»

Thứ năm, 21/11/2024, 19:29:31 PM (GMT+7)

Monsanto: hủy diệt môi trường, đồng phạm chiến tranh...

(13:04:43 PM 25/04/2017)
(Tin Môi Trường) - Ngày 18-4-2017, sau sáu tháng làm việc, Tòa án quốc tế về Monsanto tại La Haye (Hà Lan) đã công bố kiến nghị tham vấn về sáu vấn đề cáo buộc liên quan đến Tập đoàn hóa chất đa quốc gia Monsanto của Mỹ.

Monsanto:[-]hủy[-]diệt[-]môi[-]trường,[-]đồng[-]phạm[-]chiến[-]tranh...

 
 
Trước đó, trong hai ngày 15 và 16-10-2016, Tòa án quốc tế về Monsanto đã mở phiên tòa tại La Haye. Năm thẩm phán đã lắng nghe khoảng 30 nhân chứng và các chuyên gia cung cấp chứng cứ.

Cơ sở pháp lý
 
Đây là tòa án công luận được các tổ chức dân sự thành lập theo pháp luật về tố tụng dân sự nhằm ba mục đích: đánh giá các cáo buộc nhằm vào Monsanto và xem xét thiệt hại theo luật quốc tế, đánh giá hoạt động hủy hoại môi trường của Monsanto, xem xét đề nghị sửa đổi Quy chế Rome về thành lập Tòa án hình sự quốc tế.
 
Kiến nghị tham vấn (avis consultatif) công bố ngày 18-4 vừa qua viện dẫn các cơ sở pháp luật:
 
Luật quốc tế về quyền con người gồm nghị quyết 25/21 ngày 15-4-2014 của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (LHQ); nghị quyết 17/4 ngày 16-6-2011 của Hội đồng Nhân quyền LHQ về các nguyên tắc chủ đạo liên quan đến các doanh nghiệp và quyền con người. 
 
Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa.
 
Công ước về quyền trẻ em; Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ.
 
Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị.
 
Quy chế Rome về thành lập Tòa án hình sự quốc tế.
 
Nhiều vi phạm
 
Theo tài liệu của Tòa án quốc tế về Monsanto, kiến nghị tham vấn mới công bố xem xét sáu vấn đề.
 
* Vấn đề 1: Vi phạm quyền có môi trường sống lành mạnh. Các chứng cứ cho rằng hoạt động của Monsanto gây tác hại đến sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe của nông dân và lao động nông nghiệp, đất đai, cây trồng và sinh vật dưới nước, sức khỏe súc vật, tính đa dạng sinh học, hạt giống.
 
Chứng cứ cũng nêu tác hại đối với các cộng đồng và dân tộc bản địa và tình trạng thiếu thông tin. Kiến nghị tham vấn kết luận: Monsanto đã có hoạt động xâm phạm quyền có môi trường sống lành mạnh.
 
* Vấn đề 2: Vi phạm quyền về lương thực. Các chứng cứ trình bày cho thấy hoạt động của Monsanto đã gây tác hại đến hệ thống sản xuất, hệ sinh thái, các sinh vật ngoại lai xâm hại. Nhiều nông dân ghi nhận Monsanto đã chi phối thị trường hạt giống.
 
Kiến nghị tham vấn kết luận: Monsanto đã có hoạt động gây tác hại đến quyền về lương thực. Các cá nhân và cộng đồng bị ảnh hưởng không sẵn sàng tích lũy đủ lương thực, tự nuôi sống hay tự chọn giống.
 
Mô hình nông - công nghiệp thống trị áp chế nhiều mô hình khác tôn trọng quyền về lương thực như mô hình nông nghiệp sinh thái.
 
* Vấn đề 3: Tác hại đối với sức khỏe con người. Các chứng cứ ghi nhận các chế phẩm của Monsanto dẫn đến các ca dị tật bẩm sinh nghiêm trọng, ung thư hạch không Hodgkin, các bệnh mãn tính, các ca tử vong do môi trường ô nhiễm.
 
Kiến nghị tham vấn kết luận: Monsanto đã có hoạt động gây tác hại đến sức khỏe con người.
 
* Vấn đề 4: Vi phạm quyền tự do nghiên cứu khoa học. Các nhà nông học và sinh học phân tử ghi nhận Monsanto đã xúc tiến các hoạt động như trồng trái phép cây chuyển gen, hạn chế phân tích độc hại của chất glyphosate trong thuốc diệt cỏ Roundup, mở chiến dịch bôi bác kết quả nghiên cứu khoa học độc lập, gây sức ép với các chính phủ.
 
Kiến nghị tham vấn kết luận: Thái độ ứng xử của Monsanto đã ảnh hưởng tiêu cực đến tự do nghiên cứu khoa học, dẫn đến nguy cơ về môi trường và sức khỏe.
 
* Vấn đề 5: Đồng phạm tội ác chiến tranh. Monsanto bị cáo buộc đồng phạm tội ác chiến tranh qua hành vi cung cấp chất độc da cam. Kiến nghị tham vấn nêu giữa năm 1962-1973, hơn 70 triệu lít chất độc da cam có dioxin đã được phun trên gần 2,6 triệu hecta tại Việt Nam và gây thiệt hại nặng nề đến sức khỏe người dân Việt Nam.
 
Các cựu binh Mỹ, New Zealand, Úc, Hàn Quốc bị thiệt hại đã đi kiện và Monsanto đã bị quy trách nhiệm.
 
Tòa ghi nhận chiếu theo luật quốc tế hiện hành, tòa chưa thể kết luận vấn đề 5 nhưng tòa đánh giá Monsanto đã biết các chế phẩm được sử dụng ra sao và hậu quả đối với sức khỏe và môi trường khi rải chúng.
 
* Vấn đề 6: Hủy diệt môi trường. Trong các tội thuộc quyền tài phán của Tòa án hình sự quốc tế có các hành vi tước đoạt đất đai và xâm hại môi trường. Dù vậy, tòa ghi nhận giữa thực tế bảo vệ môi trường và luật quốc tế vẫn còn chênh nhau.
 
Tòa minh định nếu luật quốc tế công nhận tội hủy diệt môi trường, Monsanto có thể vi phạm tội này với các hành vi chủ yếu như sản xuất và cung ứng thuốc diệt cỏ có hóa chất glyphosate; sử dụng trên quy mô lớn các chế phẩm nông hóa độc hại; sản xuất, kinh doanh và phân phối trái phép các giống chuyển gen.

2 kiến nghị

 
Monsanto: hủy diệt môi trường, đồng phạm chiến tranh...
Năm thẩm phán trong phiên tòa Monsanto - Ảnh: Tòa án quốc tế về Monsanto
 
Trong phần ba của kiến nghị tham vấn, tòa đề xuất hai kiến nghị:
 
1 Cần ưu tiên cho Luật quốc tế về quyền con người và môi trường. Pháp luật về đầu tư và thương mại hiện nay bảo vệ nhà đầu tư đến mức nhà nước khó thực thi pháp luật về quyền con người và môi trường.
 
2 Cần quy trách nhiệm cho các tác nhân phi nhà nước theo Luật quốc tế về quyền con người. Phải xem các công ty đa quốc gia là chủ thể pháp luật để từ đó có thể truy tố pháp nhân nếu có sai phạm.
 
Ủy ban tổ chức thành lập Tòa án quốc tế về Monsanto gồm nhiều nhân vật có uy tín như nguyên bộ trưởng môi trường Pháp Corinne Lepage; giáo sư Olivier De Schutter (Bỉ), ủy viên Ủy ban Các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa của LHQ; giáo sư sinh học phân tử Gilles-Éric Séralini (Pháp); tiến sĩ - nhà bảo vệ môi trường Vandana Shiva (Ấn Độ); tiến sĩ côn trùng học Hans Rudolf Herren (Thụy Sĩ).
 
Chủ tọa phiên tòa tháng 10-2016 là tiến sĩ luật Françoise Tulkens (Bỉ), nguyên phó chánh án Tòa án nhân quyền châu Âu. Bốn thẩm phán còn lại gồm: bà Dior Fall Sow (Senegal), cố vấn Tòa án hình sự quốc tế; ông Jorge Abraham Fernández Souza (Mexico); tiến sĩ Eleonora Lamm (Argentina) và ông Steven Shrybman (Canada).
 
Các nguyên đơn có luật sư đại diện. Tập đoàn Monsanto được mời đến để bào chữa nhưng vắng mặt và chỉ gửi thư ngỏ.
 
Kiến nghị tham vấn công bố ngày 18-4 được xem như kết luận cuối cùng của Tòa án quốc tế về Monsanto tại La Haye. Do đây là phiên tòa công dân nên về mặt pháp lý, kiến nghị tham vấn không có giá trị ràng buộc.
 
Tuy nhiên, các nạn nhân của Monsanto có thể sử dụng các luận điểm pháp lý trong kiến nghị tham vấn để kiện Monsanto. Kiến nghị tham vấn sẽ được chuyển đến LHQ, Tòa án hình sự quốc tế, Ủy ban Nhân quyền LHQ và Monsanto.
Trần Ngọc Long/TTO
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Monsanto: hủy diệt môi trường, đồng phạm chiến tranh...

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"

Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"

(Tin Môi Trường) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.

Tin Môi Trường
 Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero

Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero

(Tin Môi Trường) - 5ha khu vực cánh rừng Net Zero của Vinamilk phối hợp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tại Vườn quốc gia Mũi Cà Mau đã bước sang năm thứ 2 trong dự án kéo dài 6 năm (2023-2029). Nhiều hoạt động nghiên cứu, đồng hành, báo cáo đã được doanh nghiệp thực hiện, trong đó có các chuyến đi trực tiếp tham gia khoanh nuôi rừng của nhân viên diễn ra đều đặn hàng năm.

VACNE 30 năm
Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI