Doanh nghiệp » Doanh nghiệp đen
Sóc Trăng cần dừng hoạt động đối với cơ sở gây ô nhiễm môi trường Tấn Nhất Phương
(17:55:46 PM 29/03/2014)Sóc Trăng cần dừng hoạt động đối với cơ sở gây ô nhiễm môi trường Tấn Nhất Phương
Mặc dù bị chính quyền, ngành chức năng xử lý và người dân phản đối, nhưng đến nay doanh nghiệp vẫn ngang nhiên tiếp tục xả thải gây ô nhiễm môi trường. Nhiều hộ dân cho rằng chính quyền địa phương "bao che" không xử phạt đến nơi đến chốn, nên chủ doanh nghiệp vẫn cố tình vi phạm.
Có mặt tại cơ sở chế biến thủy sản Tấn Nhất Phương (tại ấp Khu 4) vào trưa ngày 28/3, cái nắng nóng tháng 3 đỉnh điểm của mùa khô Nam bộ càng làm cho mùi ô nhiễm càng bốc lên, lan tỏa vào khu vực chợ Nhu Gia nơi đông dân cư. Đặc biệt, ngay trước cổng Nhà thờ Nhu Gia, cả một khu vực nước thải tù đọng ô nhiễm nghiêm trọng bốc mùi hôi khó chịu.
Ô ng Nguyễn Văn Việt ở ấp Khu 4, xã Thạnh Phú giãi bày: Đã gần 2 năm nay, người dân sống ở khu vực nhà thờ phải chịu cảnh hôi thối do DNTN Tấn Nhất Phương (cơ sở 2) xả nước thải ra khu dân cư. Mỗi lần người dân phản ánh, cơ quan chức năng xuống kiểm tra thì DNTN Tấn Nhất Phương xử lý mùi hôi thối bằng cách rải vôi bột xuống ao. Người già, trẻ nhỏ ở đây thường xuyên bị bệnh về đường hô hấp; gà, vịt của người dân nuôi uống phải nước ô nhiễm cũng chết sạch. Nếu không xử lý sớm thì ít nữa mưa xuống nước ô nhiễm ở ao tù đọng này chắc chắn sẽ tràn vào nhà dân.
Tại kênh Cần Đước, khu vực cơ sở 1 của Tấn Nhất Phương xả thải ra, bà Lê Thị Bích Nga ở ấp Cần Đước bức xúc: Trong vụ lúa vừa qua, gia đình tôi chịu lỗ nặng khi năng suất thấp hơn rất nhiều, chỉ đạt 700 kg/công, trong khi những vụ lúa trước đều đạt khoảng 1 tấn/công. Còn vụ lúa tới chưa biết như thế nào, hiện nay nước sông đang bị ô nhiễm, nếu bơm lên ruộng làm ảnh hưởng không chỉ diện tích mặt ruộng mà còn làm ô nhiễm cả khu vực canh tác trước đây.
Mỗi lần DNTN Tấn Nhất Phương xả nước thải ra môi trường, các hộ dân sống dọc hai bên kênh cầu Cần Đước phải đóng cửa cả ngày vì mùi nước hôi thối bốc lên nồng nặc. Đang vào mùa khô, 2 cống Trà Tép và cống Rạch Sên mở ra sông Nhu Gia được ngành chức năng đóng lại để ngăn nước mặn xâm nhập, nước thải của DNTN Tấn Nhất Phương xả ra kênh cầu Cần Đước không thoát ra sông lớn được nên mùi hôi tăng lên gấp nhiều lần. Một số hộ dân nơi đây phải dùng đến vôi bột rải xuống kênh cầu Cần Đước để xử lý bớt mùi hôi thối do nước thải từ doanh nghiệp này xả ra. Tuy nhiên, n hững ngày doanh nghiệp xả thải nhiều, các hộ dân sống dọc hai bên kênh Cần Đước phải khép kín cửa cả ngày vì mùi nước hôi thối bốc lên từ dòng kênh. Thậm chí, dù 2 cống Trà Tép và cống Rạch Sên mở ra sông Nhu Gia đã mở để nước lưu thông, nhưng chỉ cần những cơn gió thoảng nhẹ là mùi hôi đã xộc lên không thể chịu nổi.
Làm việc với lãnh đạo xã Thạnh Phú về tình trạng gây ô nhiễm môi trường của DNTN Tấn Nhất Phương, ông Mai Thanh Cầu, Chủ tịch UBND xã Thạnh Phú cho biết: Những ngày gần đây, người dân ở kênh cầu Cần Đước và ấp Khu 4 tiếp tục phản ánh DNTN Tấn Nhất Phương xả nước thải có mùi hôi ra môi trường, UBND xã Thạnh Phú đã cử cán bộ môi trường xuống ghi nhận thì thấy ao nước trước nhà thờ có nước màu đen đậm và có mùi hôi thối. Ao nước này là nơi tiếp nhận nước sinh hoạt của người dân trong khu vực và nước rửa xe chở tôm của DNTN Tấn Nhất Phương. Xã đã lấy mẫu gửi lên Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện chờ kết quả xử lý của ngành chức năng.
Theo ông Nguyễn Minh Trường, Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Mỹ Xuyên thì DNTN Tấn Nhất Phương thuê Công ty TNHH Dịch vụ và Công nghệ môi trường Tân Tiến đã nâng cấp xong hệ thống xử lý nước thải, công suất suất 200m 3 /ngày/đêm. Ngày 28/2, doanh nghiệp đã gửi bản kế hoạch vận hành đến Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện để thông báo thời gian thu mẫu nước thải của hệ thống xử lý từ ngày 17/3. Tuy nhiên, do trục trặc trong quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải nên doanh nghiệp xin gia hạn thời gian thu mẫu nước thải lần 1 vào ngày 31/3, thu mẫu nước thải lần 2 ngày 8/4 và thu mẫu nước thải lần 3 ngày 16/4. Ngoài ra, DNTN Tấn Nhất Phương (cơ sở 2) cũng gia hạn thu mẫu nước thải thêm 10 ngày, để kiểm tra lại toàn bộ hệ thống xử lý nước thải mới được nâng cấp.
Ngày 28/3, ông Trần Văn Thanh, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sóc Trăng cho biết: Sở đang xem xét sự việc, trên cơ sở báo cáo của địa phương và Phòng Tài nguyên môi trường huyện đưa lên cùng với kết quả xét nghiệm phân tích mẫu nước gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp Tấn Nhất Phương thì đã đủ cơ sở để tăng nặng hình phạt kèm điều kiện buộc dừng hoạt động hoặc rút giấy phép hoạt động đối với doanh nghiệp Tấn Nhất Phương. Mức phạt bằng tiền có thể lên tới 100 triệu đồng.
Điều đáng nói là trước đó, doanh nghiệp này đã 4 lần bị lập biên bản xử phạt trong thời gian chỉ hơn nửa năm nay. Gần đây nhất là quyết định ngày 2/1/2014 do UBND huyện Mỹ Xuyên ra quyết định xử phạt với mức 50 triệu đồng do hành vi xả thải vượt tiêu chuẩn gây ô nhiễm từ 10 lần trở lên, tái vi phạm nhiều lần, kèm theo là yêu cầu trong thời hạn 30 ngày, buộc doanh nghiệp phải thực hiện việc xử lý chất thải, nước thải đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường theo quy định.
Hy vọng với việc làm mạnh tay của các cấp chính quyền và ngành chức năng của tỉnh Sóc Trăng, người dân xã Thạnh Phú sẽ không còn phải sống trong ô nhiễm suốt những ngày qua.
Gửi ý kiến bạn đọc về: Sóc Trăng cần dừng hoạt động đối với cơ sở gây ô nhiễm môi trường Tấn Nhất Phương
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bãi rác lộ thiên của Tâm Sinh Nghĩa cháy âm ỉ, người dân khốn khổ vì mùi hôi
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng
- Công an tỉnh Long An vào cuộc điều tra công ty Hưng Nông gây ô nhiễm môi trường
- Xử phạt Công ty xi măng Thành Thắng trên 1,8 tỷ đồng
- Công ty TNHH Quốc tế Formosa nợ tiền nước: Giao công an xác minh
- Công ty AIT bị phạt 325 triệu đồng vì phá 2,61ha rừng ở Thanh Hóa
- Mập mờ giấy phép khai thác khoáng sản để "qua mặt" chính quyền?
- Xả thải vượt 480 lần quy chuẩn, Công ty CP Paishing Việt Nam bị xử phạt 294 triệu đồng
- Vi phạm lĩnh vực khoáng sản, Tập đoàn Hoa Sen bị xử phạt 120 triệu đồng
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"
(Tin Môi Trường) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.
Đến Resort Fly Up Hòn Sơn (Kiên Giang) để tận hưởng và cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên
(Tin Môi Trường) - Xuất phát từ tình yêu biển, đảo quê hương và tâm huyết đồng hành phát triển du lịch địa phương, chị Vũ Thị Diễm Thúy – Phó Chủ tịch Hội Nữ doanh nhân tỉnh, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại dịch vụ Hòn Sơn, cùng bạn đầu tư kinh doanh resort Fly Up tại xã đảo Lại Sơn, huyện Kiên Hải (Kiên Giang).
Đổi mới, sáng tạo làm nên chất "Vàng" cho thương hiệu Vinamilk
(Tin Môi Trường) - Vì khách hàng, Luôn cầu tiến và Quyết liệt là các từ khóa mà ông Nguyễn Quang Trí – Giám đốc Điều hành Marketing của Vinamilk, nhấn mạnh khi nói về chiến lược đổi mới của doanh nghiệp tại sự kiện Thương hiệu Vàng TP.HCM vừa qua.