Doanh nghiệp » Doanh nghiệp đen
Nghệ An: Công ty sữa TH buộc hàng trăm hộ dân sống với... phân bò!
(12:25:50 PM 07/06/2013)Ao cá bỗng hóa ao phân
Đã hơn một tháng trôi qua, kể từ ngày phân bò của Công ty cổ phần thực phẩm sữa TH (gọi tắt là Công ty sữa TH) trôi xuống lấp tràn dày đặc hồ cá, chị Đàm Thị Hòa (trú xóm Trung Sơn, xã Nghĩa Sơn, huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An) đã ba lần gửi đơn lên Công ty sữa TH yêu cầu khắc phục, đền bù nhưng đến nay vẫn không thấy động tĩnh gì. Chị Hòa kể: “Chiều 26-5-2013, phân bò của Công ty sữa TH đã trôi từ đỉnh đồi chảy xuống một lớp dày 50cm lấp sáu sào ruộng trồng bí của nhà tôi. Sau đó, tôi có trình báo sự việc lên chính quyền địa phương. Mấy hôm sau, trời tiếp tục đổ mưa nên số phân trên ruộng bí đã trôi hết xuống hồ cá. Phân nằm một lớp dày đặc trên mặt hồ gây ô nhiễm nghiêm trọng. Khoảng ba tấn cá nuôi trong hồ đã đến kỳ thu hoạch chết sạch, nằm nổi trắng bụng”. Vài ngày sau, những hộ dân sống xung quanh hồ cá nhà chị Hòa bị “tra tấn” bởi mùi thối lan tỏa khắp một vùng. Người dân mỗi lần qua hồ đều phải đeo khẩu trang, hoặc bịt mũi vì trên mặt hồ lúc này ruồi nhặng, dòi bọ xuất hiện từng lớp dày đặc.
Nguồn nước bị ô nhiễm nên ông Lê Văn Cường phải mua máy về lọc nước để tắm
Sau khi sự việc xảy ra, chị Hòa tiếp tục báo cáo sự việc lên chính quyền địa phương và Công ty sữa TH. Vài ngày sau, người của Công ty sữa TH có đến xem xét, hứa sẽ đưa máy móc đến cải tạo lại hồ cá và đền bù số cá bị chết. Nhưng từ đó đến nay, Công ty sữa TH không thực hiện lời hứa. Chị Hòa bức xúc: “Tôi đã ba lần gửi đơn lên chính quyền và Công ty sữa TH yêu cầu khắc phục, nhưng họ đều phớt lờ”.
Theo ông Nguyễn Đăng Khoa, xóm trưởng xóm Trung Sơn: “Hiện nay, đa số các giếng nước trong xóm bị ô nhiễm nguồn nước nặng. Người dân ở đây chỉ dùng nước giếng để tắm, giặt, còn nước ăn thì phải đi xin ở nơi khác về dùng”. Dẫn chúng tôi về nhà, ông Lê Văn Cường (trú xóm Trung Sơn) chỉ vào chiếc máy lọc nước được lắp cạnh giếng nói: “Giếng nhà tôi trước đây trong vắt, mỗi buổi trưa đi làm về tôi có thể múc nước dưới giếng lên uống không sao. Nhưng vài năm lại đây nước bắt đầu chuyển màu, trên mặt nước còn nổi váng. Từ đó, gia đình tôi phải mua can về để xin nước tích trữ nấu ăn. Để có nước tắm giặt, tôi phải mua cái máy lọc này với giá 3,5 triệu đồng về lọc nước trong giếng để sử dụng, nếu không khi tắm sẽ bị viêm da”.
Nghẹt thở vì ô nhiễm môi trường
Từ đường mòn Hồ Chí Minh rẽ vào xã Nghĩa Lâm (huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An), chúng tôi đã bị “tấn công” bởi mùi phân bò, mùi chua do ủ thức ăn cho bò ăn hắt ra từ các trại nuôi bò nằm ven hai bên con đường dẫn vào các xóm Đông Lâm, Tân Lâm, Sơn Liên (xã Nghĩa Lâm). Dọc theo trục đường chính, xóm làng ở đây gần như vắng bóng người. Họ phải “trốn” trong nhà để tránh bụi bặm và cái mùi hôi thối tỏa ra từ những chiếc xe tải chở phân bò lao ầm ầm ngoài đường.
Bà Đặng Thị Thủy (46 tuổi, trú xóm Đông Lâm) bức xúc: “Người dân chúng tôi chịu hết nổi rồi. Hàng ngày ôtô chở phân bò qua lại, phân bò rớt xuống đường khô lại, sau đó xe đè lên nghiền nát biến thành bụi rồi chúng tôi phải hít nó vào phổi. Ngoài ra chúng tôi còn phải ăn nguồn nước do ô nhiễm từ trại nuôi bò của Công ty sữa TH. Ruồi nhặng thì nhiều vô kể, mỗi bận cơm mẹ con tôi phải thay nhau dùng quạt lùa ruồi rất khổ sở”. Rơm rớm nước mắt, bà Thủy lo lắng: “Chồng tôi vừa mới qua đời cách đây một tháng do bị bệnh ung thư phổi. Năm ngoái, em trai ông ấy cũng bị chết vì căn bệnh này. Bây giờ gia đình tôi rất mong mỏi được di chuyển đến khu vực tái định cư để ở, chứ ở đây chúng tôi sẽ chết dần, chết mòn vì bệnh tật mất”.
Tại trại nuôi bò số 1 của Công ty sữa TH, công ty dùng máy múc đất lên thành hàng chục cái hố lớn, nhỏ để cho xe tải chở phân bò đổ trực tiếp xuống. Nhiều hố phân khổng lồ đã khô cứng, ruồi bay đặc kín như ong. Ngoài ra, đây cũng là “nghĩa địa” chôn xác bò chết và bê chết. Vào thời điểm chúng tôi có mặt, hàng chục chiếc xe tải đồ sộ chen chúc nhau chở phân lên đây đổ. Đang đứng ghi hình thì một chiếc xe có gàu múc đưa bốn con bò bị chết lên đây để đào hố chôn. Một người dân đi chăn dê khu vực này cho biết: “Ngày nào họ cũng chở phân và bò chết lên đây đổ”.
Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Đình Thắng - Phó chủ tịch xã Nghĩa Sơn - thốt lên: “Trên thế giới này tôi chưa thấy có trại bò sữa nào lại quy hoạch lạ lùng như vậy. Họ chưa xây dựng khu tái định cư để di dời dân thì lại đưa bò về sống chung với dân. Đỉnh đồi Nghĩa Mai là đỉnh cao nhất, họ đưa phân bò lên đó đổ rồi mưa lại trôi xuống khu dân cư. Đỉnh điểm là vừa rồi trôi xuống ao cá nhà chị Hòa làm cho cá chết sạch, ô nhiễm cả vùng. Sau khi trao đổi với chúng tôi, họ đã đồng ý thuê máy, thuê xuồng về để xử lý làm sạch hồ cá, nhưng không hiểu sao sau đó lại dừng”.
Theo ông Thắng, sau đợt mưa vừa qua, UBND xã Nghĩa Sơn đã nhận được 17 đơn thư của các hộ gia đình và 3 đơn thư tập thể phản ánh về tình trạng ô nhiễm môi trường do Công ty sữa TH gây ra. “Trước đây, người dân còn phản ánh về việc một số xe chuyên dụng chở phân bò chạy vào các đồng ruộng ở gần khu dân cư để đổ nữa”.
Sáng 5-6-2013, chúng tôi nhiều lần gọi điện thoại cho lãnh đạo Công ty sữa TH để xin hẹn làm việc, nhưng không ai nhấc máy. Lúc vào cổng trụ sở công ty nhờ bảo vệ Ngô Thế Chủ liên lạc để xin gặp lãnh đạo thì anh ta từ chối: “Các anh phải tự hẹn gặp với lãnh đạo trước thì mới được vào. Đây là quy định của công ty nên nếu tôi làm sai sẽ bị phạt”.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bãi rác lộ thiên của Tâm Sinh Nghĩa cháy âm ỉ, người dân khốn khổ vì mùi hôi
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng
- Công an tỉnh Long An vào cuộc điều tra công ty Hưng Nông gây ô nhiễm môi trường
- Xử phạt Công ty xi măng Thành Thắng trên 1,8 tỷ đồng
- Công ty TNHH Quốc tế Formosa nợ tiền nước: Giao công an xác minh
- Công ty AIT bị phạt 325 triệu đồng vì phá 2,61ha rừng ở Thanh Hóa
- Mập mờ giấy phép khai thác khoáng sản để "qua mặt" chính quyền?
- Xả thải vượt 480 lần quy chuẩn, Công ty CP Paishing Việt Nam bị xử phạt 294 triệu đồng
- Vi phạm lĩnh vực khoáng sản, Tập đoàn Hoa Sen bị xử phạt 120 triệu đồng
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"
(Tin Môi Trường) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.
Đến Resort Fly Up Hòn Sơn (Kiên Giang) để tận hưởng và cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên
(Tin Môi Trường) - Xuất phát từ tình yêu biển, đảo quê hương và tâm huyết đồng hành phát triển du lịch địa phương, chị Vũ Thị Diễm Thúy – Phó Chủ tịch Hội Nữ doanh nhân tỉnh, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại dịch vụ Hòn Sơn, cùng bạn đầu tư kinh doanh resort Fly Up tại xã đảo Lại Sơn, huyện Kiên Hải (Kiên Giang).
Đổi mới, sáng tạo làm nên chất "Vàng" cho thương hiệu Vinamilk
(Tin Môi Trường) - Vì khách hàng, Luôn cầu tiến và Quyết liệt là các từ khóa mà ông Nguyễn Quang Trí – Giám đốc Điều hành Marketing của Vinamilk, nhấn mạnh khi nói về chiến lược đổi mới của doanh nghiệp tại sự kiện Thương hiệu Vàng TP.HCM vừa qua.