»

Thứ năm, 21/11/2024, 19:23:01 PM (GMT+7)

Vụ “Ba người bị bắn chết khi ủi đất” ở Đắk Nông: Công ty Long Sơn quá nhiều quyền?

(19:18:31 PM 26/10/2016)
(Tin Môi Trường) - Cơ quan chức năng tỉnh Đắk Nông chưa rõ khu vực nhân viên Công ty Long Sơn ủi đất dẫn đến vụ xả súng chết người có thuộc quyền quản lý của doanh nghiệp này không

Chiều 25-10, ông Nguyễn Văn Cường, Viện trưởng VKSND tỉnh Đắk Nông, cho biết cơ quan chức năng vẫn đang điều tra, chưa có quyết định khởi tố vụ án trong vụ xả súng bắn đạn hoa cải làm chết 3 nhân viên Công ty TNHH Long Sơn (Công ty Long Sơn) và làm bị thương 15 người tại xã Đắk Ngo, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông.

 
Vụ[-]“Ba[-]người[-]bị[-]bắn[-]chết[-]khi[-]ủi[-]đất”[-]ở[-]Đắk[-]Nông:[-]Công[-]ty[-]Long[-]Sơn[-]quá[-]nhiều[-]quyền?
Lực lượng công an khám nghiệm hiện trường vụ xả súng
 
Người dân canh tác từ lâu
 
Theo thượng tá Dương Thanh Quế, Trưởng Công an huyện Tuy Đức, đến thời điểm này, cơ quan công an chỉ mới mời ông Hoàng Văn Thắng (ngụ xã Đắk Ru, huyện Đắk R’lấp, tỉnh Đắk Nông) lấy lời khai chứ chưa bắt được nghi can nào.
 
Một số người dân sống gần khu vực xảy ra vụ xả súng cho biết gia đình ông Hoàng Văn Thắng trồng khoảng 2 ha điều đã nhiều năm nay và thường xuyên xảy ra xích mích với Công ty Long Sơn. Trước đó, vào tháng 1-2016, công ty này đã một lần tới ủi đất vườn điều của ông Thắng vào ban đêm nhưng không thông báo cho ông Thắng. Ông Phan Tấn Hùng, một người dân sinh sống gần đó, kể ông Thắng bắt đầu trồng điều trên diện tích này từ năm 2004. Trên thực tế, bà con trồng điều từ trước khi Công ty Long Sơn có mặt. “Tuy nhiên, họ nói đây là đất rừng nên đòi thu hồi mà không đền bù. Do đó, hai bên luôn xảy ra mâu thuẫn và đánh nhau nhiều lần. Người dân cũng đã có đơn gửi các cơ quan chức năng nhưng chưa được giải quyết. Còn công ty thì tự tiện san ủi, phá cây trồng khiến người dân rất bức xúc” - ông Hùng nói.
 
Còn theo bà Nguyễn Thị Huệ, mỗi lần ủi đất, Công ty Long Sơn không thông qua người dân cũng không có chính quyền địa phương tới chứng kiến mà làm lén lút vào ban đêm. “Phần đất gia đình tôi đang trồng điều không thuộc diện tích đất của Công ty Long Sơn nhưng họ cứ xua đuổi” - bà Huệ bức xúc.
 
Về vấn đề trên, ông Lê Văn Minh, Bí thư xã Đắk Ngo, cho biết trong nhiều năm qua, chính quyền địa phương đau đầu với việc xử lý tranh chấp đất đai giữa Công ty Long Sơn và người dân. Trong khi đó, ông Nguyễn Ngọc Minh, Chánh Văn phòng UBND huyện Tuy Đức, khẳng định vị trí, diện tích san ủi không thuộc diện tích của Công ty Long Sơn mà thuộc khoảnh 7, Tiểu khu 1535 do nhà nước quản lý.
 
Không công khai, thiếu minh bạch
 
Chiều 25-10, ông Ngô Xuân Lộc, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Đắk Nông, khẳng định đến thời điểm này, vẫn còn nhiều vấn đề phải thẩm tra, xác minh lại chứ chưa thể xác định khu vực xảy ra vụ việc có thuộc quản lý của Công ty Long Sơn hay không. Lý do là mới đây, tỉnh đã thu hồi một phần diện tích nên không biết khu vực xảy ra vụ việc đã được thu hồi hay chưa.
 
Theo ông Lộc, vào tháng 7-2016, thực hiện kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, UBND tỉnh Đắk Nông đã có quyết định thu hồi đất của 4 doanh nghiệp để thực hiện dự án ổn định dân di cư tự do. Trong đó có thu hồi một phần diện tích đã giao cho Công ty Long Sơn.
 
Sau khi UBND tỉnh Đắk Nông có quyết định thu hồi, Công ty Long Sơn khiếu nại, đề nghị xem xét lại. Tuy nhiên, đến nay, quyết định thu hồi vẫn có hiệu lực. “Gần đây, UBND tỉnh đã có văn bản gửi các công ty yêu cầu ngưng tranh chấp đất đai để chờ kiểm kê hiện trạng nhưng họ không chấp hành mà tiến hành san ủi đất tranh chấp” - ông Lộc nói.
 
Còn theo một lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Nông, năm 2008, UBND tỉnh đã giao cho Công ty Long Sơn 1.079 ha để thực hiện dự án trồng cây công nghiệp, bảo vệ rừng. Sau khi rà soát thực hiện đề án thí điểm ổn định dân di cư tự do, UBND tỉnh Đắk Nông thu hồi diện tích đã giao cho Công ty Long Sơn hơn 800 ha. Hiện đất của công ty chỉ còn hơn 200 ha.
 
“Mấu chốt vấn đề ở đây là các ngành, các cấp đã giao cho Công ty Long Sơn thực hiện việc thỏa thuận, hỗ trợ tài sản trên đất, bảo đảm an sinh xã hội, thu hút lao động. Việc thu hồi phải phối hợp với chính quyền địa phương nhưng doanh nghiệp lại tự làm, không thực hiện nghiêm các chỉ đạo của tỉnh, không công khai, minh bạch” - vị này phân tích.
 

Từng bắt giam 6 nhân viên bảo vệ

 
Tháng 3-2015, Công an huyện Tuy Đức đã khởi tố và bắt giam 6 nhân viên bảo vệ của Công ty Long Sơn để điều tra về hành vi “Cố ý gây thương tích”. Theo đó, 6 nhân viên bảo vệ này đã được Đào Công Bắc (ngụ tỉnh Bình Phước) thuê đi đòi đất rẫy trồng điều của hộ ông Trần Văn Hanh. Nhóm 6 nhân viên này đã mang dao vào nhà ông Hanh đánh, chém khiến ông Trần Văn Thanh (anh trai ông Hanh) bị thương tích 90%, ông Hanh và 3 người khác trong gia đình cũng bị thương.
Theo NLĐ
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Vụ “Ba người bị bắn chết khi ủi đất” ở Đắk Nông: Công ty Long Sơn quá nhiều quyền?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"

Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"

(Tin Môi Trường) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.

Tin Môi Trường
 Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero

Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero

(Tin Môi Trường) - 5ha khu vực cánh rừng Net Zero của Vinamilk phối hợp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tại Vườn quốc gia Mũi Cà Mau đã bước sang năm thứ 2 trong dự án kéo dài 6 năm (2023-2029). Nhiều hoạt động nghiên cứu, đồng hành, báo cáo đã được doanh nghiệp thực hiện, trong đó có các chuyến đi trực tiếp tham gia khoanh nuôi rừng của nhân viên diễn ra đều đặn hàng năm.

VACNE 30 năm
Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI