»

Thứ sáu, 22/11/2024, 06:11:31 AM (GMT+7)

Nhà máy Thọ Quang: xử lý nước thải hay xả thải?

(08:40:25 AM 09/03/2012)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)- Trường hợp ngược đời này lại xảy ra tại Nhà máy xử lý nước thải Thọ Quang (Sơn Trà, Đà Nẵng) đã nhiều năm nay. Bao hệ lụy, bức xúc của người dân cũng xuất phát từ đây. Và hơn hết, đây là bài học đắt giá cho Đà Nẵng bởi thiếu thẩm định trong việc chọn nhà đầu tư ở lĩnh vực được xem là khá nhạy cảm này.
  • Liên tục gây ô nhiễm

 
Từ khi đi vào hoạt động (tháng 7-2010) đến nay, Nhà máy xử lý nước thải Thọ Quang (do Công ty TNHH Khoa học Công nghệ Môi trường Quốc Việt, có trụ sở tại TPHCM làm chủ đầu tư) đã không dưới 4 lần xảy ra sự cố gây ô nhiễm môi trường. Vụ gần đây nhất xảy ra cuối tháng 2-2012, gió to khiến tấm bạt đậy trên bề mặt hồ kỵ khí của nhà máy bị rách. Nước thải rỉ tràn lên mặt hồ gây mùi hôi khủng khiếp. Điều đáng nói, khi sự cố xảy ra, Công ty Quốc Việt lại không có biện pháp xử lý hay báo cáo với các cơ quan chức năng kịp thời nên tình trạng ô nhiễm môi trường càng lúc càng nghiêm trọng.
 
Không chịu nổi mùi hôi thối, người dân quanh khu vực lại một lần nữa kéo đến nhà máy phản ánh. Ngay sau đó, Sở TN-MT TP Đà Nẵng đã chỉ đạo Công ty Thoát nước và xử lý nước thải cùng với Chi cục Bảo vệ môi trường và Trung tâm Kỹ thuật môi trường phun chế phẩm khử mùi hôi. Tuy nhiên, mùi hôi thối vẫn nồng nặc.
 
Ông Trương Văn Ngò (tổ 34, phường Mân Thái) có nhà ngay phía sau nhà máy bức xúc: “Tôi là người làm nghề biển, thường xuyên phải ngửi mùi tanh của cá thế mà cái mùi từ nhà máy nước thải này bay ra tôi cũng phải ói. Từ khi có cái nhà máy này gia đình không có được bữa cơm ngon miệng, khách đến chơi họ cũng không ngồi quá 15 phút”.
 
Dù đã đi vào hoạt động gần 2 năm nhưng Nhà máy xử lý nước thải Thọ Quang vẫn ngổn ngang.
 
 
Bức xúc trước tình trạng này, một số hộ dân đã kéo đến đòi đập phá, kiện nhà máy ra tòa. Đỉnh điểm trong tháng 8 và tháng 9-2010, gần chục thanh niên quanh nhà máy đã kéo đến phản ánh, xô xát với công nhân tại nhà máy. Hậu quả, nhiều công nhân bị đánh trọng thương, 3 thanh niên ở quanh nhà máy bị tòa kết án tù từ 18 đến 24 tháng.

 
“Tất cả cũng vì cái nhà máy xử lý này mà ra hết. Nếu xử lý ô nhiễm tốt dân chúng tôi rất cảm kích và ủng hộ hết mình. Đằng này, nhà máy xử lý ô nhiễm lại làm ô nhiễm nặng hơn, làm sao dân không bức xúc. Chỉ tội mấy đứa nhỏ, không kiềm chế được mà bây giờ phải chịu cảnh tù tội” - ông Đặng Văn Tấn nhà kế bên buồn rầu nói.
 
  • Vì đâu nên nỗi!

Ông Nguyễn Điểu, Giám đốc Sở TN-MT TP Đà Nẵng, cho rằng: Trước hết cần khẳng định chủ đầu tư là Công ty Quốc Việt thiếu trách nhiệm. Đã nhiều lần xảy ra sự cố, gây ô nhiễm thế nhưng công ty vẫn không có sự thay đổi nào trong công tác vận hành nhà máy. Thiết bị lạc hậu, nhân viên vận hành nhà máy không có trình độ chuyên môn. “Đưa người mới học lớp 3, lớp 4 đi vận hành nhà máy thì sao mà không xảy ra sự cố? Công ty có chức năng xử lý môi trường nhưng lại gây ô nhiễm, phá hoại môi trường thì sao người dân không bức xúc” – ông Điểu gay gắt. 

 
Có mặt tại nhà máy này trong những ngày qua, chúng tôi chỉ thấy 2 nhân viên của Công ty Thoát nước và xử lý nước thải túc trực tại đây để phun hóa chất còn công nhân của nhà máy này thì… nằm ngủ mặc kệ mùi hôi thối vẫn tiếp tục phát tán ra bên ngoài do sự cố rách tấm bạt đậy trên bề mặt hồ kỵ khí. 

 
Theo tìm hiểu của chúng tôi, ngoài sự thiếu trách nhiệm của chủ đầu tư thì việc quy hoạch, xây dựng nhà máy cũng thể hiện sự bất cập. Bởi lẽ, nhà máy này có chức năng thu gom, xử lý nước thải từ các nhà máy trong Khu công nghiệp dịch vụ thủy sản Thọ Quang. Thay vì xây dựng ở phía cuối thì nhà máy lại đi xây dựng ở đầu khu công nghiệp.
 
Chính vì vậy, việc thu gom sẽ rất khó khăn, đồng thời tình trạng rò rỉ, thẩm thấu ra bên ngoài là không thể tránh khỏi. Bên cạnh đó, theo quy định, nhà máy xử lý nước thải phải cách xa khu dân cư ít nhất 300m, nhưng nhà máy này lại nằm ngay trong khu tái định cư Mân Thái 3, cách nhà dân chưa đầy 30m.
 
Ông Nguyễn Điểu thừa nhận: Đúng là quy hoạch không phù hợp. Hơn nữa, khi chấp thuận Công ty Quốc Việt đầu tư nhà máy này lại thiếu sự thẩm định năng lực nên mới xảy ra hậu quả như bây giờ. 

Thêm một lần nữa, ông Giám đốc Sở TN-MT hứa: “Sẽ gọi Công ty Quốc Việt ra Đà Nẵng để bàn cách khắc phục. Nếu chủ đầu tư không có biện pháp giải quyết triệt để sẽ tiến hành thu hồi giao lại cho TP tìm hướng xử lý. Sở cũng đã trình UBND TP đề án xây dựng một nhà máy xử lý nước thải khác có công suất khoảng 5.000m³ với tổng vốn đầu tư khoảng 36 tỷ đồng từ nguồn vốn của Ngân hàng Thế giới...”. 

Với những gì đã xảy ra tại Nhà máy xử lý nước thải Thọ Quang, TP Đà Nẵng cần nghiêm túc làm rõ trách nhiệm của những đơn vị, cá nhân liên quan vì để tình trạng kéo dài, gây bức xúc cho người dân. Đây cũng là bài học cho các địa phương khác trong việc kêu gọi, cấp phép cho các nhà đầu tư ở lĩnh vực xử lý ô nhiễm, bảo vệ môi trường.

  Nhà máy xử lý nước thải Thọ Quang có tổng kinh phí xây dựng hơn 9 tỷ đồng, công suất xử lý 3.000m³ nước thải ngày/đêm. Năm 2011, nhà máy từng bị UBND TP Đà Nẵng xử phạt 150 triệu đồng do gây ô nhiễm môi trường.

Nguyễn Hùng (SGGP)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Nhà máy Thọ Quang: xử lý nước thải hay xả thải?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"

Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"

(Tin Môi Trường) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.

Tin Môi Trường
 Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero

Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero

(Tin Môi Trường) - 5ha khu vực cánh rừng Net Zero của Vinamilk phối hợp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tại Vườn quốc gia Mũi Cà Mau đã bước sang năm thứ 2 trong dự án kéo dài 6 năm (2023-2029). Nhiều hoạt động nghiên cứu, đồng hành, báo cáo đã được doanh nghiệp thực hiện, trong đó có các chuyến đi trực tiếp tham gia khoanh nuôi rừng của nhân viên diễn ra đều đặn hàng năm.

VACNE 30 năm
Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI