Doanh nghiệp » Doanh nghiệp đen
Nghệ An:Trạm xử lý nước thải KCN Nam Cấm xả nước thải chưa xử lý ra môi trường
(19:28:15 PM 10/10/2015)
Trạm xử lý nước thải tập trung, nơi bị “tố” xả trộm nước thải chưa qua xử lý ra môi trường
"Tiền lệ" gây ô nhiễm
KCN Nam Cấm được đưa vào hoạt động từ năm 2005, với diện tích 371,15ha, tổng mức đầu tư gần 900 tỷ đồng. KCN này thuộc KKT Đông Nam Nghệ An, nằm hai bên QL1A, thuộc các xã Nghi Thuận, Nghi Xá, Nghi Long, Nghi Quang của huyện Nghi Lộc. Được biết, đến thời điểm hiện tại, KCN này đã thu hút 39 dự án đầu tư với tổng số vốn hàng chục ngàn tỷ đồng.
Là KCN bề thế, lại nằm trong KKT với nhiều ưu đãi từ tỉnh nhà. Thế nhưng, sau 10 năm đưa vào hoạt động thì mãi đến năm 2015, KCN này mới được đầu tư và đưa vào vận hành Trạm xử lý nước thải tập trung với tổng mức đầu tư khoảng 70 tỷ đồng. Được biết, Trạm xử lý nước thải tập trung của KCN này được xây dựng tại Khu B của KCN Nam Cấm, công suất 2.500m3/ngày đêm. Đến thời điểm hiện tại, toàn bộ Khu C và hai đơn vị ở Khu B đã đấu nối hệ thống nước thải vào hệ thống chung của Trạm xử lý này theo quy định.
Cũng cần phải nói thêm rằng, trước khi có Trạm xử lý nước thải tập trung này thì vấn đề môi trường tại KCN Nam Cấm là một đề tài nan giải, làm đau đầu cơ quan chức năng. Cụ thể là người dân sống ven KCN đã nhiều lần kêu ca, phản ánh và tỏ thái độ bức xúc về tình trạng xả thải chưa qua xử lý ra môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe cũng như hoạt động sản xuất của người dân. Có thể nêu tên một số đơn vị như Nhà máy bia Hà Nội - Nghệ An; Công ty chế biến thủy hải sản đông lạnh Hải An, Công ty Minh Thái Sơn...
Và, trên thực tế, các cơ quan chức năng đã nhiều lần kiểm tra, xử lý một số đơn vị vi phạm về môi trường. Vì thế, khi hay tin Trạm xử lý nước thải tập trung của KCN Nam Cấm được đầu tư và đưa vào vận hành thì người dân cũng như nhiều doanh nghiệp đã tỏ ra hết sức phấn khởi. Tuy nhiên, sự thực không phải như vậy...
Khoảng tháng 9/2015, người dân một số xóm sống lân cận Khu B của KCN Nam Cấm có phản ánh về tình trạng xuất hiện mùi hôi thối bốc lên từ Trạm xử lý nước thải tập trung của KCN này. Họ cho rằng, không hiểu vì lý do vì sao mà từ khi có Trạm xử lý nước thải tập trung này thì khu vực xung quanh lại bốc lên mùi hôi thối lạ thường. Hơn nữa, khu vực xả nước thải đã qua xử lý của Trạm xử lý lại xuất hiện màu đen, khu vực tường rào phía đông (giáp đồng lúa đang sản xuất của người dân - PV) cũng xuất hiện nước đen tương tự rò rỉ, rồi tràn vào ruộng lúa đang canh tác của người dân.
Lần theo phản ánh, chúng tôi vào cuộc tìm hiểu. Qua nhiều thời gian "mục sở thị" tại Trạm xử lý nước thải với mức đầu tư được cho là khoảng 70 chục tỷ đồng này thì phản ánh của người dân là hoàn toàn có cơ sở.
Bốc mùi hôi thối
Có mặt tại KCN Nam Cấm. Ngay khi bước vào con đường nối từ KCN vào các xóm 8 và 9 thuộc xã Nghi Xá, chúng tôi đã ghi nhận được những dấu hiệu đầu tiên của sự ô nhiễm. Đây là con đường nằm song song với đường sắt Bắc - Nam cắt ngang qua KCN, cách đường tàu chỉ vài mét là một cống lớn với màu nước đen ngòm, nổi váng dầu và bốc mùi hôi thối nồng nặc. Đây là cống nước nối với một dãy ao bèo tây rộng khoảng hơn nghìn mét vuông. Tuy nhiên, khi quan sát kỹ thì nguồn nước lấp xấp dưới chân bèo có màu đen kịt, nhổ những gốc bèo lên thấy màu bùn cũng có màu đen đặc và bốc mùi hôi tanh rất khó chịu.
Cách cống này chỉ vài chục mét là chiếc cống xả nước thải (nước thải sau khi xử lý đạt chuẩn) của Trạm xử lý nước thải tập trung KCN Nam Cấm. Tại đây, ghi nhận của PV là nguồn nước có màu thẫm, hơi nâu, chảy ào ào ra ao bèo tây nói trên. Dưới ao vẫn là một màu nước thải đen kịt, bốc mùi hôi thối.
"Đây là cống xả thải của Trạm xử lý nước thải tập trung KCN Nam Cấm. Chúng tôi mới thấy họ đưa vào vận hành từ vài tháng nay thôi. Trước đây, nguồn nước tại ao bèo này và cống sát đường tàu chủ yếu là nước mưa, nước đọng và nước chảy từ ruộng lúa của người dân ra, tôm cá rất nhiều, nước rất sạch. Tuy nhiên, không hiểu lý do vì sao từ mấy tháng nay nguồn nước bị biến thành màu đen, tôm cá chết sạch, nhiều ruộng lúa của người dân nước và bùn chuyển thành màu đen, nổi váng dầu" - Một người dân đang chăn bò ngay sát cống xả thải của trạm xử lý này cho biết.
Theo quan sát của PV, nhiều đám ruộng của người dân đang chuẩn bị đến kỳ thu hoạch nhưng rất ít hạt, cây lúa còi cọc. Quan sát dưới gốc lúa là nguồn nước màu đen, lấy que khoáy xuống gốc lúa là một lớp bùn dầy hàng chục cen ti mét nhưng có màu đen, bốc mùi hôi tanh và hắc rất khó chịu. Quan sát chân bờ rào của trạm xử lý này là từng lớp bùn đặc quánh, có màu đen như dầu thải, từng đám cỏ ngập nước um tùm là vậy nhưng chết cháy xém, trông thật đáng sợ! Theo ghi nhận của PV, mép bờ rào phía đông của Trạm xử lý nước thải này dài khoảng vài chục mét đều xuất hiện cảnh tượng tương tự.
Được biết, qua phản ánh của người dân cũng như quá trình trinh sát nhiều ngày, đêm 4/10, Phòng cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (PC49 - Công an tỉnh Nghệ An) đã bắt quả tang hành vi lén xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường của Trạm xử lý nước thải tập trung KCN Nam Cấm. Hành vi xả thải là dùng ống nhựa với đường kính khoảng 10cm để bơm nước thải chưa qua xử lý ra ngoài môi trường.
Liên quan đến sự việc nêu trên, sáng 6/10, PV đã có cuộc trao đổi với ông Phan Xuân Hóa - Phó trưởng Ban quản lý KKT Đông Nam Nghệ An. Ông Hóa, cho biết: "Sự việc PC49 vào làm việc là có thật. "Sự cố" này là hi hữu, chỉ mới xẩy ra ngày một ngày hai, cũng do cán bộ quản lý và vận hành Trạm tắc trách, tư tưởng "tiểu nông", vì thế mới để xẩy ra sự việc đáng tiếc nói trên. Hiện, chúng tôi đang chờ kết luận chính thức từ cơ quan chức năng để có hình thức xử lý kỷ luật những cá nhân liên quan. Về mặt quản lý nhà nước thì chúng tôi là người chịu trách nhiệm!". Cũng theo ông Hóa thì một phần nguyên do "sự cố" nói trên là do Công ty Royal Foods không có hệ thống xử lý nước thải trước khi cho vào hệ thống chung nên Trạm đã bị quá tải?
Theo vị Phó trưởng Ban quản lý KKT Đông Nam là như vậy. Tuy nhiên, theo phản ánh của người dân cũng như những gì mà PV ghi nhận được thì cách lý giải là do "sự cố hi hữu ngày một, ngày hai" như ông Hóa đã nói ở trên là không thỏa đáng. Dư luận đang đặt câu hỏi, phải chăng trong sự việc này là do lỗi hệ thống, cố ý xả thải chưa qua xử lý để nhằm giảm bớt chi phí vận hành Trạm xử lý nước thải nêu trên?
Gửi ý kiến bạn đọc về: Nghệ An:Trạm xử lý nước thải KCN Nam Cấm xả nước thải chưa xử lý ra môi trường
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bãi rác lộ thiên của Tâm Sinh Nghĩa cháy âm ỉ, người dân khốn khổ vì mùi hôi
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng
- Công an tỉnh Long An vào cuộc điều tra công ty Hưng Nông gây ô nhiễm môi trường
- Xử phạt Công ty xi măng Thành Thắng trên 1,8 tỷ đồng
- Công ty TNHH Quốc tế Formosa nợ tiền nước: Giao công an xác minh
- Công ty AIT bị phạt 325 triệu đồng vì phá 2,61ha rừng ở Thanh Hóa
- Mập mờ giấy phép khai thác khoáng sản để "qua mặt" chính quyền?
- Xả thải vượt 480 lần quy chuẩn, Công ty CP Paishing Việt Nam bị xử phạt 294 triệu đồng
- Vi phạm lĩnh vực khoáng sản, Tập đoàn Hoa Sen bị xử phạt 120 triệu đồng
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"
(Tin Môi Trường) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.
Đến Resort Fly Up Hòn Sơn (Kiên Giang) để tận hưởng và cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên
(Tin Môi Trường) - Xuất phát từ tình yêu biển, đảo quê hương và tâm huyết đồng hành phát triển du lịch địa phương, chị Vũ Thị Diễm Thúy – Phó Chủ tịch Hội Nữ doanh nhân tỉnh, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại dịch vụ Hòn Sơn, cùng bạn đầu tư kinh doanh resort Fly Up tại xã đảo Lại Sơn, huyện Kiên Hải (Kiên Giang).
Đổi mới, sáng tạo làm nên chất "Vàng" cho thương hiệu Vinamilk
(Tin Môi Trường) - Vì khách hàng, Luôn cầu tiến và Quyết liệt là các từ khóa mà ông Nguyễn Quang Trí – Giám đốc Điều hành Marketing của Vinamilk, nhấn mạnh khi nói về chiến lược đổi mới của doanh nghiệp tại sự kiện Thương hiệu Vàng TP.HCM vừa qua.