Doanh nghiệp » Doanh nghiệp xanh
Lão nông biến phế phẩm thành hàng xuất khẩu
(11:22:20 AM 13/01/2013)Danh “vua mì” Hồ Sáu đã nổi tiếng ở vùng đất Đông Nam Bộ từ hơn chục năm qua. Cây mì, loại cây của người nghèo, giúp nông dân Hồ Sáu đổi đời thành tỷ phú nông dân.
Từ người nông dân chân lấm, ông Hồ Sáu đã có mặt tại các diễn đàn, hội thảo của ngành nông nghiệp, được nhận các giải thưởng lớn của nhà nước.
Ông Hồ Sáu và sản phẩm thức ăn cho bò sữa .
Năm 13 tuổi, từ đất Quảng Ngãi tha hương vào Sài Gòn, ông đã kiếm sống với thùng cà rem trên vai và nhiều nghề khác. Sau ngày giải phóng, ông đến lập nghiệp tại xã Tây Hòa, huyện Trảng Bom (Đồng Nai).
Duyên số ông gắn với cây mì bắt đầu từ năm 1994, khi ông được thuê nhổ củ mì cho Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm nông nghiệp Hưng Lộc.
Phát hiện có giống mì mới vừa nhập về từ Thái Lan, trồng thử nghiệm mang lại năng suất cao gấp 5 lần so với giống cũ, ông về nhà, gom hết 6 chỉ vàng dành dụm được đem mua 1ha đất để trồng giống mì mới.
Giống mì mới cho năng suất cao, mang lại giá trị kinh tế cao. Đến nay, sau hơn 18 năm, nông dân Hồ Sáu đã sở hữu hơn 100ha đất trồng mì mỗi năm thu lời hàng tỉ đồng.
Ông còn đầu tư cho chăn nuôi dê, nhím để tận dụng nguồn thức ăn từ củ mì.
Câu chuyện sản xuất thức ăn gia súc của ông Hồ Sáu cũng bắt nguồn từ suy nghĩ hết sức nông dân. Là vùng đất 6 tháng nắng và 6 tháng mưa trong năm.
Mùa mưa, cỏ cây tươi tốt thừa thức ăn trâu, bò, dê. Nhưng đổi lại 6 tháng mùa khô cây, cỏ ruộng vườn khô cháy, đàn gia súc đói trơ xương vì thiếu ăn.
Sản phẩm thức ăn gia súc được đóng bao vận chuyển bằng container xuất khẩu.
Nghĩ đến việc dự trữ thức ăn dành cho gia súc trong mùa khô, ông Hồ Sáu tự mày mò ủ thức ăn lên men từ các loại cỏ xanh, cây bắp, vỏ đậu, xác mì… Ban đầu chỉ là làm ra thức ăn cho đàn gia súc của mình, thử nghiệm đạt hiệu quả rõ khi đàn dê của ông nuôi phát triển tốt, ông Hồ Sáu lại nghĩ đến việc sản xuất đại trà đưa sản phẩm ra thị trường.
Ông kể: “Tôi tìm hiểu, thấy nước ta có rất nhiều nhà máy chế biến thức ăn cho heo, gà, tôm, cá… nhưng nhà máy chế biến thức ăn cho bò, dê, cừu, ngựa thì không thấy. Sau một thời gian tìm kiếm công nghệ và sản xuất thử nghiệm, năm 2008, tôi thành lập Công ty cổ phần Việt Nông Lâm. Sản phẩm chính là sản xuất thức ăn cho bò”.
Những phế phẩm của sản xuất nông nghiệp vốn là thứ bỏ đi như cỏ, bả mì, vỏ trái cây, thân cây bắp… đã được ông Hồ Sáu mua lại chế biến thành thức ăn gia súc giàu dinh dưỡng.
Đều đều mỗi tháng công ty của ông Hồ Sáu sản xuất trên 1.000 tấn thức ăn gia súc cung ứng cho các trang trại. Còn các đối tác nước ngoài tiêu thụ khoảng 3.000 tấn thức ăn gia súc do công ty của ông Hồ Sáu sản xuất mỗi tháng.
Ông Sáu nói: Tại sao thức ăn chăn nuôi của mình lại phải phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nước ngoài, trong khi nguồn nguyên liệu trong nước lại dồi dào, ngay cả nguồn phế phẩm nông nghiệp nếu biết khai thác cũng rất quý giá.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đến Resort Fly Up Hòn Sơn (Kiên Giang) để tận hưởng và cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên
- Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero
- Vinamilk - "Đại diện" duy nhất của ngành FMCG lọt Top 50 công ty niêm yết tốt nhất 12 năm liền
- Vinamilk được vinh danh tại Giải thưởng Doanh nghiệp Trách nhiệm Châu Á
- Vinamilk công bố báo cáo phát triển bền vững, chọn chủ đề “Để tâm thay đổi - Net Zero 2050”
- Giữ mãi màu xanh trên miền đất nắng
- Các từ khóa nổi bật tại đại hội Vinamilk: Sản phẩm, đổi mới, chất lượng, bền vững
- Sau một năm công bố kế hoạch Net Zero 2050, Vinamilk có 3 đơn vị đạt chứng nhận quốc tế về trung hòa Carbon
- Vinamilk bội thu giải thưởng phát triển bền vững
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"
(Tin Môi Trường) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.
Bãi rác lộ thiên của Tâm Sinh Nghĩa cháy âm ỉ, người dân khốn khổ vì mùi hôi
(Tin Môi Trường) - Bãi rác lộ thiên trong Nhà máy xử lý rác Thạnh Hóa (Long An) của Công ty Tâm Sinh Nghĩa tiếp tục cháy âm ỉ, tỏa ra mùi hôi khó chịu, gây khổ cho người dân sống gần nhà máy rác này.
Đổi mới, sáng tạo làm nên chất "Vàng" cho thương hiệu Vinamilk
(Tin Môi Trường) - Vì khách hàng, Luôn cầu tiến và Quyết liệt là các từ khóa mà ông Nguyễn Quang Trí – Giám đốc Điều hành Marketing của Vinamilk, nhấn mạnh khi nói về chiến lược đổi mới của doanh nghiệp tại sự kiện Thương hiệu Vàng TP.HCM vừa qua.