»

Thứ bảy, 18/01/2025, 09:59:51 AM (GMT+7)

Vì sao Đà Nẵng cho 2 nhà máy thép ô nhiễm hoạt động trở lại?

(16:44:31 PM 26/03/2018)
(Tin Môi Trường) - Cấm rồi lại cho phép nhà máy thép gây ô nhiễm hoạt động trở lại, dư luận băn khoăn phải chăng cách xử lý của TP.Đà Nẵng đang có sự "tiền hậu bất nhất"?

Ngày 26/3, UBND TP.Đà Nẵng đã công bố quyết định cho 2 nhà máy thép Dana Ý và Dana Úc, đóng trên địa bàn xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang hoạt động trở lại. Quyết định này của chính quyền vấp phải sự phản đối kịch liệt của người dân địa phương.

 
Theo quyết định này, UBND TP.Đà Nẵng giao sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tiến hành các thủ tục theo quy định để hủy bỏ chủ trương quy hoạch, di dời, giải tỏa khu vực lân cận 2 nhà máy trên. Đồng thời, chỉ đạo viện Quy hoạch xây dựng TP tiến hành khảo sát, đánh giá hiện trạng và đề xuất phương án điều chỉnh quy hoạch, sử dụng đất tại khu vực 2 công ty này và báo cáo UBND TP xem xét trong tháng 5/2018.
 
Ngoài ra, UBND TP.Đà Nẵng cũng thông báo thống nhất cho phép 2 nhà máy thép hoạt động sản xuất thép trở lại kể từ ngày 26/3, để xử lý những tồn tại liên quan của doanh nghiệp và giảm thiểu các thiệt hại phát sinh. UBND TP yêu cầu 2 công ty trên tuân thủ nghiêm các biện pháp bảo vệ môi trường, không thực hiện việc mở rộng hoạt động sản xuất, không giao kết hợp đồng mua nguyên vật liệu là phế liệu để sản xuất thép.
 
Vì[-]sao[-]Đà[-]Nẵng[-]cho[-]2[-]nhà[-]máy[-]thép[-]ô[-]nhiễm[-]hoạt[-]động[-]trở[-]lại?
Người dân xã Hòa Liên cảnh báo, họ sẽ tiếp tục bao vây nhà máy nếu xảy ra ô nhiễm. Quyết định của UBND TP.Đà Nẵng cho phép 2 nhà máy hoạt động trở lại dường như không hợp lòng dân.
 
Theo ghi nhận của PV, sau khi UBND TP.Đà Nẵng công bố quyết định trên, người dân sinh sống quanh khu vực 2 nhà máy thép đã đồng loạt phản đối. Anh Lê Văn Vĩnh, trú tại thôn Vân Dương 2, xã Hòa Liên cho hay, nếu 2 nhà máy hoạt động trở lại thì đồng nghĩa ô nhiễm lại thường trực. Theo anh Vĩnh, nên di dời hết dân hoặc di dời nhà máy xong xuôi rồi mới cho phép nhà máy hoạt động trở lại. 
 
Ông Nguyễn Hữu Hùng, trú tại thôn Vân Dương 1, xã Hòa Liên cho rằng, việc cho nhà máy thép hoạt động trở lại là bất hợp lý. Các cơ quan chức năng nên trưng cầu ý dân trước khi đưa ra quyết định. Các hộ dân cũng cảnh báo rằng, họ sẽ lại vây cổng nhà máy phản đối như lâu nay.
 
"Chỉ trong vòng 1 tháng mà lãnh đạo TP.Đà Nẵng từ yêu cầu dừng hoạt động đến cho hoạt động lại thì “tiền hậu bất nhất", khiến người dân lo ngại về nguy cơ ô nhiễm trong tương lai. Mấy ngày nay vẫn thấy nhà máy nhập nguyên liệu. Nếu TP cho công ty hoạt động thêm 6 tháng, chúng tôi sẽ phản đối. Chúng tôi đợi lâu quá rồi”, anh Hoàng, trú tại thôn Vân Dương 1 nói.
 
Vì[-]sao[-]Đà[-]Nẵng[-]cho[-]2[-]nhà[-]máy[-]thép[-]ô[-]nhiễm[-]hoạt[-]động[-]trở[-]lại?
Ông Hồ Kỳ Minh (đứng) mong muốn người dân "hiểu" chính quyền.
 
"Tôi ở cách nhà máy 40m, đến nước máy cũng ô nhiễm nặng nề. Hơn 10 năm nay, người dân vẫn hết sức "chia sẻ" với chính quyền nhưng đến lúc này chưa có quyết định gì rõ ràng. Người dân cần những quyết định dứt khoát", một người dân sống cạnh khu vực 2 nhà máy trên cho biết.
 
Ông Hồ Kỳ Minh, Phó Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng cho hay, UBND TP đã giao sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn triển khai các phương án để người dân sản xuất lại trên đất nông nghiệp bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, các nhà dân bị hư hỏng, UBND TP đã giao UBND huyện Hòa Vang trực tiếp xử lý; còn về vấn đề môi trường, TP cũng đã giao sở Tài nguyên và Môi trường sớm có biện pháp xử lý.
 
"Hôm nay, các ý kiến của người dân sẽ được ghi nhận vào biên bản và chắc chắn được xử lý kịp thời. Tôi mong muốn người dân ủng hộ chủ trương của ban Thường vụ Thành ủy và quyết định của UBND TP để có các bước đóng cửa nhà máy theo đúng quy trình của pháp luật", ông Hồ Kỳ Minh nói.
 
Trước đó, như tin đã đưa, bức xúc trước việc 2 nhà máy thép Dana Ý và Dana Úc, đóng trên địa bàn xã Hòa Liên hoạt đông gây ô nhiễm, người dân đã ngày đêm bao vây, yêu cầu công ty ngừng hoạt động. Sự việc này, âm ỉ kéo dài hơn 10 năm qua. Đỉnh điểm tháng 3/2018, UBND TP.Đà Nẵng đã phải buộc tạm đình chỉ hoạt động nhà máy.
(Theo NĐT)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Vì sao Đà Nẵng cho 2 nhà máy thép ô nhiễm hoạt động trở lại?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"

Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"

(Tin Môi Trường) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.

Tin Môi Trường
 Đến Resort Fly Up Hòn Sơn (Kiên Giang) để tận hưởng và cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên

Đến Resort Fly Up Hòn Sơn (Kiên Giang) để tận hưởng và cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên

(Tin Môi Trường) - Xuất phát từ tình yêu biển, đảo quê hương và tâm huyết đồng hành phát triển du lịch địa phương, chị Vũ Thị Diễm Thúy – Phó Chủ tịch Hội Nữ doanh nhân tỉnh, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại dịch vụ Hòn Sơn, cùng bạn đầu tư kinh doanh resort Fly Up tại xã đảo Lại Sơn, huyện Kiên Hải (Kiên Giang).

VACNE 30 năm
 Đổi mới, sáng tạo làm nên chất "Vàng" cho thương hiệu Vinamilk

Đổi mới, sáng tạo làm nên chất "Vàng" cho thương hiệu Vinamilk

(Tin Môi Trường) - Vì khách hàng, Luôn cầu tiến và Quyết liệt là các từ khóa mà ông Nguyễn Quang Trí – Giám đốc Điều hành Marketing của Vinamilk, nhấn mạnh khi nói về chiến lược đổi mới của doanh nghiệp tại sự kiện Thương hiệu Vàng TP.HCM vừa qua.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI