Doanh nghiệp » Doanh nghiệp đen
Thanh Hoá: Lợi dụng dự án trồng rau sạch để khai thác đất trái phép?
(11:02:24 AM 05/07/2014)Toàn cảnh khu đất 2,1ha đang bị xẻ từng mảng thịt.
Nỗi lo sợ của người dân về dự án
Nhiều hộ dân sinh sống ngay khu vực khai thác cho biết: Trước kia khu đất hơn 2,1 ha này là diện tích đất bãi bồi ven sông rất màu mỡ, là nguồn đất cơ bản sản xuất của người dân và một phần đất công ích 5% do xã quản lý cho người dân đấu thầu để sản xuất nông nghiệp. Thế nhưng không hiểu vì lý do gì, gần nửa tháng nay toàn bộ khu vực này bị máy móc, xe cộ của nhà máy gạch Phúc Thịnh đem vào khai thác đất suốt cả ngày đêm. Tình trạng khai thác được diễn ra liên tục từ sáng sớm đến chiều tối, mỗi ngày có tới hàng trăm lượt xe từ nhà máy gạch ra vào chở đất thi nhau cày nát các tuyến đường liên thôn, liên xã và cả tuyến đê Sông Mã. Dọc các tuyến đường là những vết bánh xe cỡ lớn hằn sâu trên bề mặt đường, ổ trâu, ổ gà xuất hiện khắp nơi. Những ngày nắng thì bụi bay mù mịt, ngày mưa thì toàn con đường nhão nhoẹt, trơn trượt vì bùn đất từ các xe vận chuyển đất. Việc khai thác đất ở khu vực bãi bồi còn nguy hại hơn, là gây sạt lở một diện tích đất sản xuất nông nghiệp lớn, dẫn đến thay đổi dòng chảy và có thể vỡ đê đe dọa trực tiếp đến tính mạng người dân sống gần khu vực vào mùa mưa bão.
Một người dân đang thu hoạch ngô, có diện tích đất cơ bản được xã giao nằm trong vùng đất chuẩn bị cải tạo cho hay: “Chủ trương cải tạo khu vực này để thực hiện dự án trồng rau sạch của địa phương và xã yêu cầu chúng tôi dừng canh tác trong hai vụ để cải tạo đất, mỗi sào chúng tôi được nhận 4,2 triệu đồng/2 vụ, sau hai vụ dừng sản xuất để cải tạo đất thì chúng tôi có còn đất để sản xuất nữa hay không?. Bởi, họ cải tạo đất kiểu gì mà đào ao với độ sâu từ 1 đến 2m để lấy đất về cho nhà máy Phúc Thịnh làm gạch, việc chính quyền xã bán đất cho nhà máy gạch với số tiền bao nhiêu thì chúng tôi không hề hay biết”(?!).
Theo quan sát của phóng viên, khu vực khai thác đất trái phép thuộc thôn 7, xã Vĩnh Minh là đất bãi bồi ngay sát chân đê sông sông Mã, đoạn sông này còn là khúc cua cánh tay áo chảy xiết. Địa điểm khai thác đất là một khu vực rộng lớn bị đào bới nham nhở với những hố sâu hoắm, dựng đứng sâu gần 2m cùng chiếc máy múc cỡ lớn đang vận hành hết công suất múc đất đổ lên xe, bên cạnh có hàng chục chiếc xe đang chờ đến lượt được “ăn hàng”...
Xe chở đất về nhà máy gạch Phúc Thịnh bụi bay mù cả khu dân cư.
Đào ao để trồng…“rau sạch”?
Ngày 31/3/2014, UBND huyện Vĩnh Lộc ký quyết định số: 303/QD-UBND phê duyệt dự án đầu tư phát triển rau an toàn tại xóm 7, xã Vĩnh Minh. Quy mô của dự án có diện tích của dự án là 2,1ha thuộc đất bãi bồi ven sông Mã, chủ đầu tư là HTX trồng rau an toàn xã Vĩnh Minh và giao cho UBND xã quản lý. Ngay sau khi có được “lá bùa hộ mệnh” này, ngày 20/6/2014, UBND xã Vĩnh Minh đã ký hợp đồng kinh tế số12 về giao nhận thầu xây dựng dự án rau an toàn với Công ty CP Hà Thanh triển khai dự án. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai dự án chính quyền xã Vĩnh Minh lại không hề có phương án cải tạo đất và để tận thu nguồn đất thừa của dự án, mà số đất này lại được đơn vị thi công vận chuyển về nhà máy gạch Phúc Thịnh thuộc Tổng Công ty CP Hà Thanh.
Điều khá lạ lùng là, sau khi UBND xã Vĩnh Minh ký hợp đồng cho Tổng Công ty CP Hà Thanh thầu xây dựng công trình rau an toàn. Thì ngay lập tức ngày 22/6/2014, Tổng Công ty CP Hà Thanh có đơn xin được múc lớp đất phong hóa để vận chuyển về san lấp khu vực đã khai thác đất của nhà máy gạch tuynel Phúc Thịnh. Không hiểu dựa trên cơ sở nào mà ông Lê Thanh Thuận, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Minh lại chấp thuận đề nghị của Tổng Công ty CP Hà Thanh cho phép tận thu một khối lượng đất thừa lớn về nhà máy gạch Phúc Thịnh?.
Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, dự án cải tạo khu đất bãi bồi ven sông Mã để xây dựng dự án rau an toàn có diện tích 2,1ha và phải múc đi một lớp đất phong hóa với độ sâu là 0,8m so với mặt bằng, có nghĩa khối lượng đất được tận thu từ dự án là 16.000m3 đất. Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều vị trí được Tổng Công ty CP Hà Thanh múc có độ sâu gần 2m, điều đó đồng nghĩa là khối lượng đất được chở về nhà máy gạch tuynel Phúc Thịnh còn lớn hơn gấp nhiều lần với thực tế. Trong khi đó, với giá đất bán san nền và làm gạch trên thị trường là 50.000 đồng/m3 đất và số tiền lớn từ tận thu nguồn đất của dự án bỏ vào đâu? Điều lạ lùng là nguồn đất bãi bồi ven sông vốn màu mỡ và không hề có lớp đất phong hóa, nhưng xã lại cho cải tạo múc với độ sâu gần 2m để làm mặt bằng để trồng loại rau sạch hay đây chỉ là cách hợp thức hóa để bán đất trái phép?.
Nhà máy gạch Phúc Thịnh đóng trên địa bàn xã Vinh Minh.
Trao đổi với ông Lê Thanh Thuận, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Minh, ông Thuận thừa nhận: Trong quá trình cải tạo đất có một lượng đất phong hóa phải múc đi và đất đào hệ thống kênh mương thừa không biết đổ vào đâu cũng chẳng có công trình nào của địa phương để phục vụ. Trong khi đơn vị đang thi công lại đang cần loại đất này pha trộn với đất sét để làm nguyên liệu cho nhà máy gạch, mặt khác là doanh nghiệp đóng trên địa bàn và có đóng góp cho sự phát triển của địa phương nên chúng tôi cũng tạo điều kiện để đơn vị tận thu nguồn đất thừa khoảng 5-6 ngàn m3, còn dân phản ánh doanh nghiệp múc sâu tới 1,8m là có thật, do xã quản lý không chặt nên doanh nghiệp đã lợi dụng múc sâu hơn so với quy định. Tổng thể khu đất cải tạo có 2,1ha, trong đó có 9 hộ dân là diện tích đất sản xuất cơ bản chiếm 0,3ha và 1 hộ dân thầu 1,8ha thuộc đất công ích, Chính quyền địa phương đã họp dân và thỏa thuận với các hộ dân sau khi cải tạo xong chúng tôi giao lại cho các hộ còn hộ nào không có nhu cầu thì cho các hộ khác thầu lại để sản xuất rau an toàn cho địa phương.
Từ trả lời trên của ông Chủ tịch xã Vĩnh Minh, dư luận hoài nghi đặt câu hỏi: Phải chăng việc UBND xã Vĩnh Minh lợi dụng dự án “núp dưới bóng” danh nghĩa cải tạo đất phát triển rau an toàn để khai thác đất bán trái phép?.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bãi rác lộ thiên của Tâm Sinh Nghĩa cháy âm ỉ, người dân khốn khổ vì mùi hôi
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng
- Công an tỉnh Long An vào cuộc điều tra công ty Hưng Nông gây ô nhiễm môi trường
- Xử phạt Công ty xi măng Thành Thắng trên 1,8 tỷ đồng
- Công ty TNHH Quốc tế Formosa nợ tiền nước: Giao công an xác minh
- Công ty AIT bị phạt 325 triệu đồng vì phá 2,61ha rừng ở Thanh Hóa
- Mập mờ giấy phép khai thác khoáng sản để "qua mặt" chính quyền?
- Xả thải vượt 480 lần quy chuẩn, Công ty CP Paishing Việt Nam bị xử phạt 294 triệu đồng
- Vi phạm lĩnh vực khoáng sản, Tập đoàn Hoa Sen bị xử phạt 120 triệu đồng
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"
(Tin Môi Trường) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.
Đến Resort Fly Up Hòn Sơn (Kiên Giang) để tận hưởng và cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên
(Tin Môi Trường) - Xuất phát từ tình yêu biển, đảo quê hương và tâm huyết đồng hành phát triển du lịch địa phương, chị Vũ Thị Diễm Thúy – Phó Chủ tịch Hội Nữ doanh nhân tỉnh, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại dịch vụ Hòn Sơn, cùng bạn đầu tư kinh doanh resort Fly Up tại xã đảo Lại Sơn, huyện Kiên Hải (Kiên Giang).
Đổi mới, sáng tạo làm nên chất "Vàng" cho thương hiệu Vinamilk
(Tin Môi Trường) - Vì khách hàng, Luôn cầu tiến và Quyết liệt là các từ khóa mà ông Nguyễn Quang Trí – Giám đốc Điều hành Marketing của Vinamilk, nhấn mạnh khi nói về chiến lược đổi mới của doanh nghiệp tại sự kiện Thương hiệu Vàng TP.HCM vừa qua.