Doanh nghiệp » Doanh nghiệp xanh
Doanh nghiệp Việt Nam cam kết đối phó với biến đổi khí hậu
(23:09:03 PM 07/11/2011)
Quang cảnh lễ ra mắt Diễn đàn Doanh nghiệp đồng bằng sông Cửu Long
Tại buổi lễ ra mắt có khoảng gần 50 doanh nghiệp , lãnh đạo các tỉnh và chuyên gia về biến đổi khí hậu đã tham gia. Tại đây, các doanh nghiệp đã tham gia cùng chia sẻ kinh nghiệm về những sáng kiến thân thiện với môi trường, ủng hộ phát triển bền vững và giảm lượng khí thải các-bo-nic (CO2). Đồng thời, các chuyên gia về biến đổi khí hậu đã cùng hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng kế hoạch hành động cụ thể. Đại sứ quán Đức khuyến khích tất cả các doanh nghiệp trong và ngoài nước đã cam kết giảm lượng năng lượng tiêu thụ và đạt được tính bền vững trong hoạt động của doanh nghiệp tham gia diễn đàn này.
“Mực nước biển dâng cao, xâm nhập mặn, và hiện tượng thay đổi dòng chảy trên sông Cửu Long gây ra những tác động tiêu cực tới đời sống của 18 triệu người dân sống ở vùng đồng bằng này.” Ông Hoàng Việt, điều phối viên dự án, WWF-Việt Nam, nói. “Chúng tôi kêu gọi khối doanh nghiệp cùng tham gia cuộc chiến chống lại hiện tượng này. Mục tiêu của chúng tôi là khuyến khích sự tham gia của khối doanh nghiệp tư nhân trong việc xây dựng các sáng kiến và giải pháp tăng khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu và tính bền vững của đồng bằng sông Cửu Long.”
Sông Mê Công có hơn 1.300 loài cá nước ngọt sinh sống ở khu vực này. Bốn trong số đó thuộc 10 loài cá nước ngọt lớn nhất trong đó phải kể đến cá tra dầu, loài cá lớn nhất thế giới. Đây là loài đặc hữu của sông Mê Công, hiện được xếp vào tình trạng nguy cấp.
Đồng bằng sông Cửu Long cũng là một trong số những khu vực dễ bị tổn thương nhất của thế giới. Những nghiên cứu gần đây đã ghi nhận những thay đổi khí hậu rõ rệt ở khu vực này. Các mô hình chỉ ra rằng nhiệt độ sẽ tiếp tục tăng cùng với sự gia tăng của những hình thái khí hậu cực đoan với mức độ thường xuyên hơn. Mực nước biển tăng cao và hiện tượng xâm nhập mặn sẽ gây ra những ảnh hưởng lớn tới dải bờ biển, đặc biệt là ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long vốn được cho là một trong ba khu vực đồng bằng dễ bị tổn thương nhất trên trái đất, theo báo cáo của IPCC năm 2007.
Các ngành công nghiệp sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên cho sự phát triển và một lượng lớn khí thải cac-bon-nic đã được thải ra. Chính vì vậy, doanh nghiệp nên thể hiện vai trò chủ động trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu và hướng tới một nền kinh tế phát thải car-bon thấp tại đồng bằng sông Cửu Long.
Chính phủ và các tổ chức xã hội dân sự, WWF và Đại sứ quán Đức hi vọng rằng diễn đàn mới này sẽ giúp tăng cường cam kết và hành động với những nỗ lực đoàn kết ứng phó với biến đổi khí hậu.
“Biến đổi khí hậu và tác động của nó đang là chủ đề chính cho chính sách đối ngoại của chính phủ Đức và Việt Nam. Nước ta có đặc điểm địa lý đặc biệt, nằm trong số các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất trên thế giới bởi hiện tượng biến đối khí hậu. Bên cạnh đó, nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh chóng của Việt Nam thu hút một lượng lớn các nhà đầu tư trong và ngoài nước mỗi năm. Bằng việc cho ra mắt và tài trợ diễn đàn, Đại sứ quán Đức tại Hà Nội muốn khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân giữ vai trò đi đầu trong việc giảm rủi ro và chi phí của biến đổi khí hậu.” Tiến sĩ Henning Plate, Tham tán Phát triển, Đại sứ quán Đức, cho biết.
Doanh nghiệp tham gia vào diễn đàn này có thể tham dự vào một loạt các hoạt động giáo dục môi trường, tiêu biểu như trồng rừng ngập mặn và thăm những điểm nóng sinh thái cũng như những khu vực bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Doanh nghiệp cũng được khuyến khích tìm hiểu và tham gia vào các ý tưởng của WWF về vấn đề thích nghi và giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu, ví dụ như chương trình Giờ Trái Đất, Văn Phòng Xanh, Bảo vệ Khí Hậu, Trại Khí Hậu và Diễn đàn Bảo tồn Đồng bằng sông Cửu Long.
Hình ảnh lễ ra mắt Diễn đàn Doanh nghiệp đồng bằng sông Cửu Long
WWF là một trong những tổ chức phi chính phủ về bảo tồn được đánh giá cao nhất, với 5 triệu người ủng hộ và một mạng lưới toàn cầu đang hoạt động trên hơn 100 quốc gia. Nhiệm vụ của WWF là ngăn chặn sự xuống cấp của môi trường thiên nhiên của trái đất và xây dựng một tương lai trong đó con người sống hoà hợp với thiên nhiên, bằng cách bảo tồn đa dạng sinh học của thế giới, đảm bảo việc sử dụng bền vững những tài nguyên có thể tái sử dụng, và thúc đẩy việc giảm ô nhiễm và tiêu thụ lãng phí.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero
- Vinamilk - "Đại diện" duy nhất của ngành FMCG lọt Top 50 công ty niêm yết tốt nhất 12 năm liền
- Vinamilk được vinh danh tại Giải thưởng Doanh nghiệp Trách nhiệm Châu Á
- Vinamilk công bố báo cáo phát triển bền vững, chọn chủ đề “Để tâm thay đổi - Net Zero 2050”
- Giữ mãi màu xanh trên miền đất nắng
- Các từ khóa nổi bật tại đại hội Vinamilk: Sản phẩm, đổi mới, chất lượng, bền vững
- Sau một năm công bố kế hoạch Net Zero 2050, Vinamilk có 3 đơn vị đạt chứng nhận quốc tế về trung hòa Carbon
- Vinamilk bội thu giải thưởng phát triển bền vững
- Vinamilk giành Giải Human Act Prize và Dự án Bền bỉ tại Giải thưởng Hành động vì cộng đồng
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"
(Tin Môi Trường) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.
Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng
(Tin Môi Trường) - UBND tỉnh Phú Thọ xử phạt Tổng Công ty giấy Việt Nam - Công ty TNHH 1,89 tỷ đồng do nhiều vi phạm trong xả nước thải, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật.
10 phát ngôn ấn tượng của bà Mai Kiều Liên, nữ doanh nhân được vinh danh trong Top Phụ nữ quyền lực nhất châu Á
(Tin Môi Trường) - Có thể nói, bà Mai Kiều Liên là một phần không thể tách rời của thương hiệu tỷ đô “Vinamilk”, khi mà nhiều triết lý của “nữ tướng” này đã trở thành “chất” của Vinamilk.