»

Chủ nhật, 24/11/2024, 21:46:36 PM (GMT+7)

Nông dân Đạ M’ri tố cáo lãnh đạo Công ty Hoa Sen cướp đất, côn đồ

(08:41:48 AM 18/06/2015)
(Tin Môi Trường) - "Tui không ngờ họ lừa thương lượng với mình để làm chuyện ác tâm... Sáng hôm sau, vợ chồng tui ra cắt cỏ cho bò ăn, mới sửng sốt vì đất của mình đã bị đổ bê tông, rào lưới xung quanh" - nông dân Lê Văn Thương than vãn.

>Dân xã Đạ M”ri năn nỉ đại gia Lê Phước Vũ “là Phật tử tđừng ép dân"

>>Báo Một Thế Giới 'tuyên chiến' với đại gia Lê Phước Vũ

>>Sao có thể nghênh ngang, càn rỡ vậy?

>>Vì sao Một Thế Giới "phớt lờ" yêu cầu gỡ bài, cải chính của ông Lê Phước Vũ?

>>Lâm Đồng: Dân lao đao vì Công ty Hoa Sen chặn suối, ngăn đường

 

Nông[-]dân[-]Đạ[-]M’ri[-]tố[-]cáo[-]lãnh[-]đạo[-]Công[-]ty[-]Hoa[-]Sen[-]cướp[-]đất,[-]côn[-]đồ[-]
Nông dân Lê Văn Thương buồn rầu đứng trước căn nhà tuềnh toàng, dột nát của mình Ảnh: Dương Cầm


 

Theo lời nông dân Lê Văn Thương, năm 1987, anh từ xã nghèo Đức Phong, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, cùng gần 200 người đồng hương khác vào khu rừng thiêng nước độc dưới chân núi Lu Mu, thuộc xã Đạ M'ri, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng lập nghiệp, với ước mong cháy bỏng: Đổi đời. Ngày đó, xã Đạ M'ri chưa thành lập.

Anh Lê Văn Thương nhớ lại: "Lúc đó, tui đi làm mướn, kiếm sống. Thấy khu đất gần con suối Lớn, tui đã lao vào, dùng sức trẻ để khai hoang. Đá sỏi nhiều quá, tui phát hoang dần dần. Tới năm 1998, tui có vợ, vợ chồng tui đã dành phần đất này trồng cỏ, nuôi bò. Đất này có diện tích 2.300 m2, do thị trấn Đạ M'ri quản lý, chứ không thuộc xã Đạ M'ri".


"Năm 2009, ông Trần Văn Bắc, Phó tổng giám đốc Công ty Thương mại Sài Gòn đến đây mua đất làm khu du lịch Đạ M'ri Safari . Đến năm 2011, ông Lê Phước Vũ đã sang lại khu du lịch của ông Trần Văn Bắc, đổi tên thành Công ty Dịch vụ du lịch Hương Sen, đến bây giờ lấy tên là Công ty Dịch vụ du lịch Hoa Sen (cách gọi tắt của người dân địa phương về Công ty TNHH Đầu tư và Du lịch Hoa Sen, sau này viết tắt thành Công ty Hoa Sen - PV)" -  anh Lê Văn Thương nhớ chi tiết.


Nông dân Lê Văn Thương nhớ lại lần đầu gặp đại gia Lê Phước Vũ: "Năm 2011, ông Vũ có đứng ngay miếng đất của tui, kêu tui lại nói chuyện, ngỏ ý mua. Tui trả lời ông Vũ: Để từ từ đi anh, em đang trồng cỏ nuôi bò. Bán đất rồi, bò không có cỏ ăn".


Không chịu bán miếng đất mình đã bỏ mồ hôi, sức lực ra khai hoang cho đại gia Lê Phước Vũ, năm 2012, nông dân Lê Văn Thương đã gửi đơn đề nghị trích đo thửa đất, để làm hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đơn đề nghị này đã được ông Lê Hồng Ngân, Chủ tịch UBND thị trấn Đạ M'ri ký duyệt.


Nông[-]dân[-]Đạ[-]M’ri[-]tố[-]cáo[-]lãnh[-]đạo[-]Công[-]ty[-]Hoa[-]Sen[-]cướp[-]đất,[-]côn[-]đồ[-]
Mảnh đất mà nông dân Lê Văn Thương từng đổ mồ hôi công sức khai hoang nằm bên dòng con suối Lớn thơ mộng này. Ảnh: Dương Cầm


Cán bộ địa chính thị trấn Đạ M'ri tiến hành đo đạc và xác định phần đất mà nông dân Lê Văn Thương khai phá và đang canh tác thuộc diện tích đất số 13 tờ bản đồ số 12 (Bộ bản đồ thị trấn Đạ M'ri). Sau đó, ông Lê Văn Thương đã gửi hồ sơ đến Văn phòng đăng ký Quyền sử dụng đất huyện Đạ Huoai, xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng phần đất mình đã khai hoang và canh tác gần 30 năm nay.


Ngày 13.4.2012,  Văn phòng đăng ký Quyền sử dụng đất huyện Đạ Huoai đã trả lời văn bản số 67/VPĐK, từ chối cấp quyền sử dụng đất cho ông Lê Văn Thương, trả lại lại Hồ sơ đo đạc. Lý do: Diện tích đất của ông Lê Văn Thương khai hoang và đang canh tác thuộc đất hành lang bảo vệ con suối Lớn.


Tuy không được cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, nhưng nông dân Lê Văn Thương vẫn tiếp tục trồng cỏ nuôi 15 con bò. Thế nhưng vào tháng 10.2014, Công ty Hoa Sen đã chiếm giữ mảnh đất này của nông dân Lê Văn Thương, mọi việc diễn ra chóng vánh chỉ sau...1 đêm!


Nông[-]dân[-]Đạ[-]M’ri[-]tố[-]cáo[-]lãnh[-]đạo[-]Công[-]ty[-]Hoa[-]Sen[-]cướp[-]đất,[-]côn[-]đồ[-]

Cần cẩu, máy xúc của Công ty Dịch vụ du lịch Hoa Sen đang cày xới khu vực bên dòng suối Lớn. Ảnh: Dương Cầm


Nông dân Lê Văn Thương kể: "Khi thấy người của Công ty Hoa Sen chuẩn bị rào, đổ bê tông trên đất của mình, vợ chồng tui đã phản đối, ngăn cản. Hai vợ chồng tui ra khu đất, thức suốt 4 ngày đêm để canh chừng. Qua ngày thứ 5 thì người của Hoa Sen gặp vợ chồng tui, nói là về nhà đi, có gì thì tối nay người của Hoa Sen đến thương lượng. Hai vợ chồng tui tưởng thật, không canh chừng đất nữa, ở nhà đợi họ đến... Tối đó, do thức trắng suốt 4 ngày đêm, quá kiệt sức nên hai vợ chồng tui ngủ quên mất. Người của Công ty Hoa Sen cũng không đến thương lượng như họ hứa...".


"Tui không ngờ họ lừa chuyện thương lượng với mình để làm chuyện ác tâm... Sáng hôm sau, vợ chồng tui ra cắt cỏ cho bò ăn, mới sửng sốt vì đất của mình đã bị đổ bê tông, rào lưới xung quanh. Tui nghe những người xung quanh nói lại là họ đã quy tụ đến 40 người tham gia, làm xong ngay trong đêm" - nông dân Lê Văn Thương bức xúc.


Nông[-]dân[-]Đạ[-]M’ri[-]tố[-]cáo[-]lãnh[-]đạo[-]Công[-]ty[-]Hoa[-]Sen[-]cướp[-]đất,[-]côn[-]đồ[-]
Đứng từ xa, nhưng phóng viên vẫn chụp được lưới sắt, cọc bê tông kiên cố do Công ty Dịch vụ du lịch Hoa Sen rào xung quanh đất của nông dân Lê Văn Thương. Ảnh: Dương Cầm


Quá tức giận vì bị lừa, bị mất đất một cách trắng trợn, vợ chồng anh Lê Văn Thương đã đấu tranh quyết liệt. Nông dân Lê Văn Thương kể: "Vợ chồng tui kêu trời, phản ứng dữ dội. Lúc đó, Phó giám đốc Công ty Hoa Sen là ông Hồ Việt Phúc, ông Chủ tịch thị trấn Đạ M'ri Lê Hồng Ngân cũng có mặt. Trước mặt chủ tịch thị trấn, ông Phúc còn hùng hổ đòi giết tui, đòi chôn sống tui ngay tại chỗ nếu tiếp tục phản ứng! Ông chủ tịch UBND thị trấn chỉ khuyên can yếu ớt: Thôi đi Thương, để đó mai anh giải quyết! Ông Lê Hồng Ngân không hề tiến hành lập biên bản sự việc, còn bật đèn xanh cho Công ty Hoa Sen lộng hành, chèn ép tui!"

 

Nông[-]dân[-]Đạ[-]M’ri[-]tố[-]cáo[-]lãnh[-]đạo[-]Công[-]ty[-]Hoa[-]Sen[-]cướp[-]đất,[-]côn[-]đồ[-]
"Đất của tui nằm bên kia con suối, bị người của ông Vũ rào lưới thép, đổ bê tông kiên cố và chiếm giữ rồi" - nông dân Lê Văn Thương nuối tiếc. Ảnh: Dương Cầm


Ông Lê Văn Thương lý giải: "Trong khi nhà nước chưa có văn bản thông báo thu hồi đất của tui, ông Vũ không có quyền ngang ngược chiếm giữ đất của tui như vậy. 15 con bò của tui đói, không có cỏ ăn, la rống, tui không chịu nổi, đã bán tháo bán đổ hết! Tại sao ổng ác với tui quá vậy? Tui nhớ lúc ổng về đây lập dự án, ổng có tuyên bố: Tui về Đạ M'ri, sẽ mang nụ cười về cho bà con. Nụ cười đâu không thấy, thấy toàn nước mắt! Trời cao có mắt, có nhìn thấy tụi tui khổ không?".


Lúc 8 giờ 30, ngày 16.12.2014, tại phòng họp Đảng ủy thị trấn Đạ M'ri đã có cuộc họp về vụ việc. Các bên tham gia gồm: ông Lê Hồng Ngân (Chủ tịch UBND thị trấn Đạ M'ri), ông Dương Trí Đức (cán bộ địa chính thị trấn), ông Nguyễn Hùng (cán bộ tư pháp thị trấn) và Phó giám đốc Công ty Hoa Sen, ông Hồ Việt Phúc. Rất ngạc nhiên, cuộc họp không mời ông Lê Văn Thương, người đang bị Công ty Hoa Sen chiếm đất!

 

Nông[-]dân[-]Đạ[-]M’ri[-]tố[-]cáo[-]lãnh[-]đạo[-]Công[-]ty[-]Hoa[-]Sen[-]cướp[-]đất,[-]côn[-]đồ[-]
Con đường lót đá đã xây xong, nằm bên suối Lớn của Công ty Dịch vụ du lịch Hoa Sen. Ảnh: Dương Cầm


Theo biên bản cuộc họp, Chủ tịch UBND thị trấn Đạ M'ri chỉ đạo: "UBND thị trấn Đạ M'ri yêu cầu ông Hồ Việt Phúc - Phó giám đốc Công ty Hoa Sen ngưng ngay mọi hoạt động trên hành lang bảo vệ suối, đồng thời tự tháo dỡ hàng rào nằm trên phần đất bảo vệ hành lang suối mà Công ty Dịch vụ du lịch Hoa Sen lắp dựng".


Ông Hồ Việt Phúc, Phó giám đốc Công ty Dịch vụ du lịch Hoa Sen nói: "Chúng tôi chấp hành theo ý kiến chỉ đạo của ông chủ tịch UBND thị trấn Đạ M'ri. Tuy nhiên việc tháo dỡ hàng rào cho phép chúng tôi tháo dỡ dần dần để chuyển lên khu đất trên của vườn ổi".


Và kết luận buổi làm việc của Chủ tịch UBND thị trấn Đạ M'ri rất dứt khoát: "Việc tháo dỡ và di dời hàng rào trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày lập biên bản này Công ty Dịch vụ du lịch Hoa Sen phải chấp hành xong".


Thế nhưng, đến nay, nông dân Lê Văn Thương vẫn chưa vào được mảnh đất mình đã khai hoang, trồng cỏ gần 30 năm qua, do vẫn bị lô cốt, lưới sắt rào chắn! Và để giải quyết bế tắc, nông dân đáng thương này đã bán hết 15 con bò của mình với giá rẻ mạt!


UBND thị trấn Đạ M'ri buộc phải 2 lần mời đại diện Công ty Dịch vụ du lịch Hoa Sen và ông Lê Văn Thương đến giải quyết tranh chấp. Cả hai lần mời, phía công ty đều...vắng mặt, không lý do!


Ngoài mảnh đất đã bị chiếm giữ, nông dân Lê Văn Thương còn có nhà và đất rẫy cạnh khu du lịch tâm linh đang xây dựng của đại gia Lê Phước Vũ, cũng đang bị ép bán.


Chúng tôi đã liên hệ phía Công ty Hoa Sen để tìm câu trả lời những vấn đề nông dân nêu, nhưng đều nhận được câu trả lời rằng cả 2 lãnh đạo của công ty đều đang đi công tác ở nước ngoài.



Nông[-]dân[-]Đạ[-]M’ri[-]tố[-]cáo[-]lãnh[-]đạo[-]Công[-]ty[-]Hoa[-]Sen[-]cướp[-]đất,[-]côn[-]đồ[-]

Nông[-]dân[-]Đạ[-]M’ri[-]tố[-]cáo[-]lãnh[-]đạo[-]Công[-]ty[-]Hoa[-]Sen[-]cướp[-]đất,[-]côn[-]đồ[-]

Biên bản làm việc giữa Phó giám đốc Công ty Dịch vụ du lịch Hoa Sen và Chủ tịch UBND thị trấn Đạ M'ri về việc tháo dỡ rào chắn trên phần đất bảo vệ hành lang suối do ông Lê Văn thương khai hoang. Ảnh: Dương Cầm

 

Nông[-]dân[-]Đạ[-]M’ri[-]tố[-]cáo[-]lãnh[-]đạo[-]Công[-]ty[-]Hoa[-]Sen[-]cướp[-]đất,[-]côn[-]đồ[-]


Đưa phóng viên Một Thế Giới đi chụp ảnh khu đất đang bị Công ty Dịch vụ du lịch Hoa Sen chiếm giữ, anh Lê Văn Thương dẫn qua một con đường tắt. Anh dặn dò: "Mình vào đây, tụi nó phát hiện là nguy hiểm lắm. Nếu có chụp ảnh, anh nên làm nhanh gọn".


Ngoài mảnh đất đã bị chiếm giữ, nông dân Lê Văn Thương còn có nhà và đất rẫy cạnh khu du lịch tâm linh đang xây dựng của đại gia Lê Phước Vũ, cũng đang bị ép bán.


Chúng tôi đã liên hệ phía Công ty Hoa Sen để tìm câu trả lời những vấn đề nông dân nêu, nhưng đều nhận được câu trả lời rằng cả 2 lãnh đạo của công ty đều đang đi công tác ở nước ngoài.

(Theo Một Thế Giới)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Nông dân Đạ M’ri tố cáo lãnh đạo Công ty Hoa Sen cướp đất, côn đồ

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"

Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"

(Tin Môi Trường) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.

Tin Môi Trường
 Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero

Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero

(Tin Môi Trường) - 5ha khu vực cánh rừng Net Zero của Vinamilk phối hợp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tại Vườn quốc gia Mũi Cà Mau đã bước sang năm thứ 2 trong dự án kéo dài 6 năm (2023-2029). Nhiều hoạt động nghiên cứu, đồng hành, báo cáo đã được doanh nghiệp thực hiện, trong đó có các chuyến đi trực tiếp tham gia khoanh nuôi rừng của nhân viên diễn ra đều đặn hàng năm.

VACNE 30 năm
Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI