Doanh nghiệp » Doanh nghiệp đen
"Ớn lạnh" các vụ vi phạm VSATTP năm 2011
(15:05:45 PM 30/12/2011)1. Kinh hoàng gà nhuộm phẩm màu công nghiệp nguy cơ gây ung thư
Ngày 26/12, Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm (Sở Y tế TP HCM) đã tiến hành kiểm tra và cho biết trong 5 mẫu gà đã qua giết mổ đang bày bán tại một số chợ trên địa bàn thành phố, kết quả xét nghiệm cho thấy có 1 mẫu dương tính với màu công nghiệp.
Chất được tìm thấy là Diaminoazobenzen hydrochloride, có hàm lượng 2,85 mg/kg. Đây là một loại phẩm màu công nghiệp dùng trong sản xuất polymer, thuốc nhuộm tóc, cao su. chất này không có trong danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm. Khi bị tích lũy trong cơ thể, chất này sẽ gây độc cho gan, thận
Trước đó, báo chí cũng đã đưa thông tin về gà nhuộm bột sắt được bày bán ở các chợ cũng có chất Diaminoazobenzen hydrochloride.
2. 108 tấn chân gà thối “mất tích” không rõ nguyên nhân
Ngày 19/9, qua công tác kiểm tra và lấy mẫu kiểm tra, xét nghiệm, Cơ quan Thú y vùng 2 (Cục Thú y) phát hiện giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu của lô hàng được Bệnh viện Thú y (thuộc Trường ĐH Thú y Ấn Độ) cấp – theo Cục Thú y thì cơ quan này không thuộc cơ quan có thẩm quyền cấp – nội dung giấy chứng nhận không ghi tên, địa chỉ nhà sản xuất và nhập khẩu theo quy định và chân gà đang có hiện tượng phân hủy, bốc mùi.
Cục Thú y đã có văn bản đề nghị Cục Hải quan Hải Phòng dừng làm thủ tục thông quan, giao cho trung tâm thú y tổ chức giám sát lô hàng chờ ý kiến chỉ đạo của các bộ, ngành để xử lý vụ việc. Tuy nhiên, 108 tấn chân gà thối “đột nhiên” mất tích.
Sau một thời gian các bộ ban ngành liên quan vào cuộc điều tra mới làm rõ, ngày 23'/9, Cục Hải quan Hải Phòng đã làm thủ tục nhập khẩu lô hàng trên, và đến ngày 5/10 thì chuyển cửa khẩu cho số hàng nhập về Chi cục Hải quan Móng Cái.
Đến ngày 26/11, Cục Thú y đã kiểm tra, xác nhận thực tế số chân gà còn đủ trong kho và quyết định buộc tái xuất số hàng ra khỏi lãnh thổ Việt Nam trước ngày 10/12.
3. Phát hiện chất DEHP gây ung thư trong thạch Taro
Ngày 29/5, Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về ATVSTP phát hiện chất tạo đục có chứa DEHP trong thạch Taro New Choice tại Công ty New Choice Foods. Theo các chuyên gia định chất DEHP (Bis(2-ethylhexyl) phathalate) là một loại hoá chất công nghiệp có trong các loại bao bì, thảm trải nhà, áo đi mưa bằng PVC, DBP (mỹ phẩm)... Nếu chất này dùng trong thực phẩm có thể gây ung thư, phá vỡ tuyến nội tiết và làm thay đổi lượng hoócmôn trong cơ thể. Đối với nữ giới sẽ làm rối loạn hoócmôn sinh dục và giảm lượng tinh trùng đối với nam giới.
4. Chất màu độc hại Rhodamine B trong tương ớt
Trong đợt kiểm tra AT VSTP từ tháng 5 đến tháng 10 của Cục An toàn Vệ sinh Thực Phẩm phát hiện tại tại các tỉnh phía Bắc, phổ biến sử dụng chất nhuộm màu công nghiệp độc hại Rhodamine B trong tương ớt
Trước đó, đầu năm 2010, cơ quan chức năng các tỉnh liên tiếp phát hiện chất này trong hạt dưa, ớt bột, sa tế, gia vị bò... Theo các chuyên gia y tế, phẩm màu công nghiệp nói chung, Rhodamine B nói riêng đều độc hại nên bị cấm sử dụng trong thực phẩm vì khó phân hủy. Tùy từng cơ thể, nó có thể ảnh hưởng đến gan, thận hoặc tồn dư lâu ngày, gây độc hại cho cơ thể.
5. Cốm làng vòng nhuộm phẩm màu độc hại
Ngày 23/10, Đoàn thanh tra liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm của TP Hà Nội đã tiến hành kiểm tra đột xuất các cơ sở làm cốm tại làng Vòng, phường Dịch Vọng Hâu, quận Cầu Giấy, Hà Nội và cho biết chỉ có hai cơ sở của ông ông Đỗ Văn Luyến và Nguyễn Văn Sáng (ở phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy) sử dụng chất malachite green để nhuộm màu cho cốm.
Đây là chất cực kỳ nguy hiểm, chỉ dùng trong công nghiệp, bị cấm dùng trong thực phẩm. Các nghiên cứu cho thấy nó có thể gây ung thư, đặc biệt ở nữ giới. Chất này cũng bị cấm và kiểm soát rất chặt trong sản xuất thủy sản.
Ngay sau khi có kết quả kiểm nghiệm, Sở Y tế Hà Nội đã đình chỉ sản xuất cốm tại hai cơ sở này và yêu cầu các cơ sở khác phải cam kết 100% không sử dụng phẩm màu trong cốm.
6. Bắt giữ nội tạng nhập lậu và mang tiêu hủy
Ngày 27/11, Đội Quản lý thị trường số 11 phối hợp với Đội 6, Phòng PC49 - Công an TP Hà Nội đã phát hiện xe ôtô mang biển kiểm soát 99L-0400 vận chuyển 50kg tràng lợn và 1.400kg nầm lợn không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, không có giấy chứng nhận kiểm dịch.
Trước đó, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (Công an tỉnh Đồng Nai) phát hiện gần 700kg nội tạng trâu, bò đang được ngâm hóa chất để tẩy trắng. Sau khi tẩy trắng, chủ cơ sở đem giao cho các quán ăn trên địa bàn và tỉnh Bình Dương tiêu thụ.
Sau khi bắt giữ các lô hàng nhập trái phép và điều tra, Cục sẽ mang các lô hàng không đảm bảo VS ATTP đó đi tiêu hủy.
7. Nguyên liệu làm bánh trung thu nhập lậu từ Trung Quốc
Ngày 23/8 , Đội Quản lý thị trường số 11 - Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội phối hợp cùng Cục Cảnh sát môi trường và Công an quận Tây Hồ đã phát hiện và thu giữ 100 thùng với tổng trọng lượng 2 tấn gồm các loại hương liệu cốm, đậu đỏ, đậu xanh, để phục vụ việc “chế” nhân bánh Trung thu nhập lậu từ Trung Quốc
Ngày 31/8, lực lượng cảnh sát môi trường phối hợp với lực lượng quản lý thị trường Hà Nội đã đồng loạt tiến hành kiểm tra 2 cơ sở sản xuất, KD bán buôn, bán lẻ trứng gia cầm để làm nhân bánh trung thu có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng không có bất cứ giấy tờ hợp lệ nào. Được biết, hai cơ sở này tại số 18, đường Lĩnh Nam và số 9, ngõ 75, An Xá.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng
- Công an tỉnh Long An vào cuộc điều tra công ty Hưng Nông gây ô nhiễm môi trường
- Xử phạt Công ty xi măng Thành Thắng trên 1,8 tỷ đồng
- Công ty TNHH Quốc tế Formosa nợ tiền nước: Giao công an xác minh
- Công ty AIT bị phạt 325 triệu đồng vì phá 2,61ha rừng ở Thanh Hóa
- Mập mờ giấy phép khai thác khoáng sản để "qua mặt" chính quyền?
- Xả thải vượt 480 lần quy chuẩn, Công ty CP Paishing Việt Nam bị xử phạt 294 triệu đồng
- Vi phạm lĩnh vực khoáng sản, Tập đoàn Hoa Sen bị xử phạt 120 triệu đồng
- Nữ đại gia bị cáo buộc lừa 3,2 triệu USD khi hợp tác khai thác mỏ titan
Bài viết mới:
- Đại diện Bộ Nội vụ và Bộ TN-MT đánh giá cao vai trò của VACNE trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước (27/11/2024)
- Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội (26/11/2024)
- Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn (26/11/2024)
- 25 tác phẩm được trao giải viết về "Cây di sản Việt Nam năm 2024" (26/11/2024)
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc (25/11/2024)
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng” (24/11/2024)
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ (22/11/2024)
- Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam (22/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"
(Tin Môi Trường) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.
Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero
(Tin Môi Trường) - 5ha khu vực cánh rừng Net Zero của Vinamilk phối hợp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tại Vườn quốc gia Mũi Cà Mau đã bước sang năm thứ 2 trong dự án kéo dài 6 năm (2023-2029). Nhiều hoạt động nghiên cứu, đồng hành, báo cáo đã được doanh nghiệp thực hiện, trong đó có các chuyến đi trực tiếp tham gia khoanh nuôi rừng của nhân viên diễn ra đều đặn hàng năm.
Dự án cáp treo nối chùa Hương với chùa Tiên xin cấp phép môi trường
(Tin Môi Trường) - Cáp treo Hương Bình có tổng mức đầu tư 1.726 tỷ đồng giúp việc di chuyển từ chùa Hương (Hà Nội) tới hang động chùa Tiên (Hòa Bình) chỉ hơn 9 phút, thay vì mất 2-3 giờ di chuyển 50km đường bộ.