầu tư NMNM sông Đuống đang nghiên cứu và sẽ áp dụng các giải pháp tái sử dụng bùn thải cùng với việc tận dụng mặt bằng thuận lợi để lắp đặt hệ thống pin năng lượng mặt trời để tận dụng nguồn năng lượng sạch và tiết kiệm chi phí.
Ngay sau khánh thành NMNM sông Đuống và phát nước giai đoạn 1, Dự án gấp rút khởi công thi công xây dựng các hạng mục giai đoạn 2.
Dự án Nhà máy Nước mặt Sông Đuống được đầu tư xây dựng theo quy hoạch cấp nước Thủ Đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Dự án được phê duyệt đầu tư theo quyết định số 499/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 21/03/2013 và quyết định chủ trương đầu tư số 2869/QĐ-UBND của Ủy Ban Nhân dân thành phố Hà Nội ngày 03/6/2016.
Dự án có tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là 5.000 tỷ đồng (225 triệu Đô la Mỹ), bao gồm 02 hợp phần chính gồm Công trình thu – trạm bơm nước thô, nhà máy nước được quy hoạch trên diện tích gần 61,5 ha tại khu vực xã Phù Đổng và xã Trung Mầu (huyện Gia Lâm) và tuyến ống truyền dẫn nước sạch dài 76km phân bố trên huyện Gia Lâm; Long Biên; Sóc Sơn; Đông Anh; Hoàng Mai, Thanh Trì và khu vực Hưng Yên.
Về quy mô dự án, theo quy hoạch và kế hoạch mở rộng Nhà máy Nước mặt Sông Đuống đến năm 2019 sẽ đạt công suất 300.000 m3/ngày đêm, chia thành hai kỳ đầu tư: Kỳ 1 đến năm 2018, vận hành kinh doanh nước sạch với công suất 150.000 m3/ ngày đêm và kỳ 2 đến năm 2019, vận hành kinh doanh nước sạch với công suất 300.000 m3/ ngày đêm.
Tiếp nối giai đoạn này, Dự án NMNM sông Đuống sẽ phát triển và mở rộng liên tục đến năm 2023 đạt 600.000 m3/ ngày đêm và công suất đạt 900.000 m3/ ngày đêm trong tương lai.
Dự án sử dụng nguồn nước thô được khai thác từ sông Đuống có chất lượng và lưu lượng đảm bảo cung cấp nước cho sinh hoạt và đáp ứng các giai đoạn phát triển nâng công suất nhà máy nước đến năm 2050.
Chất lượng nước sau xử lý đạt Quy chuẩn QCVN 01:2009/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống do Bộ Y Tế ban hành. Nhà máy nước áp dụng dây chuyền công nghệ xử lý nước tiên tiến trên thế giới với công nghệ từ Châu Âu đạt hiệu suất xử lý cao; tiết kiệm chi phí xây dựng; chi phí quản lý vận hành; quy trình xử lý khép kín và không có nước xả thải ra môi trường.
Các thiết bị chính sử dụng cho dự án được cung cấp bởi các nhà sản xuất hàng đầu thế giới từ các nước Châu Âu và G7. Tuyến ống truyền dẫn của nhà máy cũng được đầu tư sử dụng nguồn nguyên liệu chất lượng cao, bao gồm ống thép; ống gang dẻo, ống HDPE và các vật tư phụ kiện được nhập khẩu từ Châu Âu, Nhật, Hàn Quốc , Thái Lan và Châu Á.
Xem video về:Khánh thành Giai đoạn 1 và Khởi công Giai đoạn 2 NHÀ MÁY NƯỚC MẶT SÔNG ĐUỐNG
(Tin Môi Trường) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.
(Tin Môi Trường) - Bãi rác lộ thiên trong Nhà máy xử lý rác Thạnh Hóa (Long An) của Công ty Tâm Sinh Nghĩa tiếp tục cháy âm ỉ, tỏa ra mùi hôi khó chịu, gây khổ cho người dân sống gần nhà máy rác này.
(Tin Môi Trường) - Vì khách hàng, Luôn cầu tiến và Quyết liệt là các từ khóa mà ông Nguyễn Quang Trí – Giám đốc Điều hành Marketing của Vinamilk, nhấn mạnh khi nói về chiến lược đổi mới của doanh nghiệp tại sự kiện Thương hiệu Vàng TP.HCM vừa qua.