Doanh nghiệp » Doanh nghiệp xanh
Cộng đồng doanh nghiệp chung tay giảm nhu cầu sử dụng sừng tê giác
(20:51:20 PM 01/04/2014)Cộng đồng doanh nghiệp chung tay giảm nhu cầu sử dụng sừng tê giác -Ảnh minh hoạ: TL
Hội thảo có sự tham dự của đại diện 50 doanh nghiệp, hoạt động trong nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau sẽ cùng tham gia nói KHÔNG với việc mua, bán, vận chuyển và sử dụng sừng Tê giác. Nhiều tài liệu tập huấn, bao gồm nội dung chỉ đạo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các biện pháp bảo tồn các loài động vật hoang dã và hơn 25,000 cuốn truyện tranh về Tê giác đã được phát cho các doanh nghiệp tham gia để phục vụ cho công tác tuyên truyền phổ biến thông tin tại chính các doanh nghiệp.
Kể từ ngày chính thức phát động chương trình tuyên truyền giảm nhu cầu sử dụng sừng Tê giác ở Việt Nam do Cơ quan Quản lý CITES Việt Nam và tổ chức Humane Society International (27/8/2013), tính đến thời điểm hiện tại, chương trình này đã tiếp cận được đến hàng triệu người dân Việt Nam bằng nhiều hình thức tuyên truyền rất đa dạng. Chương trình đã thu hút được sự tham gia tích cực của nhiều cơ quan liên quan như: các cơ quan Chính phủ, cơ quan thực thi pháp luật, hội phụ nữ, các tổ chức phi Chính phủ, các trường đại học, trường mầm non cũng như người dân. Bằng nhiều hình thức tuyên truyền khác nhau: trên xe buýt, tại sân bay và ở trung tâm thương mại.
Và đây là lần đầu tiên các doanh nghiệp Việt Nam chính thức chung tay bảo vệ các loài động vật hoang dã, đặc biệt là việc tuyên truyền nhằm giảm nhu cầu sử dụng sừng Tê giác để cứu giúp loài động vật xinh đẹp này trước nguy cơ bị tuyệt chủng.
Hiện trên thế giới còn khoảng 28,000 cá thể tê giác trong tự nhiên. Hai trong số năm phân loài tê giác phân bố ở Châu Phi và ba phân loài còn lại phân bố ở Châu Á. Trong năm 2013, 946 cá thể tê giác đã bị săn trộm ở Châu Phi, nơi có nhiều quần thể tê giác nhất sinh sống. Có hơn hai cá thể tê giác bị săn trộm mỗi ngày. Tê giác bị săn trộm để lấy sừng để phục vụ cho nhu cầu ở Châu Á, trong đó có Việt Nam.
Mặc dù kết quả nghiên cứu khoa học cho thấy sừng tê giác không có tác dụng chữa bệnh, tuy nhiên vẫn có những lời đồn thổi về công dụng chữa bệnh ung thư hoặc hạ sốt. Một số người còn dùng sừng tê giác để giải rượu.
Sừng tê giác có cấu tạo bằng chất “keratine”, hoàn toàn giống với móng tay của con người. Để giúp tê giác không bị săn trộm, người ta đã tiêm các hoá chất độc hại vào sừng tê giác.
Ông Đỗ Quang Tùng, Giám đốc Cơ quan Quản lý CITES Việt Nam cho biết: “Tuyên truyền một cách rộng rãi thông điệp về giảm nhu cầu sử dụng sừng tê giác có vai trò quan trọng để bảo vệ tê giác. Đây là một vấn đề cấp thiết mà cộng đồng quốc tế cần phải giải quyết. Tuyên bố Luân Đôn đã được 46 quốc gia , bao gồm Việt Nam và 10 tổ chức quốc tế thống nhất đã ghi nhận tầm quan trọng của việc gắn kết lĩnh vực tư nhân và cộng đồng doanh nghiệp trong cuộc chiến chống lại vấn nạn buôn bán trái phép loài hoang dã. Trên cơ sở đó, chúng tôi hi vọng rằng sự hợp tác giữa Cơ quan Quản lý CITES Việt Nam, tổ chức Humane Society International và Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa và Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập – Tạp chí điện tử Doanh nghiệp Việt Nam sẽ góp phần tích cực vào việc thực thi các cam kết của Việt Nam trong việc giải quyết vấn đề mang tính toàn cầu về bảo tồn các loài động vật hoang dã.”
Bà Teresa Telecky, Giám đốc Bộ phận Loài Hoang dã của HSI cho biết: “Tê giác đang có nguy cơ bị tuyệt chủng do nhu cầu lấy sừng của chúng. Chúng tôi tin rằng sự hợp tác cùng với cộng đồng doanh nghiệp ở Việt Nam sẽ góp phần giảm nhu cầu sử dụng tê giác ở Việt Nam và cứu loài tê giác khỏi bị tuyệt chủng.”
Ông Vũ Quang Trạch, Tổng biên tập Tạp chí Doanh nghiệp Hội nhập – Tạp chí điện tử Doanh nghiệp Việt Nam cho biết: “Đây là một chương trình hết sức ý nghĩa đối với cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân nhằm nâng cao ý thức bảo vệ các loài động vật hoang dã, đặc biệt là loài tê giác đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Doanh nhân là những người có đủ điều kiện về kinh tế và cũng là đối tượng có nhiều nhu cầu sử dụng sừng tê giác. Vì vậy, qua chương trình này tôi hy vọng nhận thức của mọi người về sừng tê giác và ý thức bảo vệ loài động vật này sẽ thay đổi”.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đến Resort Fly Up Hòn Sơn (Kiên Giang) để tận hưởng và cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên
- Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero
- Vinamilk - "Đại diện" duy nhất của ngành FMCG lọt Top 50 công ty niêm yết tốt nhất 12 năm liền
- Vinamilk được vinh danh tại Giải thưởng Doanh nghiệp Trách nhiệm Châu Á
- Vinamilk công bố báo cáo phát triển bền vững, chọn chủ đề “Để tâm thay đổi - Net Zero 2050”
- Giữ mãi màu xanh trên miền đất nắng
- Các từ khóa nổi bật tại đại hội Vinamilk: Sản phẩm, đổi mới, chất lượng, bền vững
- Sau một năm công bố kế hoạch Net Zero 2050, Vinamilk có 3 đơn vị đạt chứng nhận quốc tế về trung hòa Carbon
- Vinamilk bội thu giải thưởng phát triển bền vững
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"
(Tin Môi Trường) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.
Bãi rác lộ thiên của Tâm Sinh Nghĩa cháy âm ỉ, người dân khốn khổ vì mùi hôi
(Tin Môi Trường) - Bãi rác lộ thiên trong Nhà máy xử lý rác Thạnh Hóa (Long An) của Công ty Tâm Sinh Nghĩa tiếp tục cháy âm ỉ, tỏa ra mùi hôi khó chịu, gây khổ cho người dân sống gần nhà máy rác này.
Đổi mới, sáng tạo làm nên chất "Vàng" cho thương hiệu Vinamilk
(Tin Môi Trường) - Vì khách hàng, Luôn cầu tiến và Quyết liệt là các từ khóa mà ông Nguyễn Quang Trí – Giám đốc Điều hành Marketing của Vinamilk, nhấn mạnh khi nói về chiến lược đổi mới của doanh nghiệp tại sự kiện Thương hiệu Vàng TP.HCM vừa qua.