»

Thứ bảy, 18/01/2025, 18:42:16 PM (GMT+7)

Doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên đạt chứng nhận nuôi trồng thuỷ sản bền vững ASC

(11:48:40 AM 05/11/2014)
(Tin Môi Trường) - Công ty Quốc Việt đã trở thành doanh nghiệp đầu tiên tại châu Á có vùng sản xuất tôm tại Cà Mau đạt chứng nhận của Hội đồng Quản lý Nuôi trồng Thuỷ sản Bền vững (ASC) sau khi trải qua quá trình đánh giá theo tiêu chuẩn của ASC. WWF và IDH đã hợp tác cùng Quốc Việt để hỗ trợ công ty giảm thiểu tác động của các trại tôm đối với môi trường và xã hội.

Doanh[-]nghiệp[-]đầu[-]tiên[-]đạt[-]chứng[-]nhận[-]nuôi[-]trồng[-]thuỷ[-]sản[-]bền[-]vững[-]ASC

Vùng nuôi trồng thuỷ sản bền vững ASC của Công ty Quốc Việt -Ảnh: WWF


Tháng 10 vừa qua, 22 héc-ta ao nuôi tôm của Quốc Việt đã được chứng nhận đạt tiêu chuẩn cao về môi trường và xã hội của ASC.


Quốc Việt, một trong những nhà xuất khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam, đã nỗ lực giải quyết những thách thức lớn về môi trường và xã hội trong nuôi trồng tôm và do đó, đạt được chứng nhận ASC. Công ty bắt đầu hoạt động từ năm 1996 và đặt ra mục tiêu sản xuất được 20.000 tấn tôm trong năm nay. Quốc Việt dự kiến tăng năng xuất lên 25.000 tấn trong năm 2015 nhằm đáp ứng nhu cầu từ các thị trường Mỹ, Nhật, châu Âu, Australia, Canada và Hàn Quốc.


Quốc Việt chỉ là một trong những công ty nhận được sự hỗ trợ từ WWF-Việt Nam và tổ chức IDH trong tiến trình đạt chứng nhận ASC. Các công ty này cũng thu mua tôm từ những người nuôi quy mô nhỏ do WWF-Việt Nam hỗ trợ, hiện cũng đang nỗ lực để đạt chứng nhận ASC trong tương lai. Thông qua hợp tác này, WWF giúp các nhà sản xuất cải thiện quy trình sản xuất và nâng cao năng lực để đạt chứng nhận ASC. 


Dự kiến cuối năm nay, Việt Nam sẽ có thêm 3 vùng nuôi tôm với tổng diện tích là 150 héc-ta đạt chứng nhận ASC. Trong những năm tiếp theo, WWF sẽ tiếp tục hỗ trợ thêm 4 công ty và 4 nhóm trang trại nhỏ khác đạt được chứng nhận ASC.

 

Doanh[-]nghiệp[-]Việt[-]Nam[-]đầu[-]tiên[-]đạt[-]chứng[-]nhận[-]nuôi[-]trồng[-]thuỷ[-]sản[-]bền[-]vững[-]ASC

 


ASC – chiếc vé để vào thị trường châu Âu


Việt Nam là quốc gia đứng thứ 3 trong xuất khẩu tôm nuôi trên thế giới với 90% tổng sản lượng xuất khẩu ra nước ngoài.


Ông Ngô Tiến Chương, Điều phối viên Chương trình Nuôi trồng Thuỷ sản của WWF-Việt Nam cho biết: “Có rất nhiều vùng nuôi tôm tại Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt từ những năm 1980 khi ngành công nghiệp sản xuất tôm phát triển mạnh mẽ. Sự phát triển nhanh chóng của ngành, đặc biệt từ các vùng nuôi tôm nhỏ, đã có những tác động nghiêm trọng đối với môi trường.”


“Với chứng nhận ASC, các nhà xản xuất có thể vươn ra thị trường quốc tế và đặc biệt tới các quốc gia châu Âu – nơi có nhu cầu cao về các sản phẩm có trách nhiệm và đạt chứng chỉ,” bà Esther Luiten, Quản lý Chương trình Marketing Thương mại của ASC cho biết.


Hiện nay, đã có 13 vùng nuôi tôm của Việt Nam và Ecuador đang tham gia chương trình này.

 


Tiêu chuẩn ASC tôm

Các vùng nuôi tôm đã có thể tham gia vào quy trình đánh giá ASC sau khi tiêu chuẩn và bộ hướng dẫn đánh giá tôm được hoàn thiện tháng 3 năm 2014. Những người thực hiện đánh giá đã được đào tạo về tiêu chuẩn này vào tháng 12 năm ngoái.

Khi thực hiện theo tiêu chuẩn ASC, các vùng nuôi tôm phải đặt ra mục tiêu giảm các tác động về mặt môi trường và xã hội thông qua việc bảo tồn đất ngập nước và rừng ngập mặn; giải quyết các vấn về lây nhiễm vi rút và giảm thiểu mầm bệnh; mang lại nguồn nước sạch hơn và đảm bảo việc sử dụng bền vững nguồn nước; đảm bảo sử dụng nguồn thức ăn có trách nhiệm; và giải quyết các vấn đề về đa dạng sinh học.

Hỗ trợ


WWF hỗ trợ các hộ nuôi trồng và sản xuất nhỏ đạt tiêu chuẩn ASC thông qua các hoạt động nâng cao năng lực cán bộ và cải thiện quy trình sản xuất. Khi các vùng nuôi đạt được chứng nhận ASC, WWF kết nối họ với người mua tại các thị trường có nhu cầu chứng nhận ASC.

IDH thành lập Quỹ Nông dân trong Quá trình Chuyển đổi (FIT), một chương trình đồng tài trợ hướng tới mở rộng sản xuất có trách nhiệm của các vùng nuôi tôm, cá rô phi và cá tra. Chương trình hợp tác với các công ty cung cấp thực phẩm, bán lẻ và dịch vụ thực phẩm nhằm giúp đỡ các nhà sản xuất nâng cao quy trình sản xuất, đồng thời tích cực thúc đẩy sự tham gia của các chính phủ, các doanh nghiệp và các nhân tố khác tại quốc gia sản xuất.

BT/ tinmoitruong.vn
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên đạt chứng nhận nuôi trồng thuỷ sản bền vững ASC

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"

Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"

(Tin Môi Trường) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.

Tin Môi Trường
 Bãi rác lộ thiên của Tâm Sinh Nghĩa cháy âm ỉ, người dân khốn khổ vì mùi hôi

Bãi rác lộ thiên của Tâm Sinh Nghĩa cháy âm ỉ, người dân khốn khổ vì mùi hôi

(Tin Môi Trường) - Bãi rác lộ thiên trong Nhà máy xử lý rác Thạnh Hóa (Long An) của Công ty Tâm Sinh Nghĩa tiếp tục cháy âm ỉ, tỏa ra mùi hôi khó chịu, gây khổ cho người dân sống gần nhà máy rác này.

VACNE 30 năm
 Đổi mới, sáng tạo làm nên chất "Vàng" cho thương hiệu Vinamilk

Đổi mới, sáng tạo làm nên chất "Vàng" cho thương hiệu Vinamilk

(Tin Môi Trường) - Vì khách hàng, Luôn cầu tiến và Quyết liệt là các từ khóa mà ông Nguyễn Quang Trí – Giám đốc Điều hành Marketing của Vinamilk, nhấn mạnh khi nói về chiến lược đổi mới của doanh nghiệp tại sự kiện Thương hiệu Vàng TP.HCM vừa qua.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI