»

Thứ sáu, 22/11/2024, 06:03:55 AM (GMT+7)

Nhà máy chế biến tinh bột mì Tịnh Phong gây ô nhiễm môi trường

(07:14:20 AM 10/04/2012)
(Tin Môi Trường) - Liên tiếp trong mấy năm gần đây, những nông dân có diện tích ruộng xung quanh Nhà máy chế biến tinh bột mì Tịnh Phong, xã Tịnh Phong, huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) hết sức bức xúc vì nước thải của nhà máy này ngấm ra ruộng làm hư hại hàng chục sào ruộng lúa của nông dân.

Thu mua nguyên liệu mì tại Nhà máy mì Tịnh Phong (Ảnh minh họa)

 

Theo đó, con mương lấy nước tưới cho những chân ruộng xung quanh Nhà máy mì Tịnh Phong nước đen ngòm và bốc mùi hôi thối. Người dân ở đây quá khổ sở vì những năm qua nước thải của nhà máy ngấm ra diện tích ruộng của bà con ngày một nhiều gây ảnh hưởng rất lớn đến môi trường và quá trình sản xuất của nông dân. Bà Nguyễn Thị Hừng, thôn Thế Long, xã Tịnh Phong, bức xúc: Mấy năm đầu thì chưa xảy ra tình trạng ô nhiễm, nhưng từ 4 đến 5 năm nay, nước ngấm từ các bể chứa nước thải của Nhà máy mì ra các chân ruộng ngày càng nhiều. Ban đầu lúa cũng tươi tốt, nhưng càng ngày càng tàn úa dẫn đến chết, những cây sống sót thì gạo có màu đen, mùi hôi đến mức gà vịt cũng không ăn được. Trước đây cũng trên những thửa ruộng này, một sào (500 mét vuông) thu hoạch được 300 – 350kg thì này chỉ thu được 50-70kg. Không chỉ vậy , n ước thải của nhà máy xả ra suối Kinh làm đã ô nhiễm nguồn nước khu vực gần đó. Vào mùa cao điểm chế biến mì, đặc biệt là những ngày nắng nóng, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc khiến người dân vô cùng bức xúc.


Mặc dù người dân đã nhiều lần kiến nghị lên chính quyền địa phương và Ban lãnh đạo Nhà máy yêu cầu có biện pháp xử lý, khắc phục, đền bù số hoa màu bị thiệt hại cho nông dân và Nhà máy cũng đã cử người xuống kiểm tra, hứa hẹn đền bù, tuy nhiên sau một thời gian chần chừ lại đưa ra chính sách hỗ trợ không thỏa đáng. “Bà con chúng tôi đã nhiều lần kiến nghị lên chính quyền địa phương cũng như lãnh đạo nhà máy, nhà máy có cử người xuống kiểm tra và hứa đền bù 100% nhưng sau đó lại “lật kèo” và chỉ hỗ trợ thiệt hại 200.000/sào/1vụ, nên nông dân chúng tôi không nhận tiền” ông Lê Thanh Cường, thôn Thế Long, xã Tịnh Phong chia sẻ.
 

Còn ông Nguyễn Tấn Công, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Sơn Tịnh, cho biết: Sau khi nhận được kiến nghị của người dân, chúng tôi đã xuống kiểm tra và có kiến nghị lên cấp trên. Cơ quan chức năng cũng đã về kiểm tra, nhưng vẫn không thấy giải quyết.


Vấn đề gây ô nhiễm ở đây đặt ra câu hỏi phải chăng không chỉ Ban lãnh đạo Nhà máy chế biến tinh bột mì Tịnh Phong coi thường pháp luật về môi trường mà còn có trách nhiệm của cơ quan quản lý chưa nghiêm ? Đề nghị cơ quan chức năng có thẩm quyền sớm có biện pháp giải quyết dứt điểm vấn đề ô nhiễm ở đây để đem lại môi trường sống trong sạch cho người dân.

TTXVN
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Nhà máy chế biến tinh bột mì Tịnh Phong gây ô nhiễm môi trường

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"

Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"

(Tin Môi Trường) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.

Tin Môi Trường
 Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero

Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero

(Tin Môi Trường) - 5ha khu vực cánh rừng Net Zero của Vinamilk phối hợp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tại Vườn quốc gia Mũi Cà Mau đã bước sang năm thứ 2 trong dự án kéo dài 6 năm (2023-2029). Nhiều hoạt động nghiên cứu, đồng hành, báo cáo đã được doanh nghiệp thực hiện, trong đó có các chuyến đi trực tiếp tham gia khoanh nuôi rừng của nhân viên diễn ra đều đặn hàng năm.

VACNE 30 năm
Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI