»

Thứ sáu, 22/11/2024, 22:18:27 PM (GMT+7)

Thanh Hóa:Tổng Công ty Xây dựng và Luyện kim Thanh Hóa đang ăn cắp quặng Tin video

(16:36:12 PM 05/03/2014)
(Tin Môi Trường) - Đội lốt thăm dò,Tổng Công ty Xây dựng và Luyện kim Thanh Hóa đang tổ chức khai thác trái phép quặng sắt khi chưa được cấp phép khai thác.

Quặng tặc...

 
Dưới vỏ bọc thăm dò khai thác khoáng sản, Tổng Công ty Xây dựng và Luyện kim Thanh Hóa đang tổ chức khai thác trái phép quặng sắt tại khu vực chưa được cấp phép ở thôn Chò Tráng (xã Cao Ngọc, Ngọc Lặc, Thanh Hóa). Sự việc trên đã diễn ra trong nhiều năm, tuy nhiên, chính quyền sở tại vẫn chưa có động thái gì để chấn chỉnh.
 
Thời điểm trước đó, khi nghe được thông tin có nhà máy khai thác, chế biến quặng do Công ty này xây dựng tại xã Cao Ngọc, người dân sinh sống trong các khu vực có mỏ đã hết sức vui mừng. Bởi trước đó, lãnh đạo đơn vị này đã hứa rằng, khi nhà máy đi vào hoạt động, mọi con em trong độ tuổi lao động trong xã đều được thu nhận vào làm công nhân với mức thu nhập ổn định. Tuy nhiên, lợi ích đâu chưa thấy, chỉ thấy những hệ lụy khôn lường, ảnh hưởng nghiêm trọng về môi trường từ việc khai thác “chui” của đơn vị này.
 

Máy móc được tập kết tại Cao Ngọc để khai thác quặng sắt trái phép
 
Có mặt tại khu vực thôn Chò Tráng, xã Cao Ngọc (điểm quặng sắt chưa được cấp phép thăm dò), chúng tôi chứng kiến hàng loạt máy xúc, máy cẩu, đào đãi lấy quặng ngang nhiên hoạt động giữa “thanh thiên bạch nhật”. Tiếng máy xúc, máy nổ rền vang hoạt động cả ngày lẫn đêm, huyên náo cả thôn Chò Tráng.
 
Tại điểm khai thác quặng trái phép, hàng trăm tấn bùn đỏ ngầu liên tục được thải ra môi trường trên diện tích rộng chừng 5 ha. Cả khu mỏ bị chia cắt bởi nhiều chiếc ao lớn do máy múc công suất lớn đào bới nham nhở.
 
Tiếp xúc với một người dân sống quan khu mỏ, anh P. L, không giấu được vẻ bức xúc: “tình trạng khai thác quặng đã diễn ra từ nhiều năm nay, tuy nhiên vẫn chưa thấy chính quyền vào cuộc xử lý vụ. Dân ở đây thường sống chung với cảnh trời mưa thì đường trơn trượt lầy lội, nắng lên thì bụi mù mịt bởi xe vào bốc quặng…”
 
Anh L. cũng cho biết thêm, khi họ khai thác được nhiều quặng thì lại thấy hàng chục xe nối nhau đến bốc quặng. Tuy nhiên việc chủ xe chở quặng đi đâu thì không ai biết.
 

Bùn đỏ được thải ra môi trường từ điểm khai thác quặng sắt
 
Việc “quặng tặc” (Tổng Công ty Xây dựng và Luyện kim Thanh Hóa - PV) ngang nhiên đào xới đất Cao Ngọc đã khiến người dân trong xã ăn không ngon, ngủ không yên trong nhiều năm. Tuy nhiên, ngay đến cả chính quyền sở tại cũng chỉ biết "kêu" việc chảy máu “vàng đen”.
 
"Vừa qua, thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới, xã đã tiến hành dồn điền đổi thửa nhưng nhiều thôn như Chò Tráng, làng Nghiện, làng Sam có còn ruộng đâu mà dồn với đổi…đất thì đã cấp cho Công ty khai thác,  người dân và chính quyền xã đã nhiều lần “kêu’ về tình trạng này, nhưng kêu mãi mà không thấu!” – ông Phạm Văn Chiến, Phó Bí thư Đảng ủy xã Cao Ngọc  cho biết.
 
Tuy nhiên, người dân ở đây lại nghi ngờ rằng, để xe chở quặng "lọt cửa", chủ mỏ đã phải chi cho xã này không ít tiền. Số tiền này được lãnh đạo địa phương cho rằng, đây là tiền doanh nghiệp khai thác quặng “ hỗ trợ” xã xây tường rào.
 
Được bảo kê?
 
Tài liệu mà phóng viên có được cho thấy, vào tháng 9/2012, Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép khai thác thăm dò và đánh giá trữ lượng quặng sắt tại khu vực làng Sam, Chò Tráng (xã Cao Ngọc), làng Sảng, làng Mơ thuộc xã Minh Sơn (huyện Ngọc Lặc) cho Tổng Công ty Xây dựng và Luyện kim Thanh Hóa.
 
Ngày 28/9/2010, Công ty tiếp tục xin được giấy phép tương tự tại Chò Tráng (thuộc mỏ làng Sam xã Cao Ngọc) trong thời hạn 18 tháng, kể từ ngày ký giấy phép. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại - tức sau gần 4 năm – Công ty này vẫn đang tiến hành khai thác “thăm dò” theo cách riêng của họ.
 
Để làm rõ sự việc quặng tặc đang khai thác trái phép tại điểm mỏ thuộc xã Cao Ngọc, ngày 3/3/2014, trao đổi với phóng viên, ông Phạm Trung Dũng, Phó Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Ngọc Lặc tỏ ra khá ngạc nhiên và không hay biết gì về thực trạng “ chảy máu” quặng khi được phóng viên cung cấp thông tin. Để lý giải, ông Dũng đưa ra lý do: “do không đủ nhân lực nên không thể kiểm soát hết được tình hình”.
 
Chiều ngày 4/3, ông Phùng Đình Ảnh – Trưởng phòng Tài nguyên khoáng sản (Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa) cho biết: “Chúng tôi chưa nhận được bất cứ báo cáo nào của UBND huyện Ngọc Lặc về việc khai thác và vận chuyển quặng trái phép.”
 
Tuy nhiên cũng theo ông Ảnh, Tổng Công ty Xây dựng và Luyện kim Thanh Hóa khai thác mỏ tại địa phận thôn Chò Tráng, xã Cao Ngọc là trái phép. Đơn vị này chưa có giấy phép khai thác do bộ Tài nguyên và Môi trường cấp. Chúng tôi sẽ cho anh tiến hành xác minh và yêu cầu xử lý (nếu có) sai phạm…”
 
Trong khi đó, quặng sắt vẫn đang “chảy máu” hàng ngày trên Cao Ngọc.
Xem video về: Thanh Hóa:Tổng Công ty Xây dựng và Luyện kim Thanh Hóa đang ăn cắp quặng
(Theo GDVN)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Thanh Hóa:Tổng Công ty Xây dựng và Luyện kim Thanh Hóa đang ăn cắp quặng

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"

Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"

(Tin Môi Trường) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.

Tin Môi Trường
 Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero

Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero

(Tin Môi Trường) - 5ha khu vực cánh rừng Net Zero của Vinamilk phối hợp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tại Vườn quốc gia Mũi Cà Mau đã bước sang năm thứ 2 trong dự án kéo dài 6 năm (2023-2029). Nhiều hoạt động nghiên cứu, đồng hành, báo cáo đã được doanh nghiệp thực hiện, trong đó có các chuyến đi trực tiếp tham gia khoanh nuôi rừng của nhân viên diễn ra đều đặn hàng năm.

VACNE 30 năm
Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI