Doanh nghiệp » Doanh nghiệp đen
Quận 8, TP.HCM: Doanh nghiệp ngang nhiên xả thải, gây ô nhiễm môi trường!
(16:09:40 PM 19/01/2016)
Nhiều xe ben tập kết lấn chiếm lòng đường ngay trước cổng DN Hồng Sang gây mất trật tự an toàn giao thông.
Ngày 19/3/2015, Sở Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh đã cấp Giấy phép hoạt động bến thủy nội địa cho Doanh nghiệp tư nhân thương mại Hồng Sang (gọi tắt là DN Hồng Sang) với mục đích sử dụng cho việc “phương tiện thủy cập bến bốc dỡ vật liệu xây dựng”. Theo đó, trong thời gian hoạt động, chủ bến có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các qui định của pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa và các qui định của pháp luật có liên quan. Trong đó, việc cam kết về bảo vệ môi trường là điều kiện tiên quyết.
Tại Giấy xác nhận đăng ký Bản cam kết bảo vệ môi trường số 1014/XNCK-TNMT-MT của Phòng Tài nguyên và môi trường UBND Q.8, TP.HCM cũng nêu rõ: “Trong giai đoạn hoạt động của doanh nghiệp tất cả các loại chất thải rắn và chất thải nguy hại phát sinh phải có hợp đồng thu gom đưa đi xử lý đúng qui định; Nước thải phát sinh từ hoạt động rửa cát phải được thu gom, xử lý cục bộ đạt tiêu chuẩn môi trường cột B theo QCVN 24:2009/BTNMT trước khi thải ra cống thoát nước công cộng; Tiếng ồn từ hoạt động của các phương tiện tại bãi phải đạt tiêu chuẩn Việt Nam theo TCVN 5949:1998”.
Tuy nhiên, kể từ khi đi vào hoạt động, DN Hồng Sang đã không chấp hành đúng như Bản cam kết mà mặc nhiên xả thải ra môi trường không qua bất cứ một khâu xử lý nào, gây ô nhiễm nghiêm trọng. Bên cạnh đó, các xe tải chở cát hoạt động “tung hoành” phóng bụi, xếp hàng dài lấn chiếm lòng đường gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và đời sống của nhân dân.
Theo ghi nhận của PV, bãi tập kết cát của DN Hồng Sang nằm cách cầu Tạ Quang Bửu khoảng hơn 100m về phía bên trái (hướng từ đường Phạm Hùng về Tạ Quang Bửu). Bãi cát này nằm ngay trong khu dân cư thuộc phường 5, Q.8, TP.Hồ Chí Minh. Hằng ngày, việc bơm hút cát từ các xà lan đậu ở mé sông Rạch Xóm Củi lên bãi tập kết vẫn diễn ra một cách đều đặn. Do bãi tập kết cách xa bờ sông nên DN Hồng Sang phải sử dụng một đường ống bơm cát dài cả trăm mét để bơm cát lên. Theo ghi nhận, khi xà lan chở cát cập mé sông Rạch Xóm Củi (loại xà lan 700-800 tấn) thì dùng một máy bơm (công suất khoảng 150m3/h) để bơm cát theo ống bơm cát lên sàng (nhằm tách các tạp chất). Lượng nước từ việc rửa cát và các tạp chất này lẽ ra phải được thu gom và xử lý trước khi thải ra môi trường nhưng DN Hồng Sang lại đào một mương nước (rộng khoảng 1m) dẫn và xả thải chạy thẳng ra sông Rạch Xóm Củi, không qua bất cứ một khâu xử lý nào. Việc bơm hút cát này phải sử dụng một lượng nước rất lớn, theo ước tính, nếu bơm 1m3 cát thì tỉ lệ nước sẽ là 70% và chỉ thu có 30% cát. Như vậy, DN Hồng Sang hằng ngày vẫn ngang nhiên xả hàng triệu m3 nước thải và tạp chất đều đặn ra môi trường. Dòng Rạch Xóm Củi trở nên đen ngòm một phần cũng từ việc xả thải một cách “vô tội vạ” này.
Mỗi ngày, tại bãi cát của DN Hồng Sang, các loại máy móc, xe vận chuyển tấp nập ra vào ngay trong khu dân cư. Vào khoảng 9-10 giờ sáng, các xe ben nối đuôi nhau xếp hàng dài chờ đến lượt vào lấy cát. Do bãi tập kết của DN Hồng Sang quá gần đường nên không đủ chỗ cho các xe đậu, vì vậy những chiếc xe ben chở cát “vô tư” xếp hàng dài lấn chiếm lòng đường, thậm chí có xe đậu hết cả phần lòng đường gây mất trật tự an toàn giao thông.
Một số người dân cho biết, bãi cát này đã tồn tại mấy năm nay, hằng ngày các loại máy xúc cát, xe ben hoạt động liên tục rất ồn ào, khói bụi mù mịt khiến người dân rất khó chịu… Bên cạnh đó, một số người dân còn phản ánh việc tập kết, kinh doanh và vận chuyển cát đi lại trong khu dân cư nên làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các tuyến đường và cuộc sống sinh hoạt của bà con.
Như vậy, các hoạt động của DN Hồng Sang suốt mấy năm qua đã đi ngược lại với Luật Bảo vệ môi trường, Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006, cũng như Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường… Đề nghị các Cơ quan chức năng sớm vào cuộc và có biện pháp xử lý đối với những vi phạm trên của DN Hồng Sang.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bãi rác lộ thiên của Tâm Sinh Nghĩa cháy âm ỉ, người dân khốn khổ vì mùi hôi
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng
- Công an tỉnh Long An vào cuộc điều tra công ty Hưng Nông gây ô nhiễm môi trường
- Xử phạt Công ty xi măng Thành Thắng trên 1,8 tỷ đồng
- Công ty TNHH Quốc tế Formosa nợ tiền nước: Giao công an xác minh
- Công ty AIT bị phạt 325 triệu đồng vì phá 2,61ha rừng ở Thanh Hóa
- Mập mờ giấy phép khai thác khoáng sản để "qua mặt" chính quyền?
- Xả thải vượt 480 lần quy chuẩn, Công ty CP Paishing Việt Nam bị xử phạt 294 triệu đồng
- Vi phạm lĩnh vực khoáng sản, Tập đoàn Hoa Sen bị xử phạt 120 triệu đồng
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"
(Tin Môi Trường) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.
Đến Resort Fly Up Hòn Sơn (Kiên Giang) để tận hưởng và cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên
(Tin Môi Trường) - Xuất phát từ tình yêu biển, đảo quê hương và tâm huyết đồng hành phát triển du lịch địa phương, chị Vũ Thị Diễm Thúy – Phó Chủ tịch Hội Nữ doanh nhân tỉnh, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại dịch vụ Hòn Sơn, cùng bạn đầu tư kinh doanh resort Fly Up tại xã đảo Lại Sơn, huyện Kiên Hải (Kiên Giang).
Đổi mới, sáng tạo làm nên chất "Vàng" cho thương hiệu Vinamilk
(Tin Môi Trường) - Vì khách hàng, Luôn cầu tiến và Quyết liệt là các từ khóa mà ông Nguyễn Quang Trí – Giám đốc Điều hành Marketing của Vinamilk, nhấn mạnh khi nói về chiến lược đổi mới của doanh nghiệp tại sự kiện Thương hiệu Vàng TP.HCM vừa qua.