»

Thứ bảy, 18/01/2025, 10:48:42 AM (GMT+7)

Thái Nguyên: Một nhà máy tính xả ra sông Công 14.400 mét khối nước thải mỗi ngày

(21:34:10 PM 26/03/2019)
(Tin Môi Trường) - Tổng cục Môi trường khẳng định Dự án “Nhà máy sản xuất vải áo sơmi cao cấp Việt Nam” tại khu công nghiệp (KCN) Sông Công II, tỉnh Thái Nguyên dự tính xả thải ra sông Công - nguồn cung cấp nước cho sản xuất và nhiều nhà máy nước tại các tỉnh Thái Nguyên, Yên Bái, Tuyên Quang, Bắc Giang, Bắc Kạn với khối lượng 14.400 mét khối/ngày đêm, sẽ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao.

Thái[-]Nguyên:[-]Một[-]nhà[-]máy[-]tính[-]xả[-]ra[-]sông[-]Công[-]14.400[-]mét[-]khối[-]nước[-]thải[-]mỗi[-]ngày

Cho đến nay, hệ thống hạ tầng kỹ thuật KCN Sông Công II vẫn chưa hoàn thiện - Ảnh: Hương Thảo/thainguyentv

 
Nhà máy dự kiến xả tới 14.400m3 nước thải/ngày đêm ra sông Công
 
Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) vừa thông tin chính thức về việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) Dự án “Nhà máy sản xuất vải áo sơmi cao cấp Việt Nam” tại khu công nghiệp (KCN) Sông Công II, tỉnh Thái Nguyên.
 
Tổng cục Môi trường cho hay, đơn vị này đã nhận được Hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo ĐTM của Dự án “Nhà máy sản xuất vải áo sơmi cao cấp Việt Nam, công suất 100 triệu m2 vải/ năm” tại Khu công nghiệp (KCN) Sông Công II, tỉnh Thái Nguyên (dự án) ngày 15.10.2018, ngay sau đó đã rà soát, đánh giá hồ sơ và thành lập Hội đồng thẩm định theo quy định.
 
Hội đồng thẩm định đã tiến hành khảo sát thực địa khu vực dự án và làm việc, trao đổi, thảo luận với Chủ dự án - Công ty TNHH Interweave Holding, đại diện Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên.
 
Trên cơ sở kết quả khảo sát và ý kiến của Hội đồng thẩm định, Tổng cục Môi trường có Công văn số 4651/TCMT-TĐ ngày 28.11.2018 đề nghị Chủ đầu tư dự án bổ sung làm rõ căn cứ pháp lý, nội dung ĐTM của Dự án.
 
Tổng cục Môi trường khẳng định: “Đây là hoạt động cần thiết và theo quy định để có đủ thông tin, đánh giá sự phù hợp của Dự án với các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường”.
 
Sau khi nhận được và xem xét, đánh giá các thông tin, hồ sơ cung cấp bổ sung của Ban Quản lý các KCN tỉnh Thái Nguyên và của Chủ dự án, ngày 3.1.2019 Tổng cục Môi trường đã có Công văn số 17/TCMT-TĐ về việc trả Hồ sơ để hoàn thiện lại báo cáo ĐTM của Dự án. Tại văn bản này, Tổng cục Môi trường đã nêu rõ các nội dung chính cần phải được Chủ dự án bổ sung, làm rõ. Quá trình thẩm định hồ sơ đã đảm bảo đúng yêu cầu về thời gian theo quy định.
 
Tổng cục Môi trường cho biết: dự án có quy mô về công suất, diện tích rất lớn (công suất 100 triệu m2 vải/năm, diện tích thuê đất 53,4ha tại KCN Sông Công II).
 
“Theo quy trình công nghệ sản xuất vải của dự án, dự án có công đoạn nhuộm, khối lượng nước thải phát sinh lớn (khoảng 14.500m3/ngày đêm), là một trong những ngành, lĩnh vực có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao. Vị trí đề nghị xả nước thải ra sông Công là nguồn chính cấp nước cho sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và Trạm xử lý nước cấp sinh hoạt cho toàn thành phố Sông Công và các Nhà máy cấp nước sử dụng nước mặt trên địa bàn các tỉnh: Bắc Ninh, Bắc Giang và Hải Dương”, Tổng cục Môi trường nêu rõ.
 
Dự án không phù hợp quy hoạch
 
Nói về sự phù hợp của dự án với KCN Sông Công II, Tổng cục Môi trường khẳng định: Thứ nhất, dự án Xây dựng hạ tầng KCN Sông Công II, diện tích 250ha tại thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên do Ban quản lý các KCN tỉnh Thái Nguyên làm chủ đầu tư đã được Bộ TN&MT phê duyệt Báo cáo ĐTM ngày 16.8.2018. Tuy nhiên, đến nay, Dự án Xây dựng hạ tầng KCN Sông Công II vẫn chưa được triển khai xây dựng bất cứ hạng mục hạ tầng kỹ thuật nào.
 
Thứ hai, ngành nghề được phép đầu tư vào KCN sông Công II và sự phù hợp với Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030: Theo Quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM của Dự án KCN Sông Công II đã quy định rõ yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với Khu công nghiệp này là “chỉ tiếp nhận vào khu công nghiệp các dự án đầu tư thuộc những ngành công nghiệp có định mức sử dụng nước thấp đã nêu trong báo cáo ĐTM”; đồng thời, báo cáo ĐTM của KCN Sông Công II, tỉnh Thái Nguyên nêu rõ các ngành nghề ưu tiên thu hút đầu tư vào KCN, trong đó không có công đoạn nhuộm.
 
Trong khi đó, Dự án Nhà máy sản xuất vải sơmi cao cấp Việt Nam có công đoạn nhuộm, có định mức sử dụng nước lớn (khối lượng nước thải phát sinh lên đến 14.500m3/ngày đêm). Mặt khác, theo Quyết định số 3218/QĐ-BCT ngày 11.4.2014 của Bộ Công Thương về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 thì chỉ: “tiếp tục phát triển các nhà máy sợi, dệt, nhuộm tại các KCN Thụy Vân, Trung Hà, Tam Nông - tỉnh Phú Thọ, KCN Phổ Yên - tỉnh Thái Nguyên; đồng thời phát triển các nhà máy may tại các tỉnh Thái Nguyên, Yên Bái, Tuyên Quang, Bắc Giang, Bắc Kạn”.
 
Tổng cục Môi trưởng khẳng định: “Như vậy, Dự án không phù hợp với Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”.
 
Thứ ba, về cam kết tổng lượng nước thải phát sinh và yêu cầu đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN Sông Công II: Theo báo cáo ĐTM dự án Xây dựng hạ tầng KCN Sông Công II, diện tích 250ha tại thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt, Chủ đầu tư dự án KCN Sông Công II cam kết tất cả các nhà máy thành viên có nước thải phải được đấu nối vào Trạm xử lý nước thải tập trung của KCN Sông Công II, công suất thiết kế tối đa 5.000m3/ngày đêm (bao gồm 02 module) để xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp, cột A với các hệ số kq=0,9 và kf=1,0 trước khi thải ra ngòi Thác Lâm dẫn ra sông Công (trang 249, báo cáo ĐTM của Dự án KCN Sông Công II).
 
Tuy nhiên, theo nội dung báo cáo ĐTM của Dự án “Nhà máy sản xuất vải áo sơmi cao cấp Việt Nam, công suất 100 triệu m2 vải/ năm”, Dự án thuộc ngành nghề dệt có công đoạn nhuộm, tổng lượng nước thải phát sinh ước tính trung bình 12.000m3/ngày đêm và lớn nhất lên tới 14.400m3/ngày đêm. Nước thải sau khi được xử lý tại trạm xử lý nước thải của Nhà máy sẽ được xả thải trực tiếp ra sông Công.
 
Tổng cục Môi trường cũng khẳng định quan điểm Tổng cục luôn đảm bảo sự hỗ trợ kịp thời cho các doanh nghiệp phát triển trên cả nước, tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường dựa trên tiêu chí không đánh đổi môi trường để lấy kinh tế mục tiêu chung của Đảng, Nhà nước trong thu hút đầu tư, phát triển kinh tế hiện nay.
 
Tổng cục Môi trường kết luận: Với các thông tin trên, việc phê duyệt báo cáo ĐTM của Dự án tại KCN Sông Công II, tỉnh Thái Nguyên là chưa có đầy đủ cơ sở pháp lý. Do đó, Tổng cục Môi trường đã có văn bản đề nghị Chủ Dự án làm rõ căn cứ, nội dung báo cáo ĐTM của dự án với yêu cầu rõ ràng, có tính chất hướng dẫn doanh nghiệp tổ chức thực hiện đảm bảo quy định pháp luật về bảo vệ môi trường.
Nam Phong/MTG
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Thái Nguyên: Một nhà máy tính xả ra sông Công 14.400 mét khối nước thải mỗi ngày

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"

Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"

(Tin Môi Trường) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.

Tin Môi Trường
 Đến Resort Fly Up Hòn Sơn (Kiên Giang) để tận hưởng và cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên

Đến Resort Fly Up Hòn Sơn (Kiên Giang) để tận hưởng và cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên

(Tin Môi Trường) - Xuất phát từ tình yêu biển, đảo quê hương và tâm huyết đồng hành phát triển du lịch địa phương, chị Vũ Thị Diễm Thúy – Phó Chủ tịch Hội Nữ doanh nhân tỉnh, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại dịch vụ Hòn Sơn, cùng bạn đầu tư kinh doanh resort Fly Up tại xã đảo Lại Sơn, huyện Kiên Hải (Kiên Giang).

VACNE 30 năm
 Đổi mới, sáng tạo làm nên chất "Vàng" cho thương hiệu Vinamilk

Đổi mới, sáng tạo làm nên chất "Vàng" cho thương hiệu Vinamilk

(Tin Môi Trường) - Vì khách hàng, Luôn cầu tiến và Quyết liệt là các từ khóa mà ông Nguyễn Quang Trí – Giám đốc Điều hành Marketing của Vinamilk, nhấn mạnh khi nói về chiến lược đổi mới của doanh nghiệp tại sự kiện Thương hiệu Vàng TP.HCM vừa qua.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI